thảo luận Theerathon Bunmathan - 'Thiên thần' Thái Lan và 'ác quỷ' của tuyển Việt Nam

kunshipvang

Senior Member

Sau 2 lượt trận bán kết AFF Cup gặp tuyển Việt Nam, giới mộ điệu hiểu vì sao Theerathon Bunmathan là hậu vệ trái hay nhất Đông Nam Á và đồng thời cũng gây tranh cãi nhất.​


Theerathon được xem là hậu vệ cánh hay bậc nhất Đông Nam Á. Cuối năm 2020, anh là cầu thủ Đông Nam Á duy nhất được Liên đoàn Thống kê và Lịch sử Bóng đá Quốc tế (IFFHS) chọn vào đội hình 11 ngôi sao tiêu biểu của AFC, sánh vai cùng Son Heung-min, Takumi Minamino và Sardar Azmoun. Không cầu thủ nào tham dự AFF Cup 2020 sở hữu thành tích tập thể ấn tượng như Bunmathan. Chức vô địch J.League 1 lịch sử năm 2019 trong vai trò hậu vệ trái số một của Yokohama Marinos là cột mốc vượt trội so với phần còn lại của ngôi sao này. Anh thi đấu ấn tượng, độc chiếm vị trí bên hành lang trái, ghi 3 bàn trong đó có pha lập công trong trận đấu quyết định với Tokyo. Chanathip Songkrasin thi đấu bùng nổ trong màu áo Consadole, nhưng cũng chưa biết mùi đua vô địch là gì.

Danh hiệu tạo nên đẳng cấp và tâm thế thi đấu. Nếu nhìn theo khía cạnh này, Theerathon Bunmathan có quyền ngẩng cao đầu thi đấu với bất kỳ đối thủ nào tại AFF Cup 2020. Thực tế diễn ra đúng như vậy.

Theerathon Bunmathan xứng danh là cầu thủ chơi xấu xí nhất ở AFF Cup 2020. Nhưng hậu vệ trái Thái Lan cũng chính là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu. Nói ví von thì “thiên thần và ác quỷ” hội tụ đầy đủ ở cầu thủ này.
Theerathon Bunmathan anh 1
Theerathon Bunmathan đăng quang ngôi vô địch J.League 2019.​

Đẳng cấp và tiểu xảo của Bunmathan​


Theerathon chỉ đá hai trận cho Thái Lan ở vòng bảng trước Myanmar và Philippines. “Voi chiến” giành 6 điểm quan trọng để lấy vé đầu tiên vào bán kết. Theerathon có tổng cộng 18 lần tạt bóng từ biên, con số này cao hơn cả Vũ Văn Thanh.

Hai trận bán kết với tuyển Việt Nam, Theerathon chính là sự khác biệt của Thái Lan. Bằng chứng là trang chủ AFF Cup 2020 có hai lần chọn Theerathon là cầu thủ chơi ấn tượng nhất.

Thông số sau có thể khiến nhiều người hâm mộ bất ngờ. Bunmathan là cầu thủ chạm bóng nhiều nhất trận bán kết lượt về giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. Trong thế trận bị cắt vụn bởi những pha bóng phạm lỗi và bóng dài, không phải Chanathip mà số 3 của Thái Lan mới là điểm trung chuyển bóng thường xuyên nhất bên phía "Voi chiến".

Trong cả 2 lượt trận, Bunmathan là cầu thủ gây khó chịu nhất cho tuyển Việt Nam. Khả năng kết nối tốt của ngôi sao này với Teerasil Dangda, Chanathip hay Supachok giúp người Thái có điểm tựa vững vàng từ tuyến dưới. Cú đá nguy hiểm nhất của người Thái trong trận lượt về đến từ chính Bunmathan sau pha băng lên dứt điểm sấm sét.

Theerathon Bunmathan - 'Thiên thần' Thái Lan và 'ác quỷ' của tuyển Việt Nam Ảnh 1

Cả hai trận đấu với Việt Nam thì Theerathon đều chơi cực hay.

Theerathon không chỉ hay mà còn quái, đểu. Anh đã giở đủ trò khiêu khích các cầu thủ Việt Nam. Pha thúc cùi chỏ vào mặt Quang Hải là ví dụ. Một hành động rất xấu xí nhưng cho thấy độ quái của Theerathon. Chính Quang Hải phải nổi cáu nên có pha trả đũa và nhận thẻ vàng ở giữa hiệp 1.

Với người hâm mộ Việt Nam, không ai có thể chấp nhận được sự xấu xí của Theerathon. Vì anh không từ bất cứ hành động nào để khiêu khích tuyển Việt Nam, kể cả là cái bĩu môi khiến cho ông Park đòi ăn thua sau trận bán kết lượt đi. Theerathon có thể nói là chẳng khác gì “ác quỷ” với khán giả Việt Nam, là cầu thủ Thái Lan bị ghét nhất.

Tuy nhiên, Theerathon sắm vai “thiên thần” của Thái Lan ở AFF Cup 2020. Chanathip là nhạc trưởng. Dangda ghi nhiều bàn nhất. Nhưng Theerathon xuất sắc nhất, là kẻ ngán đường khó chịu nhất với các học trò của ông Park.

Chính truyền thông Thái Lan cũng từng chỉ trích lối đá bạo lực của Theerathon Bunmathan gây ảnh hưởng đến kết quả toàn đội. Tuy nhiên, rất khó để phủ nhận tài năng và những nỗ lực của hậu vệ này. Việc thành công tại môi trường J.League đủ cho thấy đẳng cấp của Theerathon. Tuy nhiên, anh không thay đổi nhiều ở khoản "tiểu xảo" và vẫn là "quả bom nổ chậm" ở mọi đội bóng chủ quản.

Theerathon Bunmathan - 'Thiên thần' Thái Lan và 'ác quỷ' của tuyển Việt Nam Ảnh 2

Cái vung tay rất xấu xí của Theerathon dành cho Quang Hải. Ảnh: VFF

Thẳng thắn rằng, các cầu thủ Việt Nam cũng không phải dạng vừa. Điển hình như Tấn Tài, Duy Mạnh, Quế Ngọc Hải. Sự xấu xí, tiểu xảo và độ quái đều ngấm trong máu nhiều cầu thủ Việt Nam với những cái vung tay có chủ đích ở vòng loại World Cup 2022 là minh chứng. Dù vậy, họ đã không thể trị được Theerathon, thậm chí còn phải ăn đòn từ hậu vệ này.

Nên nhớ, tiểu xảo và độ quái cũng là một phần không thể thiếu của bóng đá. Và phẩm chất này lại thường có ở những các cầu thủ dị biệt. Tính cách đó giống như thứ vũ khí lợi hại trong các trận đấu căng thẳng nhất.

Là người hâm mộ yêu bóng đá, nhiều người chắc chắn còn nhớ khoảnh khắc Ronaldo ăn vạ trước Nacho của Tây Ban Nha ở World Cup 2018. Ronaldo đá thành công quả 11m và ăn mừng bằng cách vuốt cằm như muốn nói “già có râu” so với đối thủ. Anh còn “ném” đi ánh mắt rất đểu để cười nhạo sự non kém dành cho Nacho.

Cuộc so tài của tuyển Việt Nam và Thái Lan cũng vậy. Sự kịch tính, ăn thua đẩy lên ở mức cao nhất. Tất cả đều làm mọi thứ để đội nhà chiến thắng. Và các cầu thủ Việt Nam đụng Theerathon giống như “kẻ cắp gặp bà già”. Họ nhận sự thua thiệt vì không quái và hay bằng đối thủ.

https://saostar.vn/the-thao/theerat...uy-cua-tuyen-viet-nam-202112271745335269.html
 
Last edited:
Đúng là kẻ cắp gặp bà già. Công nhận ml này đá khó chịu thật, cả trình lẫn độ điếm thúi mình đều thua nó
68747470733a2f2f692e696d6775722e636f6d2f674b6e395930792e706e67
 
Back
Top