Người trẻ dành dụm khoảng 100 triệu đồng/năm, phải mất 25 năm mới mua được nhà

Status
Not open for further replies.
Giả định 2 vợ chồng trẻ thu nhập dư ra 20 triệu sau khi đã trừ chi phí sinh hoạt ăn uống.
2 vợ chồng trẻ thì mua căn bé thôi, 40m2-50m2 chừng 1.5 tỷ đổ lại.
Trả trước 500 triệu (tự để dành hoặc vay người thân, vay sếp), còn lại 1 tỷ vay 20 năm, 3 năm đầu lãi suất ưu đãi 6%, tính ra trả gốc 4 triệu (nợ gốc mỗi năm 48tr), trả lãi 5 triệu (cũng bằng tiền đi thuê nhà) theo dư nợ giảm dần, tổng là 9 triệu, tổng lương 2 vc dư ra 20 triệu thì vẫn còn dư 11 triệu tích lũy để đó dành trả gốc thêm
Sau 3 năm
  • Nợ vay còn lại 1000-48*3=856 triệu
  • Tích lũy được 11*36=396 triệu
  • Lấy tiền đó trả gốc trước hạn còn 460 triệu
  • Lãi suất thả nổi 9%, trả gốc 4 tr, trả lãi 3 triệu theo dư nợ giảm dần, tổng thanh toán là 7 triệu, dư 13 triệu tích lũy
Sau 1 năm lại có 13*12=156 triệu mang đi trả nợ gốc 460-48-156=256 triệu
Sau 1 năm nữa lại có 13*12=156 triệu mang đi trả nợ gốc 256-48-156=52 triệu
Tóm lại với thu nhập 2vc dư ra 20 triệu thì mất 5 năm để vay mua căn 1.5 tỷ là hoàn toàn khả thi nhé.
Vozer vào chém đi nào.
20tr vay 1 ty thì chỉ là vay trước 5 năm. Có gì mà không dám. Thu nhập dư như vậy tôi tin họ sẽ có kế hoạch nâng cấp chỗ ở (nếu có thêm con/nâng mức sống) hoặc mua bds thứ 2 tiếp theo luôn. Tiếp tục đè bẹp mấy người đợi đủ tiền :boss:
 
Cái vấn đề là, khi anh còn trẻ, anh chưa có gì trong tay thì anh ghét cay ghét đắng cái lũ sở hữu đất này nhà kia. Cơ mà vài năm sau đùng cái anh đc ông bà già cho mảnh đất, hay căn nhà ở quê. Lúc đó anh lại nghĩ, ở tp đang ổn định, giờ về thì chết đói nên anh vẫn sẽ cố mua 1 căn ở tp và để mảnh ở quê lại cất đó tích sản. Tới lúc anh mua đc căn nhà tp thì anh lại gia nhập cái hội ngày trc anh ghét r nên đời nào anh đi ủng hộ việc tăng tiền phải đóng của anh lên.
Cái đó chỉ áo dụng cho số nhỏ thôi,chứ cái thằng biết bố mẹ cho đất rồi thì nó ghét cay ghét đắng cái đéo gì nữa :eek:
Đùng 1 cái được bố mẹ cho đất nghe cứ như nghiễm nhiên vậy
 
Mình tính dìa quê trả góp căn NOXH chứ thấy no hope vụ mua chung cư ở SG quá, dìa quê h đất cũng ko còn mấy để mà chen chân xây nhà mặt đất :/
Quê thiếu gì đất. Như Hải Phòng quê tôi đất đầy. Buff cho bên Thủy Nguyên mà dân khôn chả mấy thằng đu theo. Có dân HN về mua bên Vũ Yên chứ dân HP mấy ai mua :)). Đhs mua bên đấy làm gì, nghỉ dưỡng chắc năm 1-2 lần qua đó ở với chơi, HP đường rộng dân ít, bên nội thành còn đầy đất 😂😂😂.
 
Vs đkien là a không được thất nghiệp hoặc ốm đau bệnh tật,1 trong 2 người thất nghiệp hoặc ba mẹ 2 bên bệnh tật,đi viện thì méo mặt
Rủi ro là không thể tránh khỏi, cần tìm cách giảm thiểu hậu quả, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó chứ không phải trốn chạy, cắm đầu xuống cát như đà điểu là xong.
Thay vào đó ai cũng cần có quỹ dự phòng cho 1 vài tháng sinh hoạt cơ bản, dành cho ốm đau bệnh tật.
 
Cái đó chỉ áo dụng cho số nhỏ thôi,chứ cái thằng biết bố mẹ cho đất rồi thì nó ghét cay ghét đắng cái đéo gì nữa :eek:
Đùng 1 cái được bố mẹ cho đất nghe cứ như nghiễm nhiên vậy
Anh chưa đọc kĩ phải ko? Tôi bảo khi còn trẻ là ở cái độ tuổi 22-30 thì sao chắc chắn đc là có đc cho đất hay ko, kết hợp với vừa ra trường chưa có gì trong tay thì chẳng cảm thấy ghét người có vài quyển sổ đỏ là bthg. Còn đa số những người ở quê lên thành phố đi làm về sau đều có nhà hoặc đất được cho ở quê thôi nên nó là áp dụng cho một số lớn chứ ko có nhỏ.
 
Bạn cho hỏi nhà ở đường nào cấp năm nào rồi sau có ra được sổ đỏ ko chứ những năm 8x mà cấp nhà riêng công vụ phải vip lắm ko đùa đâu . bình thạnh thì như bố mẹ tôi đi công an từ bắc vào cả 2 cấp uý ngành 8 năm rồi đám cưới năm 86 xong xin mới được cấp cho 1 căn hộ ở cư xá thanh đa.
Cấp năm 90 và sau này hoá giá bán mua được 2 căn khác quận vùng ven Tân Bình , Vip với cơ quan chính quyền thôi bác . Còn các cty , xí nghiệp kinh doanh thì bình thường . Cty mẹ mình 1 năm lãi bao nhiêu tiền đều phải nộp vào nhà nước , cho nên cứ cuối năm phải nghĩ đến việc dùng tiền , trong đó có việc mua đất xây nhà cấp cho cán bộ nhân viên. Mình có nhớ hồi đấy năm nào cũng dc đi du lịch vài lần . Mà hồi đấy từ HN vào SG , tổng cty hứa cấp nhà nên mới chịu vào .
 
Vs đkien là a không được thất nghiệp hoặc ốm đau bệnh tật,1 trong 2 người thất nghiệp hoặc ba mẹ 2 bên bệnh tật,đi viện thì méo mặt
Ở trên đời này:
  • người thất nghiệp nhiều hơn hay là người có việc làm nhiều hơn?
  • người bệnh nhiều hơn hay người khoẻ mạnh nhiều hơn?

Đi ra đường lúc nào cũng có rủi ro sét đánh, vậy sao ko ở nhà luôn để giảm rủi ro đó?

Anh thấy đó, chính vì rủi ro tồn tại nên ngân hàng mới có khâu thẩm định, chính vì nguy cơ bệnh tật cho nên mới sinh ra bảo hiểm. Nếu anh chưa thấy nợ xấu ngân hàng chiếm đa số, chưa thấy các công ty bảo hiểm phá sản hàng loạt thì có nghĩa là rủi ro vẫn còn rất nhỏ.

Anh sợ rủi ro thì cứ ở yên đó, năm sau tôi lại vay ngân hàng để mua thêm căn nữa cho con tôi :)
 
Giả định 2 vợ chồng trẻ thu nhập dư ra 20 triệu sau khi đã trừ chi phí sinh hoạt ăn uống.
2 vợ chồng trẻ thì mua căn bé thôi, 40m2-50m2 chừng 1.5 tỷ đổ lại.
Trả trước 500 triệu (tự để dành hoặc vay người thân, vay sếp), còn lại 1 tỷ vay 20 năm, 3 năm đầu lãi suất ưu đãi 6%, tính ra trả gốc 4 triệu (nợ gốc mỗi năm 48tr), trả lãi 5 triệu (cũng bằng tiền đi thuê nhà) theo dư nợ giảm dần, tổng là 9 triệu, tổng lương 2 vc dư ra 20 triệu thì vẫn còn dư 11 triệu tích lũy để đó dành trả gốc thêm
Sau 3 năm
  • Nợ vay còn lại 1000-48*3=856 triệu
  • Tích lũy được 11*36=396 triệu
  • Lấy tiền đó trả gốc trước hạn còn 460 triệu
  • Lãi suất thả nổi 9%, trả gốc 4 tr, trả lãi 3 triệu theo dư nợ giảm dần, tổng thanh toán là 7 triệu, dư 13 triệu tích lũy
Sau 1 năm lại có 13*12=156 triệu mang đi trả nợ gốc 460-48-156=256 triệu
Sau 1 năm nữa lại có 13*12=156 triệu mang đi trả nợ gốc 256-48-156=52 triệu
Tóm lại với thu nhập 2vc dư ra 20 triệu thì mất 5 năm để vay mua căn 1.5 tỷ là hoàn toàn khả thi nhé.
Vozer vào chém đi nào.
Lãi suất vay mua nhà hiện tại ở Việt Nam dao động từ 5,3% đến 13% mỗi năm, tùy thuộc vào ngân hàng và điều kiện vay cụ thể. Lãi suất ưu đãi 6% chỉ áp dụng trong 3 năm đầu, sau đó lãi suất thả nổi có thể cao hơn nhiều, thường dao động từ 9% đến 13%. Dựa vào lãi suất ưu đãi ban đầu để tính toán có thể dẫn đến đánh giá sai lầm về khả năng trả nợ khi lãi suất tăng.

Thu nhập của hai vợ chồng không phải lúc nào cũng ổn định trong suốt 20 năm. Các chi phí sinh hoạt, y tế, giáo dục cho con cái có thể tăng lên đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng tích lũy và trả nợ. Dựa vào một mức thu nhập cố định và không tính đến các biến động này là không thực tế. Mua nhà không chỉ đơn thuần là trả nợ vay. Còn rất nhiều chi phí khác như sửa chữa, bảo trì nhà cửa, phí quản lý chung cư, thuế và các chi phí dịch vụ khác. Những chi phí này có thể làm tăng gánh nặng tài chính lên hai vợ chồng.

Nếu một trong hai người mất việc hoặc gặp vấn đề sức khỏe, khả năng trả nợ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vay nợ dài hạn như vậy cần phải có kế hoạch dự phòng cho các tình huống xấu. Tóm lại, việc dựa vào một kịch bản lý tưởng để tính toán khả năng trả nợ mua nhà có thể dẫn đến những quyết định tài chính không thực tế và rủi ro cao.
 
Lãi suất vay mua nhà hiện tại ở Việt Nam dao động từ 5,3% đến 13% mỗi năm, tùy thuộc vào ngân hàng và điều kiện vay cụ thể. Lãi suất ưu đãi 6% chỉ áp dụng trong 3 năm đầu, sau đó lãi suất thả nổi có thể cao hơn nhiều, thường dao động từ 9% đến 13%. Dựa vào lãi suất ưu đãi ban đầu để tính toán có thể dẫn đến đánh giá sai lầm về khả năng trả nợ khi lãi suất tăng.

Thu nhập của hai vợ chồng không phải lúc nào cũng ổn định trong suốt 20 năm. Các chi phí sinh hoạt, y tế, giáo dục cho con cái có thể tăng lên đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng tích lũy và trả nợ. Dựa vào một mức thu nhập cố định và không tính đến các biến động này là không thực tế. Mua nhà không chỉ đơn thuần là trả nợ vay. Còn rất nhiều chi phí khác như sửa chữa, bảo trì nhà cửa, phí quản lý chung cư, thuế và các chi phí dịch vụ khác. Những chi phí này có thể làm tăng gánh nặng tài chính lên hai vợ chồng.

Nếu một trong hai người mất việc hoặc gặp vấn đề sức khỏe, khả năng trả nợ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vay nợ dài hạn như vậy cần phải có kế hoạch dự phòng cho các tình huống xấu. Tóm lại, việc dựa vào một kịch bản lý tưởng để tính toán khả năng trả nợ mua nhà có thể dẫn đến những quyết định tài chính không thực tế và rủi ro cao.
Nếu nói về rủi ro và chi phí, hãy liệt kê thêm các cơ hội: tăng lương, thưởng tết, thưởng doanh số, cha mẹ cho tiền, cha mẹ cho thế chấp giấy tờ để vay ngân hàng lãi thấp để trả ngân hàng lãi cao :D
 
Anh chưa đọc kĩ phải ko? Tôi bảo khi còn trẻ là ở cái độ tuổi 22-30 thì sao chắc chắn đc là có đc cho đất hay ko, kết hợp với vừa ra trường chưa có gì trong tay thì chẳng cảm thấy ghét người có vài quyển sổ đỏ là bthg. Còn đa số những người ở quê lên thành phố đi làm về sau đều có nhà hoặc đất được cho ở quê thôi nên nó là áp dụng cho một số lớn chứ ko có nhỏ.
Ở tuổi đấy nhà có bao nhiêu mảnh,biết có được cho hay không là gần như biết hết rồi,làm đéo gì có chuyện đùng 1 cái????wtf
 
2vc sẽ giảm dc 1 nửa rồi. Mà quan trọng là có những căn rẻ hơn mà. Đâu nhất thiết phải căn 2.5 tỷ. Tiền ít thì phải đánh đổi đi xa tẹo. Mấy ai mua nhà mà trả thẳng? Trừ khi có giúp đỡ từ phụ huynh
 
2vc sẽ giảm dc 1 nửa rồi. Mà quan trọng là có những căn rẻ hơn mà. Đâu nhất thiết phải căn 2.5 tỷ. Tiền ít thì phải đánh đổi đi xa tẹo. Mấy ai mua nhà mà trả thẳng? Trừ khi có giúp đỡ từ phụ huynh
Đối với Vozer thì nhà phải rẻ đủ cho 1 người đi làm vẫn có thể mua được, nhưng ko được quá xa trung tâm, phải đủ tiện ích.

Vozer đi làm thì cứ tới đủ 30 tuổi là bị layoff rồi sau đó thất nghiệp vĩnh viễn cho tới khi chết. Người thì bệnh tật, gia đình thì ko cho tiền. Có vợ vào là auto có con ngay lập tức chứ ko cần kế hoạch, và có con thì phải tốn chục triệu nuôi nó mỗi tháng, bao gồm cả việc học trường tư.

Nhưng mua nhà thì tuyệt đối ko được vay ngân hàng vì ko muốn cho ngân hàng úp bô. Chỉ được trả thẳng, mua đứt thôi nhé, vậy mới lời. Vozer hay lấy mấy case vay ngân hàng ko gồng nổi lãi trên báo, nhưng quên mất rằng vì ko gồng nỗi lãi nên mới bị lên báo, chứ nhà báo đâu có phỏng vấn những người gồng bình thường.

Đấy, tôi đang miêu tả chân dung những người ko mua được nhà điển hình trên Voz :D
 
Ở tuổi đấy nhà có bao nhiêu mảnh,biết có được cho hay không là gần như biết hết rồi,làm đéo gì có chuyện đùng 1 cái????wtf
Anh biết là ông bà già anh có mảnh này mảnh kia thì đúng, nhưng đc chia như nào, anh đc mấy phần thì anh ko bao giờ chắc chắn đc nó là của anh cho tới khi anh cầm đc cái sổ đỏ trong tay nên người tính xa ko mấy ai ỉ lại kiểu căn đó sau này kiểu gì cũng là của tao cả. Còn tới ngày ông bà già anh trao anh cái sổ đỏ thì ko phải đùng 1 cái à mà anh bắt bẻ từng chữ?
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top