Sinh viên và nỗi lo thất nghiệp khi mới ra trường

Resiuss

Senior Member
Nhiều sinh viên lo ngại, sau khi ra trường, bước chân vào thị trường lao động sẽ khó tìm được công việc đúng ngành, mức lương hấp dẫn.

Sinh viên và nỗi lo thất nghiệp khi mới ra trường

Sinh viên sư phạm nghe tư vấn tại gian hàng của các đơn vị tuyển dụng. Ảnh: Vân Hà

Lê Thị Niên Thanh - sinh viên năm cuối chuyên ngành Kế toán, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM - bắt đầu tìm kiếm việc làm trong ngành từ khi còn hơn một tháng nữa mới tốt nghiệp.
Thanh cho biết, trong bối cảnh công nghệ phát triển, công việc kế toán truyền thống bị đe dọa. Các công việc lặp lại và có tính chất cơ bản có thể bị thay thế bằng các phần mềm và hệ thống tự động, từ đó các công ty, doanh nghiệp cắt giảm nhân lực ở vị trí này. Thị trường lao động đang yêu cầu nhân viên kế toán phải có kỹ năng số hóa, phân tích dữ liệu và sử dụng công nghệ thông tin.

“Các nhà tuyển dụng cũng thường ưu tiên những bạn có kinh nghiệm trong ngành hoặc có thể đóng góp ngay từ những ngày đầu tiên làm việc. Điều này là rào cản lớn đối với sinh viên mới ra trường” - Niên Thanh nói.
Nữ sinh cũng bày tỏ lo ngại khi mức lương thông thường của sinh viên sau khi ra trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, quy mô doanh nghiệp, kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm làm việc của sinh viên. Mức lương trung bình của người mới làm trong lĩnh vực kế toán là khoảng 7 - 8 triệu đồng. Với Thanh, mức lương này chưa đủ hấp dẫn bởi con số này còn thấp, chưa thể đáp ứng được mức sống ở thành phố lớn như TPHCM.

Mặc dù được đào tạo chuyên ngành kế toán và đang tìm kiếm việc làm trong ngành nhưng Thanh không khẳng định chắc chắn mình sẽ theo nghề. Theo em, hiện nay sinh viên ra trường làm trái ngành, trái nghề là rất nhiều và dần trở thành điều bình thường. Việc làm trái ngành có thể mở ra nhiều cơ hội mới cho các bạn trẻ, tuy nhiên cũng có những khó khăn và rủi ro lớn.

“Chuyển sang làm việc trong một lĩnh vực hoàn toàn mới đòi hỏi thời gian và tiền bạc để học lại kiến thức và kỹ năng cần thiết. Đồng thời, chúng ta sẽ cảm thấy áp lực cao khi phải đạt được cùng một mức độ hiệu suất như những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó” - Thanh giãi bày.

Tương tự, em Phạm Thu Thảo - sinh viên năm cuối ngành Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM - cũng bày tỏ nỗi lo với tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, ảnh hưởng đến cơ hội nghề nghiệp tương lai của bản thân. Thảo cho rằng, mặc dù cả nước đang thiếu giáo viên nhưng vẫn xảy ra tình trạng nhiều sinh viên sư phạm thất nghiệp sau khi ra trường. Nhiều em phải dạy gia sư hoặc làm các công việc khác thay vì công tác trong các cơ sở giáo dục.

Thảo chia sẻ, em mong muốn được làm việc theo đúng chuyên môn mình được đào tạo và giảng dạy trong các trường công lập để ổn định lâu dài. Dẫu vậy, mức lương của nhà giáo hiện nay cũng khiến em băn khoăn.
“Lương của giáo viên, nhất là giáo viên trẻ, còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội, chưa đảm bảo để các thầy cô giáo “sống được bằng lương”. Nhiều thầy cô, ngoài việc đứng lớp giảng dạy con trẻ, còn phải kiêm thêm các “nghề tay trái”, phổ biến nhất là bán hàng online” - Thảo tâm sự.
 
Sinh viên lo thất nghiệp
Người lao động trẻ vừa ra trường lo thất nghiệp
Người lao động 30 tuổi trở lên lo thất nghiệp
Người lao động 40 tuổi trở lên tìm việc như mò kim đáy bể
Người lao động 50 tuổi trở lên bị blacklist trong yêu cầu tuyển dụng

=((
 
Hồi xưa sv đi làm thêm từ hk2 tới tận khi tn, tn xong quyết nghỉ làm thêm kiểu part time để tìm việc đúng chuyên môn, trong khoảng 1 tháng ko đi làm, chỉ đi rải CV thấy thời gian nó chậm vcc, cứ đi rải CV rồi đợi gọi đi pv, cảm giác nó mù mịt, cuồng chân tay, chỉ muốn đi làm.
Lúc học xong là lúc mông lung nhất, éo hiểu tiếp theo sẽ làm gì !!!

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tốt nghiệp Đại Học ra chưa chắc là có "một nghề" để kiếm sống chứ đừng nói là nghĩ mình là người xịn hơn giỏi hơn thợ học nghề trước đó. Kể chuyện lịch sử ở Châu Âu một xí để hiểu đại học theo kiểu phương tây là có mục đích gì. Ngày xưa trường học ở châu âu chính là các tu viện dạy các môn hàn lâm ko có tính ứng dụng ngay trong cuộc sống chủ yếu là lịch sử văn phạm logic học biện luận thần học. Lúc này thì chưa có phân ra Kh tự nhiên và khoa học xã hội (toán học là một phần của thần học, văn học là một phần của lịch sử). Đối tượng của các trường Đại họchọc này là ai, là con cháu của của quý tộc lãnh chúa hoàng gia. Họ học ra để thông minh hơn nông dân để cai trị nông dân. Nông dân ngu về kiến thức hàn lâm nhưng giỏi về kỹ thuật lao động chân tay hay còn gọi là nghề vì họ tham gia và chia sẻ kiến thức với nhau thông qua các guilds. Đối với họ điều quan trọng là kỹ năng nghề nghiệp tạo ra của cải vật chất cũng chính là kỹ năng sinh tồn. Còn đạo lý là của những người cai trị họ viết ra. Chính vì vậy Rousseau mới nói giáo dục một đứa trẻ thành công thì phải dạy nó kỹ năng nghề nghiệp như thợ hồ thợ mộc trước rồi mới học đạo đức lý luận sau.( Đồng quan điểm với Marx, vật chất quyết định ý thức)
Mọi thứ thay đổi khi những người thương nhân buôn bán tích lũy đủ tài sản qua nhiều đời và đủ sức làm cách mạng tiến lấy quyền lực(nông dân ngu dốt hiểu biết j về chính trị đạo lý, đối với họ chết hoặc lá lên thiên đàng chứ tại sao phải có tinh thần bác ái vì mọi người). Đám thương nhân này tạo ra cái gọi là phong trào khai sáng, khai dân trí, dân chúng bình đẳng ( nhưng tiền thì phải chắc chắn nằm trong túi bọn nó người ngu thì phải được người khôn khai sáng). Tầng lớp này lịch sử gọi là tư sản. Tầng lớp tư sản thì cần phải có lực lượng lao động sử dụng dc công nghệ chứ bọn nó rảnh đâu mà ngồi canh máy móc chạy như này như kia. Thế nên là bọn nó thấy cần phải thay đổi các tu viện không chỉ dành cho con cháu quý tộc học làm quản lý xã hội mà cần phải để cho nghiên cứu sử dụng cải tiến các công nghệ bấy giờ nữa. Thế là các trường Đại học hiện đại ra đời khi các môn thần học lịch sử phân ra làm các ngành toán lý văn hóa sinh.... Đại học lúc náy vốn vẫn dính dáng nhiều đến hoàn cảnh lịch sử như thế nên chủ yếu vẫn phục vụ cho tầng lớp quý tộc là chủ yếu. Người thường ko có xuất thân muốn theo học rất khó trừ khi thuộc hàng xuất chúng may mắn. Con cái nông dân giờ dc đào tạo đọc viết làm toán cơ bản xong rồi 13 tuổi coi như dc upgrade nông dân ver 2.0 chính là tầng lớp công nhân vùi xác trong nhà máy. Lúc này tầng lớp tư sản lại thấy rằng vẫn chưa đủ nhân lực để vận hành và cải tiến xã hội nên lại sắp xếp lại hệ thống giáo dục kéo dài hơn để nhồi nhét kiến thức nhiều hơn và tìm ra nhân tài để phát triển xã hội.
Đại học hiện đại ra đời với các chuyên ngành dc sắp xếp lại thành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Khoa học xã hội thì học các môn về quản lý xã hội, đảm bảo xã hội ổn định ko chém nhau như luật học chính trị kinh tế. Khoa học tự nhiên dành cho ứng dụng và nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ tạo ra của cải vật chất. Tóm lại những người xác định đi học đại học phải là những người ý thức bản thân mang trách nhiệm với thế giới loài người vô cùng lớn.
Còn nếu là học với mục đích cá nhân vì lợi ích riêng thì các hiệp hội nghề nghiệp lại có ích tiết kiệm và thực tế hơn.
Dĩ nhiên là cái j cũng có lạm phát thì mới phát triển dc. Trường Đại học quá nhiều tạo cho mọi người nhiều cơ hội học tập hơn nhưng ko chắc chắn tạo cơ hội sống sót tốt hơn dc. Người siêng năng chăm chỉ có setting goals ko cần học đại học cũng thành công. Kẻ lười biếng vô định ham chơi học đại học cũng ...thành công nếu như xuất thân từ tầng lớp quý tộc.
Về mặt lịch sử ko phải cứ là tốt nghiệp đại học là trở nên giỏi hơn xịn hơn người ko học đại học. Ví dụ điển hình nhất là bác sĩ ở phương Tây Bác sĩ hồi xưa ko có học đại học mà học nghề theo thầy. Tốn khoảng 10 năm để học và thực hành nghề để trở thành tinh hoa không thể thiếu của xã hội. Ngày nay để làm bác sĩ thì trước tiên phải học kiến thức đại cương trước trong 4 năm ở trường đại học rồi mới học nghề sau tức học thực hành nghề thêm 6 tới 8 năm nữa mới được hành nghề.
Tóm lại sinh viên tốt nghiệp Đại học thất nghiệp là chuyện bình thường
 
You got a job and lost it, and they never told you why
And you can't seem to get past it, this ordinary lie
---
Ở đâu cũng thế cả nhưng ở đây và đặc biệt là bây giờ các em không có nhiều hơn 3 hay 4 sự lựa chọn. Các thầy cô 70 80 tuổi cũng đang hối hận vì đã không cho các em biết nhiều hơn. Mình không có những doanh nghiệp hay việc làm để tự hào và vì sao thì ai cũng biết dù có người vẫn đang cản trở sự thật. Mong các em cố gắng và không phải buồn thôi.
 
Last edited:
Tốt nghiệp Đại Học ra chưa chắc là có "một nghề" để kiếm sống chứ đừng nói là nghĩ mình là người xịn hơn giỏi hơn thợ học nghề trước đó. Kể chuyện lịch sử ở Châu Âu một xí để hiểu đại học theo kiểu phương tây là có mục đích gì. Ngày xưa trường học ở châu âu chính là các tu viện dạy các môn hàn lâm ko có tính ứng dụng ngay trong cuộc sống chủ yếu là lịch sử văn phạm logic học biện luận thần học. Lúc này thì chưa có phân ra Kh tự nhiên và khoa học xã hội (toán học là một phần của thần học, văn học là một phần của lịch sử). Đối tượng của các trường Đại họchọc này là ai, là con cháu của của quý tộc lãnh chúa hoàng gia. Họ học ra để thông minh hơn nông dân để cai trị nông dân. Nông dân ngu về kiến thức hàn lâm nhưng giỏi về kỹ thuật lao động chân tay hay còn gọi là nghề vì họ tham gia và chia sẻ kiến thức với nhau thông qua các guilds. Đối với họ điều quan trọng là kỹ năng nghề nghiệp tạo ra của cải vật chất cũng chính là kỹ năng sinh tồn. Còn đạo lý là của những người cai trị họ viết ra. Chính vì vậy Rousseau mới nói giáo dục một đứa trẻ thành công thì phải dạy nó kỹ năng nghề nghiệp như thợ hồ thợ mộc trước rồi mới học đạo đức lý luận sau.( Đồng quan điểm với Marx, vật chất quyết định ý thức)
Mọi thứ thay đổi khi những người thương nhân buôn bán tích lũy đủ tài sản qua nhiều đời và đủ sức làm cách mạng tiến lấy quyền lực(nông dân ngu dốt hiểu biết j về chính trị đạo lý, đối với họ chết hoặc lá lên thiên đàng chứ tại sao phải có tinh thần bác ái vì mọi người). Đám thương nhân này tạo ra cái gọi là phong trào khai sáng, khai dân trí, dân chúng bình đẳng ( nhưng tiền thì phải chắc chắn nằm trong túi bọn nó người ngu thì phải được người khôn khai sáng). Tầng lớp này lịch sử gọi là tư sản. Tầng lớp tư sản thì cần phải có lực lượng lao động sử dụng dc công nghệ chứ bọn nó rảnh đâu mà ngồi canh máy móc chạy như này như kia. Thế nên là bọn nó thấy cần phải thay đổi các tu viện không chỉ dành cho con cháu quý tộc học làm quản lý xã hội mà cần phải để cho nghiên cứu sử dụng cải tiến các công nghệ bấy giờ nữa. Thế là các trường Đại học hiện đại ra đời khi các môn thần học lịch sử phân ra làm các ngành toán lý văn hóa sinh.... Đại học lúc náy vốn vẫn dính dáng nhiều đến hoàn cảnh lịch sử như thế nên chủ yếu vẫn phục vụ cho tầng lớp quý tộc là chủ yếu. Người thường ko có xuất thân muốn theo học rất khó trừ khi thuộc hàng xuất chúng may mắn. Con cái nông dân giờ dc đào tạo đọc viết làm toán cơ bản xong rồi 13 tuổi coi như dc upgrade nông dân ver 2.0 chính là tầng lớp công nhân vùi xác trong nhà máy. Lúc này tầng lớp tư sản lại thấy rằng vẫn chưa đủ nhân lực để vận hành và cải tiến xã hội nên lại sắp xếp lại hệ thống giáo dục kéo dài hơn để nhồi nhét kiến thức nhiều hơn và tìm ra nhân tài để phát triển xã hội.
Đại học hiện đại ra đời với các chuyên ngành dc sắp xếp lại thành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Khoa học xã hội thì học các môn về quản lý xã hội, đảm bảo xã hội ổn định ko chém nhau như luật học chính trị kinh tế. Khoa học tự nhiên dành cho ứng dụng và nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ tạo ra của cải vật chất. Tóm lại những người xác định đi học đại học phải là những người ý thức bản thân mang trách nhiệm với thế giới loài người vô cùng lớn.
Còn nếu là học với mục đích cá nhân vì lợi ích riêng thì các hiệp hội nghề nghiệp lại có ích tiết kiệm và thực tế hơn.
Dĩ nhiên là cái j cũng có lạm phát thì mới phát triển dc. Trường Đại học quá nhiều tạo cho mọi người nhiều cơ hội học tập hơn nhưng ko chắc chắn tạo cơ hội sống sót tốt hơn dc. Người siêng năng chăm chỉ có setting goals ko cần học đại học cũng thành công. Kẻ lười biếng vô định ham chơi học đại học cũng ...thành công nếu như xuất thân từ tầng lớp quý tộc.
Về mặt lịch sử ko phải cứ là tốt nghiệp đại học là trở nên giỏi hơn xịn hơn người ko học đại học. Ví dụ điển hình nhất là bác sĩ ở phương Tây Bác sĩ hồi xưa ko có học đại học mà học nghề theo thầy. Tốn khoảng 10 năm để học và thực hành nghề để trở thành tinh hoa không thể thiếu của xã hội. Ngày nay để làm bác sĩ thì trước tiên phải học kiến thức đại cương trước trong 4 năm ở trường đại học rồi mới học nghề sau tức học thực hành nghề thêm 6 tới 8 năm nữa mới được hành nghề.
Tóm lại sinh viên tốt nghiệp Đại học thất nghiệp là chuyện bình thường
Đức.

Bình luận quá chất lượng
k6cE75z.jpg
 
sinh viên giờ ko năng động thì ra trường đói vêu mõm, bọn ngân hàng hay muốn làm ngân hàng thì năm thứ 2 đã ra các phòng giao dịch thực tâp 0 lương để đến lúc ra trường là dc nhận thẳng luôn rồi. Đứa nào giỏi thì chạy đi học thêm nọ kia để thêm kiến thức. Giờ tầm này cầm chay mỗi cái bằng mà hỏi ú ớ chả biết gì thì ko ăn thua, chấp nhận thực tập ko lương để bọn nó đào tạo cho mấy tháng mà làm thì còn được chứ đòi có lương mà chả làm dc mịa gì thì lượn :byebye:
 
sinh viên giờ ko năng động thì ra trường đói vêu mõm, bọn ngân hàng hay muốn làm ngân hàng thì năm thứ 2 đã ra các phòng giao dịch thực tâp 0 lương để đến lúc ra trường là dc nhận thẳng luôn rồi. Đứa nào giỏi thì chạy đi học thêm nọ kia để thêm kiến thức. Giờ tầm này cầm chay mỗi cái bằng mà hỏi ú ớ chả biết gì thì ko ăn thua, chấp nhận thực tập ko lương để bọn nó đào tạo cho mấy tháng mà làm thì còn được chứ đòi có lương mà chả làm dc mịa gì thì lượn :byebye:
Em gái mình tốt nghiệp ngành Y, đại học chính quy ra trường 18 tháng thực tập không lương, đóng ngược lại bệnh viện 2 củ :bad_smelly:
 
Em gái mình tốt nghiệp ngành Y, đại học chính quy ra trường 18 tháng thực tập không lương, đóng ngược lại bệnh viện 2 củ :bad_smelly:
học Y thì xác định phải đầu tư 10 năm vất vả rồi. Nhà có cơ thì đỡ hơn tí, ko thì cố học cái nghề vững mà ra đá lẻ ngoài thôi. Nói chung là riêng ngành y thì chuyên môn tốt thì ko đói dc :byebye:
 
Túm lại tuyển dụng trong sạch liêm khiết, lỗi là do sinh viên thiếu kinh nghiệm, không chịu học, không cầu tiến blabla :(

via theNEXTvoz for iPhone
Thôi nín. Chủ yếu là chỗ này đây chứ ở đó mà ko có việc.

Mức lương trung bình của người mới làm trong lĩnh vực kế toán là khoảng 7 - 8 triệu đồng. Với Thanh, mức lương này chưa đủ hấp dẫn bởi con số này còn thấp, chưa thể đáp ứng được mức sống ở thành phố lớn như TPHCM

Việc phải nhẹ, lương phải cao, vào phải được cầm tay chỉ việc. DN thành phật sống hết :feel_good:
 
Hồi giữa năm cuối cũng chả bik sau này làm cái qq gì, lúc đó IT cũng chưa nổi, thế là lên mạng rải CV từ trang này đến trang khác, cuối cùng vào đc 1 cty mà vị trí tuyển là Architect 10 năm kn, vô pv xong r cho làm fresher
zFNuZTA.png
 
Thôi nín. Chủ yếu là chỗ này đây chứ ở đó mà ko có việc.

Mức lương trung bình của người mới làm trong lĩnh vực kế toán là khoảng 7 - 8 triệu đồng. Với Thanh, mức lương này chưa đủ hấp dẫn bởi con số này còn thấp, chưa thể đáp ứng được mức sống ở thành phố lớn như TPHCM

Việc phải nhẹ, lương phải cao, vào phải được cầm tay chỉ việc. DN thành phật sống hết :feel_good:
Không biết anh là lính cưng hay sếp của cty nào, tôi chỉ thấy những trường hợp xung quanh tôi sếp có lụn bại phá sản thì cùng lắm bán cty hay xoay vốn trả nợ, rồi rốt cuộc cũng được làm sếp quản lý mấy trăm con người, còn người lao động dân nghèo mất việc thì lại làm grab-ship, bảo vệ, phụ hồ, không có 1 cái gì gọi là tư liệu sản xuất để mưu sinh :(

via theNEXTvoz for iPhone
 
Không biết anh là lính cưng hay sếp của cty nào, tôi chỉ thấy những trường hợp xung quanh tôi sếp có lụn bại phá sản thì cùng lắm bán cty hay xoay vốn trả nợ, rồi rốt cuộc cũng được làm sếp quản lý mấy trăm con người, còn người lao động dân nghèo mất việc thì lại làm grab-ship, bảo vệ, phụ hồ, không có 1 cái gì gọi là tư liệu sản xuất để mưu sinh :(

via theNEXTvoz for iPhone
Lý luận anh là gì mà ngụy biện kiểu phèn thế?

Phá sản, bán công ty chưa đủ với Anh? Hay Anh muốn thằng chủ phải vào tù ra tội chỉ vì kinh doanh ngu, vì nó là chủ? Bỏ vốn ra thì thằng chủ là thằng rủi ro cao nhất, NLĐ mất việc đi kiếm việc khác, chứ thằng chủ nếu ko có ông bà già khá giả thì trắng tay 1 lần là đủ chết mịa rồi, ơ kìa. :pudency:

Cuối cùng, thị trường lao động cũng là 1 loại thị trường, việc thuận mua vừa bán (sức lao động) là chuyện quá bình thường, người lao động ko thấy phù hợp thì đi kiếm chỗ nào chịu mua giá cao. Nếu cả thị trường ko chịu mua giá cao ("việc nhẹ" là 1 loại giá cao; "lương cao" cũng là 1 loại giá cao) thì nghĩa là anh đang bán hàng với giá cao hơn mức chấp nhận của thị trường, ngồi khóc lóc cái gì nhể? :surrender:
 
Back
Top