tin tức OpenCore Computer: Máy tính cài sẵn Hackintosh Catalina

jonidontcry

Member
Anh em chơi Hackintosh thời gian qua chẳng còn lạ gì OpenCore, một trong hai giải pháp bootloader cài macOS lên cấu hình máy tính anh em tự ráp thay vì mua máy tính Apple sản xuất và bán ra để xài hệ điều hành do chính Apple phát triển. Trong một động thái có phần táo bạo, một đơn vị có tên OpenCore Computer đã bắt đầu bán ra thị trường những cỗ máy tính cài cả Windows 10 lẫn Hackintosh bản Catalina, đặt tên là Velociraptor với lời quảng cáo “cấu hình mạnh hơn cả Mac Pro”.

1592140597732.png


Về cơ bản, hành động này của OpenCore Computer là hành vi vi phạm rõ ràng thỏa thuận cấp phép cho người dùng đầu cuối của Apple. Chưa rõ Apple sẽ có động thái gì trong những ngày tới, nhưng thời gian qua cả Clover lẫn OpenCore đều đang sống khỏe mà không bị Apple sờ gáy cũng là điều mình cảm thấy tương đối lạ.

OpenCore Computer bán ra hai mẫu máy tính cài sẵn macOS là Velociraptor và T-REX. Velociraptor trang bị CPU AMD Ryzen, bản thấp nhất sở hữu chip Ryzen 7 3700X với 8 nhân xử lý, và bản cao cấp nhất trang bị Ryzen 9 3950X với 16 nhân xử lý, tối đa 16GB RAM, card đồ họa Radeon VII 16GB, 2TB SSD NVMe, cùng HDD 4TB 7200 rpm. Mức giá của Velociraptor dao động từ 2.199 đến 4.819 USD.

Còn nếu anh em muốn có sức mạnh xử lý ngang ngửa với Mac Pro, thì OpenCore Computer T-REX trang bị AMD Ryzen Threadripper là lựa chọn cao cấp hơn, với tùy chọn CPU 24, 32 hoặc 64 nhân, tối đa 256GB RAM và SSD 6TB.

OpenCore Computer cũng hiểu rất rõ điều họ đang làm, nên anh em muốn mua máy tính cài sẵn Hackintosh sẽ phải trả tiền bằng Bitcoin thay vì tiền mặt hoặc thanh toán thẻ. Thậm chí họ cũng muốn tạo ra lòng tin với người dùng. Khi đặt hàng máy tính Velociraptor hay T-REX, người mua sẽ chỉ phải trả trước 30% giá trị cỗ máy, và khoản còn lại sẽ trả sau khi OpenCore Computer tạo ra số liệu tracking theo dõi đơn hàng để anh em tiện theo dõi thời điểm cỗ máy về đến tay mình. Cũng cần nhắc lại là cỗ máy anh em chọn cấu hình chưa chắc đã chạy macOS hiệu quả, vì theo OpenCore Computer, “trách nhiệm duy nhất của chúng tôi là dựng cấu hình máy và gửi tới khách hàng.”

Oái oăm ở chỗ, OpenCore Computer hoàn toàn không liên quan gì đến nhóm phát triển Acidanthera, những lập trình viên tạo ra giải pháp bootloader OpenCore, chỉ đơn giản là tên gọi không được đăng ký bản quyền nên ai cũng có thể dùng. Phía Acidanthera tuyên bố chính thức như thế này:

“Acidanthera chúng tôi là một nhóm phát triển rất nhỏ, đam mê hệ sinh thái của Apple và bỏ thời gian phát triển phần mềm để tăng cường khả năng tương thích giữa macOS với những loại phần cứng khác nhau, trong đó có cả những máy tính thế hệ cũ được Apple sản xuất cũng như trên nền máy ảo. Đối với chúng tôi, công việc này thuần túy dựa trên sự tình nguyện và phi lợi nhuận, nói cách khác là cho vui. Vì thế chúng tôi cảm thấy khá shock khi thấy có người lạ không trung thực dám sử dụng cái tên và logo của giải pháp bootloader chúng tôi tạo ra, OpenCore, để quảng cáo một thứ có thể coi là phi vụ lừa đảo bất hợp pháp. Hãy cẩn thận vì chúng tôi hoàn toàn không dính dáng gì đến những cá nhân đó và mong muốn tất cả các bạn đừng liên lạc với họ.”

Về cơ bản, thỏa thuận cấp phép cho người dùng cuối của Apple nghiêm cấm việc bán những cỗ máy tính không phải do Apple sản xuất nhưng được cài macOS, cũng như việc cài đặt macOS lên những chiếc máy tính không được họ bán ra. OpenCore Computer hoàn toàn không phải cái tên đầu tiên cố gắng làm việc này. Hồi năm 2008, Psystar Corporation đã cố gắng bán những hệ thống máy tính cài sẵn bản OS X Leopard, nhưng rồi sau đó phải đóng cửa vì bị Apple khởi kiện. Không loại trừ khả năng Apple sẽ làm điều tương tự với OpenCore Computer, bất chấp những động thái luồn lách né luật từ phía thương hiệu này.

Bài viết gốc: https://www.macrumors.com/2020/06/13/opencore-hackintosh/
 
Cụ thể hơn được ko thím, không phải mấy tay dev phát hành máy này hả thím
trong bài cũng có nói kìa thím, mấy ông phát triển opencore để guide lại đấy ai muốn cài hackintosh thì đọc cái guide của mấy ổng rồi làm theo thôi chứ có buôn bán gì đâu tự dưng có thằng ất ơ nhảy vô lấy tên opencore đem bán máy cài sẵn hackintosh.
 
trong bài cũng có nói kìa thím, mấy ông phát triển opencore để guide lại đấy ai muốn cài hackintosh thì đọc cái guide của mấy ổng rồi làm theo thôi chứ có buôn bán gì đâu tự dưng có thằng ất ơ nhảy vô lấy tên opencore đem bán máy cài sẵn hackintosh.
À, hoá ra là tụi OpenCore Computer là chỉ lấy tên để kinh doanh thôi. Nãy đọc ko kỹ tưởng 2 cái là 1
 
thật, nhờ cái guide opencore mới hiểu rõ tường tận, hướng dẫn gì mà chi tiết từng dòng lệnh, từng dòng máy :( chả bù lúc ban đầu cài clover mò mò mẫm mẫm, cài phát ăn luôn đấy nhưng muốn chỉnh gì thì gần như mù tịt :D
 
Nạp 30% rồi nsx biến mất hoặc gửi chậm. Đã thế lại còn trả bằng bitcoin thì đòi đến mùa quýt. Đọc bài xong nghe mùi scam tanh rình.
 
Khả năng cao là scam
vì theo OpenCore Computer, “trách nhiệm duy nhất của chúng tôi là dựng cấu hình máy và gửi tới khách hàng.”
Đọc cái dòng này xong chỉ có ngu mới mua máy của nó :sweat:
 
vì theo OpenCore Computer, “trách nhiệm duy nhất của chúng tôi là dựng cấu hình máy và gửi tới khách hàng.”
Đọc cái dòng này xong chỉ có ngu mới mua máy của nó :sweat:
Chỉ vậy thôi mà cũng rình rang vãi :/
 
cái business model này cũng hay, khéo léo có thể tránh được mấy chuyện pháp lý.

Nó xây dựng vài cấu hình mẫu thiệt chuẩn, build efi gửi cho user, phần cài để end user lo. Phải tự custom gì đó để full features như real mac, au đó lo support và maintain.
 
Ví dụ như bán bộ này mà cài linux, chỉ tích hợp EFI của Opencore sẵn thôi, còn bộ cài thì tích hợp luôn vào đĩa driver kèm theo có dính pháp lý ko nhờ :)
 
Ví dụ như bán bộ này mà cài linux, chỉ tích hợp EFI của Opencore sẵn thôi, còn bộ cài thì tích hợp luôn vào đĩa driver kèm theo có dính pháp lý ko nhờ :)
Chắc chắn là Apple nó không cho phép phân phối lại bộ cài của nó đâu, tự build EFI trong đĩa driver và hướng dẫn user tự làm theo guide thì may ra
 
Back
Top