Tư Vấn Ngành tự động hóa

Cyrus576BC

Junior Member
Các bác nào có kinh nghiệm về ngành tự động hoá này rồi cho em xin thắc mắc hỏi vài vấn đề với. Em năm nay 2k5, học chuyên ngành tự động hóa . Em định sau tốt nghiệp thì đi học thạc sĩ ở nước ngoài do em cũng có lợi thế về tiếng anh( ielts 7.5). Các bác cho em hỏi là ngành này có nên đi học thạc sĩ không ạ, em nghĩ học thạc sĩ ở nước ngoài về thì lương có thể sẽ cao hơn 1 tí. Các bác đi trước cho em xin kinh nghiệm với ạ, em xin cảm ơn.
 
Last edited:
Các bác nào có kinh nghiệm về ngành tự động hoá này rồi cho em xin thắc mắc hỏi vài vấn đề với. Em năm nay 2k5, học chuyên ngành tự động hóa( CLC tiếng Anh) của HCMUTE mặc dù em dư 16.13 điểm để đậu vào BKhoa so với năm ngoái nhưng em lại sợ vài đí thì không chọi để học được tđh ở năm 2, trật ngành học . Thế nên em định sau tốt nghiệp thì đi học thạc sĩ ở nước ngoài do em cũng có lợi thế về tiếng anh( ielts 7.5). Các bác cho em hỏi là ngành này có nên đi học thạc sĩ không ạ, em nghĩ học thạc sĩ ở nước ngoài về thì lương có thể sẽ cao hơn 1 tí. Các bác đi trước cho em xin kinh nghiệm với ạ, em xin cảm ơn.
Lớp tôi CLC tự động hóa BK, tốt nghiệp đúng hạn 40%, ra trường học/làm trái ngành 90%
Và tôi cũng chưa thấy ai du học thạc ngành automation cả, chỉ được đi đào tạo ở Nhật theo công ty
Còn lại hầu hết đều theo học thạc sĩ embedded system, IT, tele
Theo kinh nghiệm cá nhân, ở Việt Nam chuyên gia ngành tự động hóa/PLC theo kiểu solution provider thì hầu hết là các chú chục năm kinh nghiệm, vững đều kiến thức phần cơ/điện/điều khiển thì làm chuyên gia, lương cao hơn mặt bằng chung
Còn lại lèo tèo lương tự động hóa thì 5 năm kinh nghiệm lương 15-18 củ :D
Nên chọn 1 ngành cụ thể ví dụ điện tử viễn thông hoặc tự động hóa hoặc IT, sau đó dần tiếp thu kiến thức và tự định hướng tự học hỏi, theo quan sát/kinh nghiệm cá nhân thì là vậy
 
Lớp tôi CLC tự động hóa BK, tốt nghiệp đúng hạn 40%, ra trường học/làm trái ngành 90%
Và tôi cũng chưa thấy ai du học thạc ngành automation cả, chỉ được đi đào tạo ở Nhật theo công ty
Còn lại hầu hết đều theo học thạc sĩ embedded system, IT, tele
Theo kinh nghiệm cá nhân, ở Việt Nam chuyên gia ngành tự động hóa/PLC theo kiểu solution provider thì hầu hết là các chú chục năm kinh nghiệm, vững đều kiến thức phần cơ/điện/điều khiển thì làm chuyên gia, lương cao hơn mặt bằng chung
Còn lại lèo tèo lương tự động hóa thì 5 năm kinh nghiệm lương 15-18 củ :D
Nên chọn 1 ngành cụ thể ví dụ điện tử viễn thông hoặc tự động hóa hoặc IT, sau đó dần tiếp thu kiến thức và tự định hướng tự học hỏi, theo quan sát/kinh nghiệm cá nhân thì là vậy
Bác cho em hỏi vậy theo bác ở Việt Nam mình bên tự động hóa thì job nào là lương ổn áp nhất ạ
 
Bác cho em hỏi vậy theo bác ở Việt Nam mình bên tự động hóa thì job nào là lương ổn áp nhất ạ
Hỏi thu nhập thì tôi chịu :cautious: vì range quá rộng
Ngành thì có nhúng, đo lường hiệu chuẩn, hệ thống tự động, có cả vận hành suông... Vị trí có kĩ sư, quản lý, chuyên gia,... Tôi ra trường 2 năm, làm vận hành và quản lý thiết bị, phần hệ thống tự động chỉ chiếm 30% công việc - lương 3x. Lương lâu không chỉ là vấn đề trình độ mà còn phụ thuộc vào thái độ và cơ hội, không thể nói thấp hay cao được
P/s: Ông này vừa post lên nhóm ae tự động hóa sáng nay đúng ko :eek: đúng là ngành vất, lương không được cao như IT nhưng thấy anh em đều khá tâm huyết. Bị các anh ném gạch là đúng :cautious: Chưa kể tuổi ngành không giới hạn, càng làm càng có nhiều cơ hội chứ không phải 30 35 đã bị đào thải. Bạn chưa học mà đã hỏi lương thì khác gì mấy vozer 3 xịch đi học IT mong đổi đời.
Thấy lăn tăn quá thì nên suy nghĩ lại
 
Hỏi thu nhập thì tôi chịu :cautious: vì range quá rộng
Ngành thì có nhúng, đo lường hiệu chuẩn, hệ thống tự động, có cả vận hành suông... Vị trí có kĩ sư, quản lý, chuyên gia,... Tôi ra trường 2 năm, làm vận hành và quản lý thiết bị, phần hệ thống tự động chỉ chiếm 30% công việc - lương 3x. Lương lâu không chỉ là vấn đề trình độ mà còn phụ thuộc vào thái độ và cơ hội, không thể nói thấp hay cao được
P/s: Ông này vừa post lên nhóm ae tự động hóa sáng nay đúng ko :eek: đúng là ngành vất, lương không được cao như IT nhưng thấy anh em đều khá tâm huyết. Bị các anh ném gạch là đúng :cautious: Chưa kể tuổi ngành không giới hạn, càng làm càng có nhiều cơ hội chứ không phải 30 35 đã bị đào thải. Bạn chưa học mà đã hỏi lương thì khác gì mấy vozer 3 xịch đi học IT mong đổi đời.
Thấy lăn tăn quá thì nên suy nghĩ lại
Vâng cảm ơn bác vì đã chia sẻ kinh nghiệm ạ
 
Nếu đã vì tiền thì nên học IT luôn, vì tự động hóa bản chất là điện nhưng mà có ứng dụng IT vào :big_smile:
 
Mình làm bên thang máy, thấy thiếu kỹ sư điện tự động chuyên môn cao lắm, chủ yếu toàn nền tảng làng nhàng, làm lâu thành lão làng chứ gốc gác học hành bài bản hiếm lắm
Xong 1 thời gian các anh học hành bài bản giỏi giang cũng tự lập đội điện/cơ khí riêng và cty riêng, chuyên kiếm tiền chứ không quá đam mê kỹ thuật nữa

Nên thực tế ngành thang máy đang làm theo những bài bản cũ, những công ty đam mê đưa ra giải pháp mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và những nhà cung cấp quốc tế khi đánh giá các anh kỹ thuật thang máy VN không cao, từ chuyên môn đến ngoại ngữ. Ở đây tôi không sính ngoại nhưng các bản thông tin kỹ thuật tiếng Anh hết thì ngôn ngữ là rào cản

P/s: ngành này được cái càng thâm niên càng ngon, giờ vẫn thấy mấy ông chú 5x 6x đam mê với nghề, lương chắc không cao như IT nhưng chuyện mới 4x đã lo ngay ngáy bị đào thải bởi lớp trẻ là hiếm khi
 
Các bác nào có kinh nghiệm về ngành tự động hoá này rồi cho em xin thắc mắc hỏi vài vấn đề với. Em năm nay 2k5, học chuyên ngành tự động hóa( CLC tiếng Anh) của HCMUTE mặc dù em dư 16.13 điểm để đậu vào BKhoa so với năm ngoái nhưng em lại sợ vài đí thì không chọi để học được tđh ở năm 2, trật ngành học . Thế nên em định sau tốt nghiệp thì đi học thạc sĩ ở nước ngoài do em cũng có lợi thế về tiếng anh( ielts 7.5). Các bác cho em hỏi là ngành này có nên đi học thạc sĩ không ạ, em nghĩ học thạc sĩ ở nước ngoài về thì lương có thể sẽ cao hơn 1 tí. Các bác đi trước cho em xin kinh nghiệm với ạ, em xin cảm ơn.
Học thạc sĩ, tiến sĩ đều được, nhưng xác định rõ 2 hướng
  • một hướng nghiên cứu, viết báo, làm nghiên cứu khoa học => có thể làm ở các trường đại học, viện nghiên cứu, hoặc các công ty có làm sâu vào R&D
  • một hướng đi làm => cần chuyển hóa kiến thức, nghiên cứu vào ứng dụng, kết hợp với các kĩ năng khác để làm ở cty, ví dụ lập kế hoạch, quản trị bản thân, công việc .... (tùy vị trí)

Tuy nhiên giờ các ngành tự động hóa, robotics cũng làm nhiều về artificial intelligence, computer graphics... ứng dụng trong automation, robotics. Nên định hướng rõ như vậy cho dễ xin đi du học.
 
Tốt nghiệp kỹ thuật ra ít người học lên tiến sỹ lắm, trừ khi muốn vào nhà nước hoặc đi làm giảng viên.
Còn cái ngành này chủ yếu là lập trình PLC, vi xử lý v.v...
Ở công ty mình thì sẽ như sau :
Một dự án tự động hóa thì có phần cơ và phần điện.
Ông cơ khí làm nguyên lý + thiết kế cơ cấu chính ( chiếm khoảng 70% công việc), Ông tự động hóa thì nghĩ cách để thực thi cái nguyên lý đó + viết CT điều khiển cơ cấu chấp hành của máy (thời buổi bây giờ thì áp dụng thêm Vision, IOT, Cloud, AI ...v.v.. vào nhà máy 4.0 để dễ theo dõi + quản lý ) chiếm khoảng 30% khối lượng công việc. Mấy ông điện thì nhiều nhan nhản nhưng mà người có chuyên môn sâu thì ít lắm. sinh viên tốt nghiệp bây giờ hầu như thua hết mấy ông già đi từ dưới xưởng lên mà lại còn hay ảo tưởng.
Nôm na công việc là như thế.
Nghề nào cũng thế, ông nào lười, không chịu khó thì tự xã hội nó đào thải.
 
Xác định học lên Ths thì phải biết dự kiến sau này mình làm bên gì. Bên nghiên cứu học thuật hay đi làm ngoài, nếu nghiên cứu chuyên sâu thì học Ths nước ngoài rồi về xin trợ giảng ở lại trường cũng khá tốt. Thằng bạn nó học ô tô CLC HCMUTE thiên về học thuật nên sau khi ra trường qua HQ học Ths 2 năm, mới về và hiện tại đang làm trợ giảng tại trường.
 
Back
Top