Ảo Mộng Trần Gian (Sài Gòn Kí Sự full)

Hê lô anh em! Tống Giang nay phê cần nên lên lại SÀi GÒN KÍ SỰ thành phun hát đê không che luôn đây! Chúc anh em ai từng phiêu thì phiêu lại để phiêu tiếp, anh chưa phiêu thì cứ thế mà phiêu. Drop một thời gian dài nay lại nổi hứng viết tiếp để hoàn chỉnh. Viết để kể về cuộc sống bụi trần, viết về tình yêu đẹp tựa pha lê rồi vụn vỡ trong nước mắt tuôn trào..viết để bóc mẽ những bon chen lọc lừa trong cuộc sống. Viết để phơi bày trần trụi trần gian, cho những tâm hồn học sinh thôi ảo mộng qua lăng kính màu hồng thấy rõ sự thật...

Cuộc đời tôi sinh ra trong cảnh cơ hàn.. tôi đã từng là học sinh giỏi nhất nhì trường rồi biến thành tên máu lạnh. Từng yêu chân thành đến tận đáy tim rồi cuối cùng nuốt đắng cay suốt bao năm cô độc chỉ để quên dĩ vãng cuộc tình....

Chap1: CHÙM KHẾ CHUA
***********************

_Chiếc xe này cầm được giá bao nhiêu?:boss:
Tôi rút điếu thuốc đưa lên miệng lấy chút bình tĩnh sau chuỗi bài thua liên tiếp.
_3 triệu, tên cùng nói chắc nịch.
ok! Tôi đưa cà vẹc và chìa khóa xe cho hắn rồi nhận lấy ba triệu và tiếp tục với những lá bài.

Nếu như đêm này thua thì chắc phải bỏ chiếc xe này. Nhưng chắc trời thương thế nên sau vài tiếng sát phạt tôi đã nhân được gấp đôi số vốn cầm. Cũng đã đến giờ nghỉ, tính ra cả vốn thì cũng không lời được bao nhiêu, nhưng do dạo này tôi không muốn đi qua đêm khiến mẹ tôi buồn.
Các bác cũng đừng nghĩ em chơi chạy làng, mà là do ở quê em thì trước khi vào cuộc luôn định ra một giờ kết thúc.
Xếp lại tiền cẩn thận và cùng thằng đệ cuốc bộ về, tại cũng không xa vả lại chiếc xe thì đã được thằng kia mang về nhà nó ngủ rồi.
Bây giờ cũng đã gần 12h đêm, thế nên định bụng sáng mai qua lấy lại xe cũng được.:confused:

Hai anh em đang rảo bước trên đường như 2 lãng tử thời kiếm hiệp, trên môi ngậm điếu thuốc đậm chất phiêu du thì ngược chiều là hai ánh đèn xe máy vút qua và gọi đúng tên của mình.
Tưởng là bạn nên tôi cũng hú lại nhưng không thấy hồi đáp. Hai anh em cứ thế đi thêm, đến đoạn giữa đồng có 1 cây cầu thì dừng lại nghỉ mệt hút thuốc.
Hai anh em đang hàn huyên về chuyện của cuộc sống thì đột nhiên 3 chiếc xe dừng lại và truy đuổi vừa chưởi bới loạn xa. ĐM mày dám nói tao là chó à..! Đm! ĐM!:ah:
Quá bất ngờ nên cả hai thằng đều chạy theo quán tính vừa để định thần coi điều gì đang diễn ra.
Thì ra là hai thằng ôn chơi cùng sòng và thêm một thằng cô hồn trong khu đó. Vãi cả lọ mắm tôm nhà nó chứ làm bố hết cả hồn.
Quay lại, lập tức quay lại. Câu nói như mệnh lệnh khiến thằng em đang vút thân thể với vận tốc ước chừng 50km/h thắng gấp cày 1 đoạn trên ruộng đậu phộng.
Ba thằng tụi nó thấy anh em mình quay lại thì cũng tiến xe đến, 1 xe tiến trước và hai xe tiến sau cũng khá xa, có lẽ tụi nó tự tin rằng hai anh em mình thỏ đế nên chạy xe chậm chậm và nghênh chiến. Hướng chạy của mình và thằng em là ở dưới ruộng đậu phộng chạy lên, kết hợp lực chạy, mình phi thẳng 1 phát phải nói là đẹp như cảnh Triệu Tử Long cứu ấu chúa vào người thằng cô hồn kia làm cả hai ngã sóng xoài ra đường.
Không để nó định thần, mình giằng lấy cổ áo và đấm túi bụi vào mặt vào bụng nó. Về ngoại hình thì nó to hơn, nhưng về khoản nhanh thì mình vượt trội thế nên nó bị liên tiếp mấy cú và bị đơ cứ múa loạn xạ cả lên:dribble:
Tuy mình đang say sưa với chiến thắng nhưng cũng tỉnh trong giao đấu đó là nhìn thấy ánh đèn của hai chiếc xe kia đang tiến tới và nhanh dần. Mình buông nó ra và hét thằng em rút, hai anh em chạy theo đường tắt và về nhà.
Vừa vào đến nhà mình chạy thẳng vào phòng trong và xách thanh kiếm ra. Thêm 1 thanh đoản đao nữa phát cho thằng em và chuẩn bị nghênh địch.
Đúng như dự tính, chưa đầy 1 phút sau thì ở ngoài bờ dậu tiếng chưởi tiếng thách thức inh ỏi. Mình nói với thằng e là xông ra và xả thân vì nghĩa..nhưng, cái nhưng đã thay đổi hẳn cái con người em từ đêm hôm đó.
Cha mẹ em chạy ra ôm lấy em và vừa xin vừa khóc:
Con ơi! Cha mẹ xin con, đừng làm chuyện dại dột nữa.=((

Thật sự lúc đó mình vừa tức tụi cô hồn kia lại vừa đau lòng khi thấy cha mẹ như vậy. Bọn nó cứ thách thức: Mày ngon thì bước ra ngoài này! Tụi cô hồn này thì chỉ được cái miệng với lì đòn tức thời thôi, sau một lát cũng thấy im lặng không thấy đâu nữa.
Chữ hiếu vẫn nặng hơn chữ tự trọng, mình vào nhà cất kiếm và đao. Xin cha mẹ đi ngủ và cũng đóng cửa nghe cha mẹ vừa tâm sự vừa khóc.
Thật sự mình rất đau lòng khi nhìn thấy cả cha và mẹ đều kinh sợ và khóc.
Mình ân hận! Ân hận vô cùng!:pudency:
Mình cũng khóc và quỳ gối nói với cha mẹ rằng. Con thề từ nay sẽ thay đổi..
Rồi ba mẹ cũng im lặng, đêm đó quả là 1 đêm rất nặng nề..

Nhưng cuộc đời đâu dễ gì để một bước ngoặt nhẹ như thế cho con người ta thay đổi. Sáng mai, mẹ thức mình dậy sớm đi chuộc xe. Hai anh em đi tắt qua cánh đồng để đến nhà cái người mà mình đã cầm.
Mẹ thì đạp xe đạp theo sau để yên tâm thêm về mình. Cũng được, dù sao đêm qua mình đã thề rằng sẽ đổi thay, Nên cũng sẽ dĩ hòa vi quý nếu gặp lại tụi nó.
Tới nơi thì mới biết là cái thằng chủ mưu hôm qua gọi cho thằng này và không cho mình lấy xe.
Chúng nó ép mình phải mua bia chuộc lỗi rồi mới cho mình lấy xe ra.:doubt:

Mẹ nhà nó chứ, thôi được, dù sao cũng vài khung bia thì anh chiều.
Thế là gọi bia tới nhà nó uống, cái lũ ăn hôi nó kéo đến một loáng sau đã hết sạch hai khung. Vừa uống vừa nổ các chiến công trận mạc nghe mà ngứa đít. Mình chả nói gì, chỉ uống thôi. Bia mình mua mà, uống gỡ gạc
Hết bia hết mồi thì thằng chủ mưu đòi ra quán uống tiếp.

Mình nói là nếu như ra quán thì cưa đôi tiền. Nó đồng ý, thế thì ok.
Chuyện chả có gì xảy ra nếu như uống gần tàn ở quán, lúc tính tiền thì nó bắt mình trả hết. Đệch con bà mẹ nhà mày! Tao đã nói cưa đôi là cưa đôi. :ROFLMAO:
Nó với mấy thằng em hùng hổ ép mình trả, mình vẫn nhất quyết cưa đôi.
Tụi nó bảo có tin ném mấy cái ly vào mặt mình không.:haha: Mình nói rằng, tôi đã ngồi đây uống với mấy người thì có nghĩa mấy người muốn làm gì thì cứ thử.
Ngay lúc đó thì mẹ mình lại xuất hiện và dặn dò chủ quán.
Phải nhịn thôi, nhưng nhất quyết không trả hết kèo nhậu này.
Và rồi, một làn bia dội thẳng vào mặt mình. Đó là cái cảm giác đau và nhục nhất từ nhỏ đến lớn đối với mình. Một thằng từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ khuất phục những điều ác mà hôm nay phải lặng im nén tất cả và lau mặt.
kìm nén! kìm nén hết cỡ chứ không con dao sẽ cắm thẳng vào bụng thằng kia rồi..


Chủ quán thấy có biến nên ra can thiệp và đồng ý nhận 1 nửa tiền thanh toán từ mình. Mình và thằng em đi về. Vẫn đi bộ, trời trưa nắng..hai anh em đi cùng và mình khóc. Nhục nhã và tủi thân đến tận cùng, chỉ muốn quay lại và giết sạch tụi rơm rác này. Nhưng rồi lí trí mình vẫn chiến thắng được. Ngồi bệt xuống chiếc cầu mà hồi tối anh em ngồi. hút thuốc và khóc.=((
Khoác vai mình và nói: Anh em mình quay lại đi!:confident:
Thằng em cũng tức đến tím mặt. Nhưng mình nói thôi, bỏ đi. Nhà anh nghèo, anh không muốn làm khổ gia đình anh nữa.
Trong sự cay đắng ấy, bao nhiêu hồi ức đắng cay từ tuổi thơ ập về..=((

Không phải bỗng nhiên mà mình từ một học sinh giỏi nhất nhì trường lại trở thành 1 tay chơi như thế. Nhà mình là gia đình nghèo trong xóm chợ.
Ba mình thì yếu, tuổi thơ mình đã phải chứng kiến những trò tiêu khiển mất dạy của lũ vô học chọc phá cha mình. Cha mình thông minh nhưng sức yếu nên chỉ làm ruộng, bị ức chế nên thỉnh thoảng kìm nén không được thì có những hành động tự làm đau bản thân mình. Nhìn cảnh cha mình lấy gậy đập vào đầu mà bọn chó nó cứ nhe răng cười sặc sụa. Rồi có lần cha mình bị thằng chó trong xóm bóp dái đau quá và cha mình đã nhỏ nó 1 bãi nước bọt vào mặt, nó đã ném cha mình vào bụi dứa ngô. Những kí ức đó, những khinh dễ vô lý dành cho 1 gia đình nghèo dù trong sạch, Nó là ngàn chiếc kim đâm vào lòng mình và biến mình thành một tên máu lạnh.=((

Lên cấp ba, cũng là khi cơ thể bắt đầu lớn và mình trở thành một đứa khá gan lì. Ít khi đánh nhau, chỉ khi mình bị xúc phạm đến danh dự của mình hay gia đình thì mình mới ra đòn lạnh lùng. Bình thường thì mình cũng như bao học sinh khác, hiền và vui tính. Nhưng cái vô thức trong con người mình nó được tích lũy và lớn hơn cả cái thông minh mà từ nhỏ đến lớn gia đình và biết bao người thán phục.

Rồi mình bắt đầu chơi, tuy cũng chẳng phải là sa đọa nhưng có rượu chè, thuốc lá và bài bạc. Tính mình rất thương bạn và chơi thế nên cũng có khá nhiều bạn bè và quen biết khá nhiều khi còn học cấp 3. Nhưng sau này mới biết, bạn ở thời cấp 3 chơi với mình đa số là cậy tiếng để đỡ bị đánh.
ĐM đời! :cold:
Điểm thi thiếu 0,5 điểm nữa là vào được trường Giao thông vận tải. Chó chết! lại trượt! liên tiếp nhục nhã như vậy, mình đã quyết định sẽ rời xa quê hương và đi thật xa...
Đi đâu? Đi Sài Gòn. Vì dù sao trong này vẫn có mấy thằng bạn học cấp 3 khá thân...=((

Chap 2 : PHIÊU BỒNG NHÂN THẾ
Ảo Mộng Trần Gian (Sài Gòn Kí Sự full) (https://voz.vn/t/ao-mong-tran-gian-sai-gon-ki-su-full.273771/#post-8480444)
Chap 3 : TRÊN XE VỚI NHỮNG HỒI ỨC YÊU TRỘM TIỂU THƯ SÀI GÒN
( phần 1) https://voz.vn/t/ao-mong-tran-gian-sai-gon-ki-su-full.273771/#post-8552383
( phần 2) Ảo Mộng Trần Gian (Sài Gòn Kí Sự full) (https://voz.vn/t/ao-mong-tran-gian-sai-gon-ki-su-full.273771/#post-8553763)
Chap 4: HOA MỘNG TÌNH
Ảo Mộng Trần Gian (Sài Gòn Kí Sự full) (https://voz.vn/t/ao-mong-tran-gian-sai-gon-ki-su-full.273771/page-2#post-23561737)
Chap 5: ĐỜI CÔNG NHÂN
Ảo Mộng Trần Gian (Sài Gòn Kí Sự full) (https://voz.vn/t/ao-mong-tran-gian-sai-gon-ki-su-full.273771/page-2#post-27661602)
Chap 6: BIÊN HÒA - MẢNH ĐẤT KHÔNG THỂ QUÊN
Ảo Mộng Trần Gian (Sài Gòn Kí Sự full) (https://voz.vn/t/ao-mong-tran-gian-sai-gon-ki-su-full.273771/page-2#post-27740253)
Chap 7: TẠP VỤ NHÀ NGHỈ VÀ NHỮNG CHUYỆN CƯỜI CHẢY NƯỚC MẮT
Ảo Mộng Trần Gian (Sài Gòn Kí Sự full) (https://voz.vn/t/ao-mong-tran-gian-sai-gon-ki-su-full.273771/page-2#post-27868175)
CHAP 8: TẠM BIỆT BIÊN HÒA, LY BIỆT CUỘC TÌNH
Ảo Mộng Trần Gian (Sài Gòn Kí Sự full) (https://voz.vn/t/ao-mong-tran-gian-sai-gon-ki-su-full.273771/page-2#post-27922513)
CHAP 9: SINH VIÊN
Ảo Mộng Trần Gian (Sài Gòn Kí Sự full) (https://voz.vn/t/ao-mong-tran-gian-sai-gon-ki-su-full.273771/page-3#post-27997675)
CHAP 10: PHÂN TÂM HỌC

CHAP 11: PHÁT TỜ RƠI NHỮNG NẺO ĐƯỜNG SÀI GÒN
CHAP 12: GIA SƯ KHÓ QUÊN
CHAP 13: NGƯỜI THÀNH PHỐ
CHAP 14: PHỤ HỒ PHIÊU LƯU KÝ (P1)
PHỤ HỒ PHIÊU LƯU KÝ (P2)
PHỤ HỒ PHIÊU LƯU KÝ (P3)
PHỤ HỒ PHIÊU LƯU KÝ (P4)
PHỤ HỒ PHIÊU LƯU KÝ (P5)
CHAP 15: HÀNH TRÌNH VỀ QUÊ HƯƠNG
CHAP 16: QUÊ HƯƠNG VÀ NHỮNG HỒI ỨC
CHAP 17: TRỞ LẠI SÀI GÒN
 
Last edited:
Vozer giờ ngại đọc nhiều chữ thì phải. Chứ ngày xưa mà up thì anh em hóng từng ngày, tạo cho mình động lực muốn viết để chia sẻ. Chứ bây giờ thì khác quá
Góp ý là thím đi nhanh quá. Mô tả nên có chút chiều sâu. Gặp các vấn đề điểm nhấn hot hot gì đấy thì tập trung vào để hút khách nữa chứ. Ví dụ có thấy vú đít gì không? có ai public bò ngoài hành lang hoặc kêu thím vào thị dâm không.
:bad_smelly::bad_smelly:
 
Vozer giờ ngại đọc nhiều chữ thì phải. Chứ ngày xưa mà up thì anh em hóng từng ngày, tạo cho mình động lực muốn viết để chia sẻ. Chứ bây giờ thì khác quá
giờ tuổi trẻ hóa dần nó không còn đoạn mấy đoạn TL,DR như này đâu bác
 
Góp ý là thím đi nhanh quá. Mô tả nên có chút chiều sâu. Gặp các vấn đề điểm nhấn hot hot gì đấy thì tập trung vào để hút khách nữa chứ. Ví dụ có thấy vú đít gì không? có ai public bò ngoài hành lang hoặc kêu thím vào thị dâm không.
:bad_smelly::bad_smelly:
Cảm ơn fen đã góp ý
 
Tưởng ra full rồi hoá ra mới 1 chap :ah:
Lâu lắm ko đọc truyện voz, giờ già r ko biết có còn hóng chap đc ko :angry:
À nhầm, giờ mới thấy, đọc tiếp thôi thks fen :sexy_girl:
via theNEXTvoz for iPhone
 
Chap 9: Đời sinh viên.
****************

Sau ngày chia tay 1 ngày, tôi hành trang lên đường về lại SG để nhập học.
Chuyến xe 601 đón tôi cũng như đón bao nhiêu người khác, trên chuyến xe toàn người xa lạ không ai biết có một tâm hồn giường như đã chết ngày hôm qua.

Tôi đưa mắt nhìn qua cửa kính, khung cảnh lướt qua từng mái nhà công ty, siêu thị Big C rồi đến ngã ba Vũng Tàu, cảnh vật tự động được mắt thu lại và phản ánh tới suy nghĩ nhưng tôi chẳng bận tâm gì.:tire:
Trước mặt tôi là một SG xa lạ, xa lạ hoàn toàn..người tôi yêu thương, người tôi gần gũi nhất đã không còn dành cho tôi những ấm áp nữa.
Bạn bè thì mỗi người mỗi việc, thỉnh thoảng có gọi nhau vài chén rượu chén chè, nhưng sự quan tâm ấy đâu có đủ để một kẻ cô đơn cảm thấy ấm áp.
Sau thủ tục nhập học, tôi trở về với căn phòng mà trước đây tôi ở, hiện thì còn vài người bạn đang ở nhưng sắp tới thì chính thức tôi sẽ ở một mình vì tụi nó cũng về quê.

Hôm nay tôi là sinh viên! Sinh viên thật đó, sinh viên bằng da bằng thịt, bằng suy nghĩ, góc nhìn, hoài bão và ước mơ. Là sinh viên muốn tiến đến một hoài bão mà đã luôn ấp ủ trong lòng. Thế nhưng tôi cũng không thế biết những tháng ngày tiếp theo nó sẽ ra sao, chỉ biết dặn lòng mình sẽ chăm học.
Hoàng hôn xuống, từng tia nắng yếu ớt bắt đầu lụi dần sau những ngôi nhà cao tầng, ánh đèn phố bắt đầu bật lên là khi cái nỗi cô đơn nó quặn thắt tôi lại.
Tôi không hề muốn nếm cái cảm giác này một chút nào, nó chẳng khác gì bắt một kẻ thất tình nghe nhạc chia ly, khác gì trẻ mồ côi không dám nhận ba mẹ dù biết rõ bố mẹ là ai, khác gì một gã lãng du bị mất tình tri kỉ. Tôi nhớ em! Nhớ những tháng ngày đắm say hạnh phúc..nhớ những ngày mưa tôi vẫn chờ em đi bán bánh trung thu về, nhớ những lần đi ăn bánh bèo mà bị mưa xối xả, nhớ những ngày hai đứa che dù ra ngoài bãi cỏ lau vui đùa…tất cả giờ đây phải chôn thành kỷ niệm, kỷ niệm về một mối tình đầu tiên và có lẽ là duy nhất nơi xa hoa thị thành.
Lúc này tôi thường hát bài Đâu Chỉ Có Mình em để an ủi mình..nó quá đồng cảm khiến cho tôi tưởng chừng như nhạc sĩ viết cho mình tôi và nàng vậy.

"....Nếu như là trò đùa thì anh đây sẽ đau chỉ một lần thôi
Vẫn yêu người một đời, cớ sao em nỡ dối lòng anh
Nhìn dòng đời xô đẩy, cuốn em đi xa khuất chân trời
Còn mình ta…Đứng nhìn cuộc tình lẻ loi
Nếu như chẳng còn gì, thì ngày xưa chớ nên gieo cho tình yêu,
Để yêu người rồi đành, nỡ chia tay tan nát đời ta
Thà một lần để biết, có giối gian để thấy lòng người….
Vậy thì em muốn quên, thì anh chẳng còn là chi.

Thà là chia tay anh đau trong niềm hạnh phúc
Còn hơn anh thấy em đi bên ai mà nhớ ai..
Có nỗi đau nào bằng tình yêu của anh trao em như kẻ trộm tình
Hãy tập cho con tim ta thôi cô đơn khi hình bóng người xa
Ngoài trời mưa rơi nghe con tim mình nhức nhối
Vì tình yêu dối gian, đôi tim yêu đành thế sao
Anh vẫn tin một ngày rồi anh sẽ quên đi bao đau thương trong đời
Rồi ngày mai đây anh tin nhân gian đâu chỉ có mình em!
Hỡi….Người…Yêu ơi!...":cry:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/dau-chi-co-minh-em-trinh-tuan-vy.osO44qncgI.html

Nỗi cô đơn khiến tôi tìm đến rượu, không uống như một kẻ bê tha, tôi không nhờ rượu và thuốc lá vỗ về thì có lẽ tôi không mạnh mẽ để đương đầu với song gió đắng cay cho đến tận bây giờ.
Sáng đi học, chiều học bài, tối lại uống. Không nhiều nhưng đủ nhạt nhòa, đủ an thần cho tôi đi vào giấc ngủ.
Khá lâu sau đó, tôi cũng bắt đầu cân bằng được cuộc sống không em. Những nụ cười và sự lạc quan bắt đầu quay về lại, chỉ khác một điều là tôi lúc này không còn tôi như ngày hôm trước nữa, không còn là một thằng con trai đậm chất phong trần, sẵn sàng giúp đỡ những người xa lạ, sẵn sàng sẻ chia, sẵn sàng cười…tôi nay trở nền trầm lặng và ngạng tàn hơn.:doubt:
Năm học đầu tiên trường tôi học quân sự, địa điểm học nằm gần sân bay Tân Sơn Nhất, đoạn đường Hồng Hà đi vào.

Sinh viên từng đám từng đám ngồi uống nước, còn tôi vẫn uống nhưng chỉ uống một mình. Uống rượu thì khát nước, nguyên ngày hôm đó mất tới 8k tiền cho nhà vệ sinh.
Quả là thành phố mà, đi ái cũng mất tiền.
Đang ngồi vị trí phía sau nghe ông thầy giảng về chính trị thì có người vỗ vai:

_Đi hút thuốc không?:p
Một sinh viên trông cứng tuổi hơn tôi rủ.
_ừ, buồn ngủ quá, đi chích vài bi đi.:confused:
Hai chúng tôi chuồn nhẹ ra quán nước, châm lửa và kéo những làn hư vô..
Tâm sự qua lại mới biết sinh viên này tên Hưng, hơn tôi hai tuổi, cũng từng qua những ngày lênh đênh và bây giờ muốn làm lại từ giảng đường.
_Mày biết nhậu không?
_ôi trời! mày hỏi đúng chí phèo rồi đấy.
_Nhậu được nhiều không? _ tôi hỏi ngược.:oops:
_không biết, chỉ khi nào say mới nghỉ.:love:
A! thằng tró này! Bố bắt đầu yêu mày rồi đấy!:LOL:

Tối hôm đó Hưng đến phòng tôi cùng một bịch mồi và chai rượu, làm thủ tục xong xuôi thì bắt đầu những li rượu được rót ra.
Chén chú chén anh, chén luận anh hùng, chén đàm thế sự, chén quan giai nhân, chén tự sự đời..sao mà hợp nhau đến thế, mỗi thằng một luận điểm, khi đồng khi đối nhưng cái sự hứng thú ấy nó kích thích sự tỉnh táo của đầu óc đến nỗi đi mua hai lần rượu mồi rồi mà vẫn còn tỉnh. Sự đồng điệu quân tử quý quân tử, hai cái ngang tàn chính kiến gặp nhau đã nảy sinh hứng thú luận lý không ngừng. Từ 8h tối cho đến 5h sáng, hai cái đầu trẻ không biết đã nói biết bao nhiêu là chuyện từ thiên văn địa lý đến lịch sử văn hóa tiếp đến mỹ nhân gái gú mà vẫn không chán.

Nhưng rồi không say cũng mệt, hai thằng ngang đô ngang sức đưa ra ý kiến là nên ngủ rồi có gì mai tính tiếp.
Trước khi chìm vào giấc ngủ, Hưng nó phán 1 câu khá là xanh rờn.
_phòng của mày chai rượu nhiều hơn sách!
_Ừ, tao mới tới ở mà.
_Mai tao đưa tới cho mày ít quyển, trong số đó có cuốn ít ai hiểu được.
_Sách gì mà ghê vậy mày?
_Phân tâm học!:boss:
 
Chap 10: Phân Tâm Học.
*******************

Qua ngày hôm sau, Hưng mang tới cho tôi 3 quyển sách, 1 cuốn Giai Điệu Dây Và Bản Giao Hưởng Vũ Trụ về vật lý, 1 cuốn Maketing Và Tìm Kiếm Thị Trường về kinh tế, 1 cuốn Phân Tâm Học thuộc về khoa học .
Cuốn vật lý và kinh tế thì cũng không có gì là huyền bí, nó bình thường như những cuốn sách khác để giúp con người thêm kiến thức.
Riêng cuốn Phân Tâm Học thì là quyển cuốn hút nhất. Nội dung không chỉ xoay quanh khoa học mà còn cô đọng cả về xã hội học, tâm lý học…
Tôi càng bị hấp dẫn hơn khi thằng Hưng nó nói:
_Mày thử đọc coi có hiểu được cuốn này không?:boss:
_Ơ đậu! Mày kích thích đến vùng nhạy cảm của bố rồi đó con tró.:doubt:
Sau chầu cà phê, Hưng về và tôi đóng cửa phòng luyện công, cảm giác lúc này giống các bậc cao tăng đóng cửa hang núi để luyện kinh pháp thật, đóng một cách dứt khoát và khí thế nữa.

“..ngày 6.5.1856 Singmund Freud chào đời ở Freibung, Moravia nay thuộc CH Séc, thời đó còn thuộc một bộ phận của đế quốc Áo-Hung. Tổ tiên của Freud là người Do Thái.
Cha của ông, Jakob Freud (1815 – 1896) là một nhà buôn gỗ khá thành đạt. Jakob đã 40 tuổi và có hai đứa con riêng, thậm chí đã làm ông nội khi thành hôn lần thứ hai với Amie Nathanson (1835 1930) và có với bà 8 người con. Trong số đó Singmund Freud là đứa con đầu lòng và được cưng chiều nhất.

“kẻ nào hồi bé từng là cục cưng của mẹ thì suốt đời sẽ có cảm tưởng mình là kẻ chinh phục, có lòng tự tin rằng mình luôn luôn thành công, và niềm tin đó thường thực sự dẫn anh ta đến thành công. _Singmund Freud.”

Thành Vienna vào thập niên 1890 nổi tiếng với dòng sông Danube xanh biếc đã đi vào âm nhạc; nổi tiếng với sự thông minh lịch lãm, sự nhạy cảm, những điệu valse, những quán café…Nhưng thành Vienna cũng có mặt trái của mình.
Đế quốc Áo-Hung đang lâm vào thời buổi khó khăn kinh tế. Người thất nghiệp chen chúc trong những khu ổ chuột, trong số đó có tay thợ sơn trẻ đói khát khốn cùng những năm 1910-1912 chính là Adolf Hitler.
Đĩ điếm, bệnh tật đạo, đạo đức giả về tính dục bao trùm phía mặt trái của Vienna xinh đẹp. Gái điếm được trả công để mang lại cho đàn ông những lạc thú mà những phụ nữ đáng kính có chồng không được phép làm.
Về mặt tích cực, Đảng Dân Chủ Xã Hội, vốn là chi nhánh tại Áo của chủ nghĩa Mác xít nghị viện, ấp ủ niềm hi vọng cải thiện xã hội.
Lãnh tụ Victor Adler mong muốn về một sự cải cách mang tính hòa bình và chủ nghĩa nữ quyền.

Năm 1873, Freud bắt đầu học y ở đại học Vienna. Freud đặc biệt quan tâm đến mô học và sinh lý học thần kinh, nghĩa là các ngành nghiên cứu mô hữu cơ và thần kinh hệ.
Ông muốn thành một nhà khoa học chứ không phải bác sĩ.

“cái gọi là các chức năng sống đơn giản chỉ là sự trao đổi năng lượng giữa vật chất hữu sinh và vật chất vô sinh._Ernst Brucke -73 một trong những người thầy của Freud, nhà sinh lý học vĩ đại người Đức, người sáng lập ra Cơ Giới Luận”

Hệ thần kinh của sự sống bậc cao và sự sống bậc thấp được tạo thành từ cùng một chất liệu cơ bản như nhau. Phải chăng điều đó có nghĩa là: trí óc con người và trí óc loài ếch chỉ khác nhau ở mức độ phức tạp?
Nhà cơ giới luận sẽ trả lời: đúng vậy.

Năm 1881 – 1885: Freud phải trải qua một thời kỳ thực tập dài ở khoa lâm sàng của bệnh viện trung ương Vienna mới có thể mở phòng mạch riêng. Cũng khoảng thời gian này ông nghiên cứu hiệu quả của cocain – lấy chính mình ra làm thí nghiệm. 19885, Freud giúp các đồng nghiệp của mình tiến hành giải phẫu mắt thành công cho cha mình. Họ dùng cocain làm thuốc gây tê cục bộ. Carl koller tuyên bố mình là người đầu tiên phát hiện ra cocain, dành mất công của Freud.
Nhưng hậu quả của cocain rất nặng nề,đến năm 1886 đâu đâu người ta cũng nghe nói tới những ca nghiện cocain, trong đó có những con nghiện hết thuốc chữa.

Năm 1885 – 1886, Freud được cấp một khoản học bổng nhỏ đến Paris học với Jean Martin Charcot (1825 – 1893), nhà thần kinh học nổi tiếng, giám đốc bệnh viện tâm thần salpetriare. Bắt đầu từ thời điểm này, Freud được chứng kiến những căn bệnh kỳ lạ.
Hysteria là một triệu triệu chứng ban đầu tưởng chỉ có ở phụ nữ (hysteria từ Hy Lạp có nghĩa là tử cung), người bệnh có những biểu hiện khác nhau như liệt cánh tay, nói sảng, hội chứng sợ nước, tự nhiên mắt lác, loạn ngôn ngữ mà hoàn toàn không hề có tác động của chấn thương vật lý nào.
Căn bệnh đã khiến biết bao nhiêu tranh cãi trọng ngành ý học lúc bấy giờ.

Trường hợp của Anna O.
Cô là người phụ nữ thông minh ở tuổi 21, nền giáo dục quá khắt khe khiến cô không phát triển được về mặt tính dục. Tháng 7 năm 1880 cha của cô đau nặng, cô chăm sóc cha mình suốt ngày đêm cho đến khi kiệt sức vào tháng 11.
Các triệu chứng của cô là một chứng ho trầm trọng có nguyên nhân thần kinh, mắt bỗng nhiên bị lác, rối loạn thị giác, hư giác tình dục, liệt tay phải và cổ lại còn thêm một chứng kì lạ ở khả năng nói, nếu người ta nói bằng tiếng Đức thì cô ta hiểu, nhưng lại trả lời bằng tiếng Anh.
Những hư giác của cô càng ngày càng khủng khiếp kể cả ngày lẫn đêm từ sau khi cha cô mất vào tháng 4 năm 1881. Buổi đêm cô rơi vào một cơ mê sảng câm lặng, cô cứ lẩm bẩm một mình với những từ rời rạc vô nghĩa: “..những con đường tới chẳng tới phía đông, cũn. Cũn như người..tìn h dục trẻ…ngư ờ i đ àn ô ng…”
Bác sĩ điều trị cho cô là Josef Breuer đã cố gắng lặp lại những từ của cô ấy, bằng cách đó ông đã buôc cô kể cho ông nghe về những hư giác của mình. Và sau đó cô thoát khỏi trạng thái mê sảng và cảm thấy thoải mái hơn.
Nhưng hễ khi nào cô ấy không mô tả được những hư giác của mình thì từ lúc đó cho đến suốt đêm, cô ấy rơi vào một nỗi bất an cùng cực.
Bác sĩ Josef Breuer quyết đinh dùng phương pháp thôi miên với cô. Sau chìm xoáy vào ánh mắt thôi miên của bác sĩ, ông ôn tồn hỏi:
_Bà có thể nhớ lại bà đã bị lác mắt như thế nào không?
_Tôi trực cha tôi, tôi đã bối rối và muốn khóc….nhưng tôi sợ nước mắt của tôi sẽ làm cha tôi thức dậy..lúc đó cha tôi hỏi tôi mấy giờ rồi. lúc ấy tôi không thể quay sang nhìn đồng hồ trừ khi liếc sang.
_Cô còn bị liệt tay nữa phải không?
_Tôi thức trắng đêm, bất ngờ tôi thấy một con rắn đen lớn, tôi cố cử động cánh tay nhưng không được. Tôi muốn hét lên nhưng tôi chỉ còn nhớ được mỗi những lời của một linh mục người Anh.

Kỹ thuật này của Bs. Breuer được gọi là phương pháp thanh tẩy, giúp ông loại bỏ được các triệu chứng của Anna trong những tháng tiếp theo.
Nhưng dần khỏi bệnh thì Anna lại bắt đầu nảy sinh quan hệ tình dục với bác sĩ. Điều này Breuer gọi là tình yêu khi ông kể với Freud.
_Anh biết là Anna yêu anh phải không? Chuyện đó cần phải xem xét.
_Ai chứ không phải tôi. Cảm ơn!
Breuer vẫn tin rằng quan hệ nảy sinh giữa ông và Anna là tình yêu.
Freud cho rằng mối quan hệ nảy sinh của Anna là sự kháng cự liên quan đến tính dục, một triệu chứng thay thế.
Lý thuyết ban đầu của Freud về nguyên nhân tình dục đã làm Breuer khó chịu và dẫn đến sự rạn nứt trong mỗi quan hệ giữa hai người.

Phải vất vả lắm Freud mới thuyết phục được Breuer cùng ông soạn một cuốn sách
Nguyên Cứu Về Chứng Hysteria (studies in hysteria, 1895)
Freud và Breuer kết luận: “bệnh nhân mắc hysteria bị dày vò chủ yếu bởi những hồi ức.”
Điều này có nghĩa là:
  • Bệnh nhân hysteria bị dày vò vì những kí ức đau đớn, khó chịu mang bản chất gây chấn thương.
  • Những kí ức gây chấn thương là tác nhân gây bệnh. Đây là một ý niệm mang tính cách mạng, chống lại quan điểm cơ giới luận vốn cho rằng một tác nhân thuần tâm lý gây ảnh hưởng trực tiếp lên các quá trình sinh lý của cơ thể.
  • Các ký ức gây chấn thương thường không tự chúng “phai nhạt” đi mà vẫn là một nguồn lực chủ động và vô thức chi phối hành vi của người bệnh.
  • Sự xua đuổi hồi ức đau đớn đó ra khỏi ý thức đòi hỏi có một cơ chế dồn nén; cơ chế này hoạt động ở cấp độ vô thức của đời sống tâm thần.
  • Vì những ký ức tiêu cực nằm ở vô thức không thể được biểu hiện ra bằng cách bình thường, nên năng lượng cảm xúc hay tác động của chúng bị bóp nghẹt.
Cảm xúc bị bóp nghẹt này được “chuyển hóa” thành các triệu chứng sinh lý của chứng hysteria bởi tác nhân kích thích vô thức.
* Các triệu chứng được kích thích bởi vô thức sẽ biến mất khi diễn ra thao tác khơi mở. khơi mở là tiến trình giải tỏa một cảm xúc bị dồn nén về một biến cố trong quá khứ mà bệnh nhân đã quên. Để chữa trị, bác sĩ phải làm sao để bệnh nhân phải trải qua một lần nữa kinh nghiệm chấn thương nguyên thủy đó, vốn là nguồn gốc của bệnh chứng.

Trở lại với phòng mạch của mình, Freud tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân tâm lý khác liên quan đến những ức chế của tính dục. Phương pháp điều trị của ông có loại phương pháp thôi miên, phương pháp ấn, phương pháp điện cục bộ.
Cái Vô Thức.

Freud không chỉ quan tâm tới những tâm trí bị bệnh tâm thần như người ta thường nghĩ.
Cái mà ông cống hiến cho chúng ta là cả một thuyết chung về tâm trí con người.
Chứng nhiễu tâm hay loạn thần kinh chức năng không đơn giản là những triệu chứng bất thường có tính bệnh lý, mà đúng hơn là một hoạt động khác của tâm trí.
Tuy nhiên, các chứng loạn thần kinh chức năng làm hé mở những chiều sâu ẩn giấu của tâm trí, mà trong hoàn cảnh “bình thường” chúng không lộ diện với chúng ta.

Freud chia tâm trí làm hai phần:
1. phần tiền ý thức chứa đựng tất cả các ý nghĩ và ký ức có khả năng trờ thành ý thức.
2. phần vô thức bao gồm các mong ước, khát vọng hay ham muốn mà hầu hết mang tính tính dục và đôi khi có tính phá hoại.
các ước muốn vô thức này còn được Freud gọi bằng cái tên khác: Nguyên lý khoái cảm.

Nguyên lý khoái cảm dễ dàng xung đột với các hoạt động có ý thức cảm tâm trí vốn quan tâm tới việc tránh xa các mối hiểm nguy, thích nghi với thực tại và cách ứng xử văn minh.
Tiền ý thức hoạt động có kiểm soát và kỷ luật hơn. Nó quan tâm đến mệnh lệnh thực tại và biết kiên nhẫn, không đòi hỏi được thỏa mãn ý muốn ngay lập tức.

Điều gì xảy ra khi tâm trí con người bị thống trị bởi nguyên lý khoái cảm?
Ta hay xét một ví dụ không mang tính tính dục sau:

Một người bị lạc trong rừng, đói nhưng không có gì ăn.
Nếu như ý nghĩ sơ cấp về “thức ăn hay nguyên lý khoái cảm hoàn toàn xâm chiếm anh ta, anh ta sẽ chẳng còn tâm trí đâu để nghĩ tới việc làm cách nào tìm ra được thức ăn.
Nhưng nếu như nguyên lý thực tại nắm phần kiểm soát ở người này, anh ta có thể quên chuyện thức ăn trong một thức ăn vừa đủ để nghĩ ra và làm một cái bẫy.

Anh em Voz ta tự luận ví dụ về những người mắc chứng khó nhịn tiểu, có bác nào đang ở tình trạng này thì xác nhận cái cho nó rôm rả nha.
Nếu họ đang ở nhà mà buồn tiểu, lập tức nguyên lý khoái cảm sẽ thôi thúc bản thân phi nhanh vào tolet. Nhưng nếu tolet đang có người, thì sự kiềm nén hiện tại mang tính khổ sở nhất, sau khi chờ một thời gian không được thì bằng cách rót vào chai lọ hay bô nào đó vì không thể kiềm chế.
Nhưng nếu lúc buồn tiểu mà ở ngoài đường hay chỗ đông người hơn, sự buồn tiểu vẫn thôi thúc nhưng không ghê gớm bằng lúc ở nhà. Đó là vì nguyên lý thực tại đang bị tác động bởi ngoại cảnh và nâng nó lên cao hơn so với nguyên lý khoái cảm.
Thường nếu như đàn ông mắc chứng bệnh này thường liên quan đến bệnh xuất sớm.
Đã có bệnh thì phải có cách trị, nay em mạn phép dâng chút kiến thức như sau:
Lúc đang trong quá trình trút bỏ nỗi buồn, những dòng cảm xúc đang ào ạt thì các bác hãy ngắt lại lập tức, cố gắng dồn cơ đít thít cơ hông mà ngắt.
Mặc dù bên trong cơ thể vẫn muốn tuôn ra, nhưng hãy bình tĩnh giữ khoảng 30 giây sau đó lại tiếp tục thả hồn theo nước rồi lại ngừng. tiếp tục như vậy khoảng 3 lần cho mỗi khi đi. Cái này gọi là luyện cơ vân.
Nếu có thể thì tập thêm phương pháp thiền, sẽ có lợi toàn diện cho bản thân, và đang nói đây là tăng Nguyên Lý Thực Tại.
Phương pháp đơn giản nhất là nằm hoặc ngồi, cơ thể phải được ở trạng thái thoải mái nhất. mắt nhắm hờ, tập trung ở một điểm nhất định thường là đỉnh mũi đi ra.
Hít vào thật chậm căng lồng ngực, đẩy khí xuống đan điền và cảm giác nó đi đến toàn bộ cơ thể. Giữ khoảng 5 giây rồi thở nhẹ từ từ cho hết khí trong cơ thể, giữ trạng thái này 3 giây. Trong quá trình này, đầu óc có thể loạn xạ các suy nghĩ như: em kia khi nào mới đủ 16 tuổi, làm thế nào để mình đẹp trai hơn, vàng sắp tới sẽ lên hay xuống và ảnh hưởng đến giá rau muống thế nào, sắp tới giá tép riu sẽ tăng bao nhiêu ngàn đồng một lạng...vân vân và vân vân, nhưng các bác phải cố tập trung và một điều đó là đang thiền. gặt toàn bộ những suy nghĩ và hình ảnh xuất hiện ngay lập tức.
Lúc thiền sâu thì lúc đó mọi cảm giác về tay, chân và cơ thể không hề có, cảm giác sẽ giống như đang lơ lửng. Nếu như xuất hiện hình ảnh cô gái đẹp đang cười với mình thì cũng phải lập tức xua tan nó chứ không được phép tận hưởng hình ảnh ấy, đoạn này nói khá nghiêm túc.
Còn một phương pháp làm chủ thời điểm “bắn pháo hoa” nữa, nhưng không tiện nói ở đây. Sau này nếu có điều kiện mở phòng tập không khéo lại hốt bạc chứ không chừng.


Năm 1905, Freud xuất bản cuốn sách BA TIỂU LUẬN VỀ LÝ THUYẾT TÍNH DỤC.
Tại sao tính dục không chỉ đơn giản là nhằm hưởng thụ khoái cảm? hai người trưởng thành thuộc hai giới tính khác nhau giao hợp với nhau nhằm mục đích duy trì nòi giống?
Mọi việc không chỉ có vậy!
Nếu giả định trên là đúng thì ta phải nói thế nào về trường hợp:
1. những người chỉ bị hấp dẫn bởi người cùng giới tính hoặc cơ quan sinh dục của chính mình?
2. những người bị coi là “lệch lạc về tính dục” vốn không hề biết tới công cụ bình thường của tính dục?
Người ta vẫn biết những hiện tượng đó, nhưng không thừa nhận chúng là bình thường.
Giả sử có một bản năng tính dục duy nhất nào đó trở nên đặc biệt lôi cuốn kích thích? Giả sử bản năng đó mạnh đến mức thay thế toàn bộ mục đích thông thường về tính dục?
Chúng ta có những ví dụ tiêu biểu về lệch lạc tính dục..chẳng hạn như những kẻ ưa nhìn trộm người khác làm tình, kẻ thích phô bày cơ quan sinh dục của mình, kẻ tôn thờ quá đáng một bộ phận riêng lẻ nào đó…
Thế còn những kẻ nhiễu tâm thì sao? Người ta phản kháng lại ngay cả chính ý nghĩ về những ham muốn này bang những câu: Tởm quá…
Tại sao vậy?
Vấn đề phát triển tính dục không hề đơn giản.
Freud luôn biết rõ tính hai mặt của cả hai giới tính – hay nói cách khác là lưỡng tính.
• Freud quan sát được rằng ở trong con người không có nam tính thuần túy hay nữ tính thuần túy cả theo nghĩa tâm lý đến nghĩa sinh lý.
• Mỗi cá nhân đều mang trong mình những nét tính cách nam lẫn tính cách nữ.
Đoạn này chắc không cần lấy ví dụ đâu các bác nhỉ

Cuộc cách mạng thứ ba của tri thức loài người: TÂM LÝ HỌC VỀ CÁI VÔ THỨC.
Các triết gia trước kia luôn đánh đồng tâm trí với ý thức. Nhưng Freud nói một điều khác hẳn. Chỉ một phần nhỏ trong tâm trí là hữu thức mà thôi. Phần còn lại là vô thức gồm những ý nghĩ không được thừa nhận và không được ý thức, nhưng chính chúng lại là động cơ của hành vi.
Những phần tiếp theo của cuốn sách nói về Cái tôi – cái ấy – cái siêu tôi, Bản năng sống và bản năng chết, Nền văn minh và những bất ổn của nó.
Do không muốn dẫn chuyện sâu vào cuốn sách này nên tôi chỉ tóm tắt đôi phần và lược bỏ những đoạn “khá nhạy cảm” của cuốn sách. Nếu bác nào muốn tìm hiểu và phát triển nó thì sau này có điều kiện thời gian, chúng ta sẽ cùng nhau đàm đạo.

Bây giờ chúng ta thử luận vài câu hỏi nha các bác.
Tại sao có một số nhân tài không lấy vợ? Câu trả lời là không có thời gian dành cho gia đình liệu có thỏa đáng không?
Tại sao trình độ của Mỹ lại mạnh như vậy? họ có bí mật gì về đào tạo nhân lực?
Những người ở Á đông sang Mỹ hay các nước phương tây thì nhiều người phát triển tài năng một cách tối đa như thế? Chỉ đơn giản là điều kiện vật chất, điều kiện nghiên cứu thôi sao?
Tất cả đều có thể trả lời một cách logic được, nhưng theo tôi nghĩ thì cuốn sách này viết theo lối nửa ẩn dụ cũng là có nguyên nhân của nó.

Về bản thân, sau khi đọc cuốn sách này, tôi đã hiểu được nguyên nhân dẫn đến một số sai lầm của mình trong quá khứ. Hiểu được tại sao cha mình lại tự làm đau bản thân mỗi khi ức chế cùng cực. Đời mà, sự ích kỷ ngụy tạo mặt nhân nghĩa, đọa đày người ta đến những phản xạ khác người rồi lại cười rồi thương hại.
Có ai sinh ra muốn mình là kẻ hư hỏng không?
Chí phèo cũng từng là người lương thiện, nhưng sau đó ai cho Chí Phèo lương thiện?
Tôi thở dài, cũng may mình chưa đến nỗi như Chí Phèo. Hay đúng hơn là sinh sau thời đó nên xã hội cũng có văn minh hơn. Đủ cho cái phần gọi là Nguyên Lý Thực Tại của tôi vẫn kiểm soát được những năng lượng vô thức chua cay.

Đang miệt mài và nhức đầu với cái cuốn sách khó hiểu này thì điện thoại có tin nhắn:
_Anh ăn trưa chưa? - tin nhắn của Tr.
_Chưa, chút anh ăn.
Không thấy Tr rep lại, tôi nằm nghỉ ngơi đầu óc xíu định bụng lát đi ăn cơm.
Một lát sau điện thoại lại reo, là Tr gọi.
_Anh ra đón em.

_Em tới làm gì?
_Tới thăm anh, bộ anh không thích à?
_không phải.
Tr đưa hộp cơm cho tôi kèm lời nói như bảo mẫu:
_Ăn uống là phải đúng giờ đúng giấc, không là đau bao tử cho coi.
_Kệ đi, có gì đâu.
Tôi ngồi tựa lưng vào tường, Tr lại gần và như chưa hề có cuộc chia tay, nàng nằm gối đầu lên đùi tôi, cầm tay tôi áp lên má.
_Nhớ em không?:love:
Tôi không trả lời, vì nói không nhớ là sai. Nhưng nói nhớ thì không nên chút nào. Em hỏi vậy mà cũng hỏi sao? Tôi vẫn lặng lẽ nhìn em. Em như con mèo ngoan cần được vỗ về, dịu dàng và nồng ấm.
Em ngồi lên hôn tôi, tôi cũng chẳng phản ứng. Đôi mắt này, đôi môi này nó vẫn là của em nhưng nó không còn như trước nữa. Thay vì ngọt ngào là một vị đắng ngắt mà thôi. Nhớ và thương em nhiều, nhưng em đã chọn cho mình một quyết định, quyết định ấy đồng nghĩa với viếc chúng ta mất nhau mãi mãi.
Ngày hôm nay, em về lại đây để làm gì? phải chăng là một chút hấp hối cuối cùng của tình yêu khờ dại, hay là sự thương hai dành cho kẻ tha hương?
Tôi với lấy gói thuốc và châm một điếu. Vẫn cái điệp khúc la tôi không được hút như ngày nào nhưng tôi vẫn im lặng.
_Sau này em đừng đến nữa.
câu nói mâu thuẫn nhất trong lòng tôi đã thốt ra, bởi tận đáy tim tôi đã nhớ và mong em biết nhường nào.
_Anh không thích em đến chơi nữa à? Anh quen người khác rồi sao?
_Đó không là việc của em.
Nàng dỗi, sau đôi mắt kính những giọt nước mắt bắt đầu tràn ra.
Em khóc bây giờ để làm gì, tôi đã phải cố gắng lắm mới có thể cân bằng trở lại. Chiến đấu với sự cô đơn, nỗi nhớ em từng đêm như tên ốm bệnh phải tự mình chăm sóc. Bây giờ em khóc trước tôi, nước mắt em càng làm tôi cay đắng. Quá muộn rồi, dù có làm lại thì cũng không thể hạnh phúc được đâu em.
Tôi không bao giờ chấp nhận em ngoại tình, điều này trong những ngày đầu tiên quen nhau tôi đã nói mà sao em phớt lờ nó đi.
_Em về đi học đây.
_uh, để anh tiễn em.
Vẫn hai con người trẻ trên con phố ngày nào, nhưng bây giờ là hai người đang dần thành xa lạ. Tôi đứng nhìn theo đến khi bóng em mất hút sau những căn nhà.

Nãy giờ đọc sách nhức đầu không các bác? nghe bản nhạc này để hiểu tâm trạng của em lúc ấy..buồn

"..Và rồi những tiếng yêu hôm nào
Tất cả chỉ còn trong chiêm bao
Người vội ra đi, em quên đi những lời yêu đầu
Chỉ còn mình anh là cô đơn".

Chuyện tình yêu vỡ tan rồi
Còn hay không bao câu hẹn thề thuở xưa
Vầng trăng đêm vờn theo gió lãng du cùng mình
Trăng nào hay biết.

Một người quên một người chờ
Vòng tay ấm sẽ mãi mãi không về đây
Buồn mà chi khóc làm chi
Người ra đi mang theo con tim với linh hồn.


Khóc thật nhiều cho vơi niềm thương đau
Có nhau rồi, rồi lại mất nhau
Vòng tay em vui với ai hay chăng chốn này
Duyên tình tan nát.

Mất em rồi anh biết tìm nơi nao
Hạnh phúc với chia đôi đường
Đường em đi mãi cách xa
Con đường của anh.

"Và rồi vẫn con phố ngày ấy
Và vẫn bước chân cô đơn ngày ấy
Nơi chúng ta đã từng hẹn ước
Nhưng tất cả giờ đây
Đã phôi tan và tan tành giấc mộng
Em vội ra đi, em đã nói ra đi
Và em đã quên đi
Quên những tiếng yêu hôm nào
Để cho con tim anh lại một lần lữa
Chợt Khóc vì em"

Về phòng, ăn cơm xong tôi dở tấm tờ rơi hôm qua được phát trên đường về ra.
"Cần tuyển sinh viên phát tờ rơi...lương 30 - 40 ngàn/buổi 2 tiếng...liên hệ.."
Công việc này có vẻ phù hợp với sinh viên như mình đây, rảnh buổi nào thì làm buổi đó. Vậy là quyết định sáng mai sẽ lên đường xin việc. Trước giờ do không mang xe vào nên đi đâu tôi cũng đi ô tô cả (ô tô buyt đấy). Để phù hợp với đặc tính khó khăn và cao cấp của công việc, tôi quyết định ra cửa hàng xe đạp cũ, tậu một chiếc xe cho tiện đi lại.
Hết gần nửa tiếng thỏa thuận, tâm sự, hứa hẹn sẽ cống hiến cho xã hội thì bà chủ tiệm cũng đồng ý bán cho tôi một chiếc xe với giá 280k, đã fix 20k tiền xăng đi về.

Ra khỏi tiệm, cưỡi lên con ngựa sắt địa hình, chiếc xe lăn bánh tràn đầy khí thế..
ẻn ẻn ẻn..chiếc xe bắt đầu của những ước mơ..:whistle:
 
Chap 10: Phân Tâm Học.
*******************

Qua ngày hôm sau, Hưng mang tới cho tôi 3 quyển sách, 1 cuốn Giai Điệu Dây Và Bản Giao Hưởng Vũ Trụ về vật lý, 1 cuốn Maketing Và Tìm Kiếm Thị Trường về kinh tế, 1 cuốn Phân Tâm Học thuộc về khoa học .
Cuốn vật lý và kinh tế thì cũng không có gì là huyền bí, nó bình thường như những cuốn sách khác để giúp con người thêm kiến thức.
Riêng cuốn Phân Tâm Học thì là quyển cuốn hút nhất. Nội dung không chỉ xoay quanh khoa học mà còn cô đọng cả về xã hội học, tâm lý học…
Tôi càng bị hấp dẫn hơn khi thằng Hưng nó nói:
_Mày thử đọc coi có hiểu được cuốn này không?:boss:
_Ơ đậu! Mày kích thích đến vùng nhạy cảm của bố rồi đó con tró.:doubt:
Sau chầu cà phê, Hưng về và tôi đóng cửa phòng luyện công, cảm giác lúc này giống các bậc cao tăng đóng cửa hang núi để luyện kinh pháp thật, đóng một cách dứt khoát và khí thế nữa.

“..ngày 6.5.1856 Singmund Freud chào đời ở Freibung, Moravia nay thuộc CH Séc, thời đó còn thuộc một bộ phận của đế quốc Áo-Hung. Tổ tiên của Freud là người Do Thái.
Cha của ông, Jakob Freud (1815 – 1896) là một nhà buôn gỗ khá thành đạt. Jakob đã 40 tuổi và có hai đứa con riêng, thậm chí đã làm ông nội khi thành hôn lần thứ hai với Amie Nathanson (1835 1930) và có với bà 8 người con. Trong số đó Singmund Freud là đứa con đầu lòng và được cưng chiều nhất.

“kẻ nào hồi bé từng là cục cưng của mẹ thì suốt đời sẽ có cảm tưởng mình là kẻ chinh phục, có lòng tự tin rằng mình luôn luôn thành công, và niềm tin đó thường thực sự dẫn anh ta đến thành công. _Singmund Freud.”

Thành Vienna vào thập niên 1890 nổi tiếng với dòng sông Danube xanh biếc đã đi vào âm nhạc; nổi tiếng với sự thông minh lịch lãm, sự nhạy cảm, những điệu valse, những quán café…Nhưng thành Vienna cũng có mặt trái của mình.
Đế quốc Áo-Hung đang lâm vào thời buổi khó khăn kinh tế. Người thất nghiệp chen chúc trong những khu ổ chuột, trong số đó có tay thợ sơn trẻ đói khát khốn cùng những năm 1910-1912 chính là Adolf Hitler.
Đĩ điếm, bệnh tật đạo, đạo đức giả về tính dục bao trùm phía mặt trái của Vienna xinh đẹp. Gái điếm được trả công để mang lại cho đàn ông những lạc thú mà những phụ nữ đáng kính có chồng không được phép làm.
Về mặt tích cực, Đảng Dân Chủ Xã Hội, vốn là chi nhánh tại Áo của chủ nghĩa Mác xít nghị viện, ấp ủ niềm hi vọng cải thiện xã hội.
Lãnh tụ Victor Adler mong muốn về một sự cải cách mang tính hòa bình và chủ nghĩa nữ quyền.

Năm 1873, Freud bắt đầu học y ở đại học Vienna. Freud đặc biệt quan tâm đến mô học và sinh lý học thần kinh, nghĩa là các ngành nghiên cứu mô hữu cơ và thần kinh hệ.
Ông muốn thành một nhà khoa học chứ không phải bác sĩ.

“cái gọi là các chức năng sống đơn giản chỉ là sự trao đổi năng lượng giữa vật chất hữu sinh và vật chất vô sinh._Ernst Brucke -73 một trong những người thầy của Freud, nhà sinh lý học vĩ đại người Đức, người sáng lập ra Cơ Giới Luận”

Hệ thần kinh của sự sống bậc cao và sự sống bậc thấp được tạo thành từ cùng một chất liệu cơ bản như nhau. Phải chăng điều đó có nghĩa là: trí óc con người và trí óc loài ếch chỉ khác nhau ở mức độ phức tạp?
Nhà cơ giới luận sẽ trả lời: đúng vậy.

Năm 1881 – 1885: Freud phải trải qua một thời kỳ thực tập dài ở khoa lâm sàng của bệnh viện trung ương Vienna mới có thể mở phòng mạch riêng. Cũng khoảng thời gian này ông nghiên cứu hiệu quả của cocain – lấy chính mình ra làm thí nghiệm. 19885, Freud giúp các đồng nghiệp của mình tiến hành giải phẫu mắt thành công cho cha mình. Họ dùng cocain làm thuốc gây tê cục bộ. Carl koller tuyên bố mình là người đầu tiên phát hiện ra cocain, dành mất công của Freud.
Nhưng hậu quả của cocain rất nặng nề,đến năm 1886 đâu đâu người ta cũng nghe nói tới những ca nghiện cocain, trong đó có những con nghiện hết thuốc chữa.

Năm 1885 – 1886, Freud được cấp một khoản học bổng nhỏ đến Paris học với Jean Martin Charcot (1825 – 1893), nhà thần kinh học nổi tiếng, giám đốc bệnh viện tâm thần salpetriare. Bắt đầu từ thời điểm này, Freud được chứng kiến những căn bệnh kỳ lạ.
Hysteria là một triệu triệu chứng ban đầu tưởng chỉ có ở phụ nữ (hysteria từ Hy Lạp có nghĩa là tử cung), người bệnh có những biểu hiện khác nhau như liệt cánh tay, nói sảng, hội chứng sợ nước, tự nhiên mắt lác, loạn ngôn ngữ mà hoàn toàn không hề có tác động của chấn thương vật lý nào.
Căn bệnh đã khiến biết bao nhiêu tranh cãi trọng ngành ý học lúc bấy giờ.

Trường hợp của Anna O.
Cô là người phụ nữ thông minh ở tuổi 21, nền giáo dục quá khắt khe khiến cô không phát triển được về mặt tính dục. Tháng 7 năm 1880 cha của cô đau nặng, cô chăm sóc cha mình suốt ngày đêm cho đến khi kiệt sức vào tháng 11.
Các triệu chứng của cô là một chứng ho trầm trọng có nguyên nhân thần kinh, mắt bỗng nhiên bị lác, rối loạn thị giác, hư giác tình dục, liệt tay phải và cổ lại còn thêm một chứng kì lạ ở khả năng nói, nếu người ta nói bằng tiếng Đức thì cô ta hiểu, nhưng lại trả lời bằng tiếng Anh.
Những hư giác của cô càng ngày càng khủng khiếp kể cả ngày lẫn đêm từ sau khi cha cô mất vào tháng 4 năm 1881. Buổi đêm cô rơi vào một cơ mê sảng câm lặng, cô cứ lẩm bẩm một mình với những từ rời rạc vô nghĩa: “..những con đường tới chẳng tới phía đông, cũn. Cũn như người..tìn h dục trẻ…ngư ờ i đ àn ô ng…”
Bác sĩ điều trị cho cô là Josef Breuer đã cố gắng lặp lại những từ của cô ấy, bằng cách đó ông đã buôc cô kể cho ông nghe về những hư giác của mình. Và sau đó cô thoát khỏi trạng thái mê sảng và cảm thấy thoải mái hơn.
Nhưng hễ khi nào cô ấy không mô tả được những hư giác của mình thì từ lúc đó cho đến suốt đêm, cô ấy rơi vào một nỗi bất an cùng cực.
Bác sĩ Josef Breuer quyết đinh dùng phương pháp thôi miên với cô. Sau chìm xoáy vào ánh mắt thôi miên của bác sĩ, ông ôn tồn hỏi:
_Bà có thể nhớ lại bà đã bị lác mắt như thế nào không?
_Tôi trực cha tôi, tôi đã bối rối và muốn khóc….nhưng tôi sợ nước mắt của tôi sẽ làm cha tôi thức dậy..lúc đó cha tôi hỏi tôi mấy giờ rồi. lúc ấy tôi không thể quay sang nhìn đồng hồ trừ khi liếc sang.
_Cô còn bị liệt tay nữa phải không?
_Tôi thức trắng đêm, bất ngờ tôi thấy một con rắn đen lớn, tôi cố cử động cánh tay nhưng không được. Tôi muốn hét lên nhưng tôi chỉ còn nhớ được mỗi những lời của một linh mục người Anh.

Kỹ thuật này của Bs. Breuer được gọi là phương pháp thanh tẩy, giúp ông loại bỏ được các triệu chứng của Anna trong những tháng tiếp theo.
Nhưng dần khỏi bệnh thì Anna lại bắt đầu nảy sinh quan hệ tình dục với bác sĩ. Điều này Breuer gọi là tình yêu khi ông kể với Freud.
_Anh biết là Anna yêu anh phải không? Chuyện đó cần phải xem xét.
_Ai chứ không phải tôi. Cảm ơn!
Breuer vẫn tin rằng quan hệ nảy sinh giữa ông và Anna là tình yêu.
Freud cho rằng mối quan hệ nảy sinh của Anna là sự kháng cự liên quan đến tính dục, một triệu chứng thay thế.
Lý thuyết ban đầu của Freud về nguyên nhân tình dục đã làm Breuer khó chịu và dẫn đến sự rạn nứt trong mỗi quan hệ giữa hai người.

Phải vất vả lắm Freud mới thuyết phục được Breuer cùng ông soạn một cuốn sách
Nguyên Cứu Về Chứng Hysteria (studies in hysteria, 1895)
Freud và Breuer kết luận: “bệnh nhân mắc hysteria bị dày vò chủ yếu bởi những hồi ức.”
Điều này có nghĩa là:
  • Bệnh nhân hysteria bị dày vò vì những kí ức đau đớn, khó chịu mang bản chất gây chấn thương.
  • Những kí ức gây chấn thương là tác nhân gây bệnh. Đây là một ý niệm mang tính cách mạng, chống lại quan điểm cơ giới luận vốn cho rằng một tác nhân thuần tâm lý gây ảnh hưởng trực tiếp lên các quá trình sinh lý của cơ thể.
  • Các ký ức gây chấn thương thường không tự chúng “phai nhạt” đi mà vẫn là một nguồn lực chủ động và vô thức chi phối hành vi của người bệnh.
  • Sự xua đuổi hồi ức đau đớn đó ra khỏi ý thức đòi hỏi có một cơ chế dồn nén; cơ chế này hoạt động ở cấp độ vô thức của đời sống tâm thần.
  • Vì những ký ức tiêu cực nằm ở vô thức không thể được biểu hiện ra bằng cách bình thường, nên năng lượng cảm xúc hay tác động của chúng bị bóp nghẹt.
Cảm xúc bị bóp nghẹt này được “chuyển hóa” thành các triệu chứng sinh lý của chứng hysteria bởi tác nhân kích thích vô thức.
* Các triệu chứng được kích thích bởi vô thức sẽ biến mất khi diễn ra thao tác khơi mở. khơi mở là tiến trình giải tỏa một cảm xúc bị dồn nén về một biến cố trong quá khứ mà bệnh nhân đã quên. Để chữa trị, bác sĩ phải làm sao để bệnh nhân phải trải qua một lần nữa kinh nghiệm chấn thương nguyên thủy đó, vốn là nguồn gốc của bệnh chứng.

Trở lại với phòng mạch của mình, Freud tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân tâm lý khác liên quan đến những ức chế của tính dục. Phương pháp điều trị của ông có loại phương pháp thôi miên, phương pháp ấn, phương pháp điện cục bộ.
Cái Vô Thức.

Freud không chỉ quan tâm tới những tâm trí bị bệnh tâm thần như người ta thường nghĩ.
Cái mà ông cống hiến cho chúng ta là cả một thuyết chung về tâm trí con người.
Chứng nhiễu tâm hay loạn thần kinh chức năng không đơn giản là những triệu chứng bất thường có tính bệnh lý, mà đúng hơn là một hoạt động khác của tâm trí.
Tuy nhiên, các chứng loạn thần kinh chức năng làm hé mở những chiều sâu ẩn giấu của tâm trí, mà trong hoàn cảnh “bình thường” chúng không lộ diện với chúng ta.

Freud chia tâm trí làm hai phần:
1. phần tiền ý thức chứa đựng tất cả các ý nghĩ và ký ức có khả năng trờ thành ý thức.
2. phần vô thức bao gồm các mong ước, khát vọng hay ham muốn mà hầu hết mang tính tính dục và đôi khi có tính phá hoại.
các ước muốn vô thức này còn được Freud gọi bằng cái tên khác: Nguyên lý khoái cảm.

Nguyên lý khoái cảm dễ dàng xung đột với các hoạt động có ý thức cảm tâm trí vốn quan tâm tới việc tránh xa các mối hiểm nguy, thích nghi với thực tại và cách ứng xử văn minh.
Tiền ý thức hoạt động có kiểm soát và kỷ luật hơn. Nó quan tâm đến mệnh lệnh thực tại và biết kiên nhẫn, không đòi hỏi được thỏa mãn ý muốn ngay lập tức.

Điều gì xảy ra khi tâm trí con người bị thống trị bởi nguyên lý khoái cảm?
Ta hay xét một ví dụ không mang tính tính dục sau:

Một người bị lạc trong rừng, đói nhưng không có gì ăn.
Nếu như ý nghĩ sơ cấp về “thức ăn hay nguyên lý khoái cảm hoàn toàn xâm chiếm anh ta, anh ta sẽ chẳng còn tâm trí đâu để nghĩ tới việc làm cách nào tìm ra được thức ăn.
Nhưng nếu như nguyên lý thực tại nắm phần kiểm soát ở người này, anh ta có thể quên chuyện thức ăn trong một thức ăn vừa đủ để nghĩ ra và làm một cái bẫy.

Anh em Voz ta tự luận ví dụ về những người mắc chứng khó nhịn tiểu, có bác nào đang ở tình trạng này thì xác nhận cái cho nó rôm rả nha.
Nếu họ đang ở nhà mà buồn tiểu, lập tức nguyên lý khoái cảm sẽ thôi thúc bản thân phi nhanh vào tolet. Nhưng nếu tolet đang có người, thì sự kiềm nén hiện tại mang tính khổ sở nhất, sau khi chờ một thời gian không được thì bằng cách rót vào chai lọ hay bô nào đó vì không thể kiềm chế.
Nhưng nếu lúc buồn tiểu mà ở ngoài đường hay chỗ đông người hơn, sự buồn tiểu vẫn thôi thúc nhưng không ghê gớm bằng lúc ở nhà. Đó là vì nguyên lý thực tại đang bị tác động bởi ngoại cảnh và nâng nó lên cao hơn so với nguyên lý khoái cảm.
Thường nếu như đàn ông mắc chứng bệnh này thường liên quan đến bệnh xuất sớm.
Đã có bệnh thì phải có cách trị, nay em mạn phép dâng chút kiến thức như sau:
Lúc đang trong quá trình trút bỏ nỗi buồn, những dòng cảm xúc đang ào ạt thì các bác hãy ngắt lại lập tức, cố gắng dồn cơ đít thít cơ hông mà ngắt.
Mặc dù bên trong cơ thể vẫn muốn tuôn ra, nhưng hãy bình tĩnh giữ khoảng 30 giây sau đó lại tiếp tục thả hồn theo nước rồi lại ngừng. tiếp tục như vậy khoảng 3 lần cho mỗi khi đi. Cái này gọi là luyện cơ vân.
Nếu có thể thì tập thêm phương pháp thiền, sẽ có lợi toàn diện cho bản thân, và đang nói đây là tăng Nguyên Lý Thực Tại.
Phương pháp đơn giản nhất là nằm hoặc ngồi, cơ thể phải được ở trạng thái thoải mái nhất. mắt nhắm hờ, tập trung ở một điểm nhất định thường là đỉnh mũi đi ra.
Hít vào thật chậm căng lồng ngực, đẩy khí xuống đan điền và cảm giác nó đi đến toàn bộ cơ thể. Giữ khoảng 5 giây rồi thở nhẹ từ từ cho hết khí trong cơ thể, giữ trạng thái này 3 giây. Trong quá trình này, đầu óc có thể loạn xạ các suy nghĩ như: em kia khi nào mới đủ 16 tuổi, làm thế nào để mình đẹp trai hơn, vàng sắp tới sẽ lên hay xuống và ảnh hưởng đến giá rau muống thế nào, sắp tới giá tép riu sẽ tăng bao nhiêu ngàn đồng một lạng...vân vân và vân vân, nhưng các bác phải cố tập trung và một điều đó là đang thiền. gặt toàn bộ những suy nghĩ và hình ảnh xuất hiện ngay lập tức.
Lúc thiền sâu thì lúc đó mọi cảm giác về tay, chân và cơ thể không hề có, cảm giác sẽ giống như đang lơ lửng. Nếu như xuất hiện hình ảnh cô gái đẹp đang cười với mình thì cũng phải lập tức xua tan nó chứ không được phép tận hưởng hình ảnh ấy, đoạn này nói khá nghiêm túc.
Còn một phương pháp làm chủ thời điểm “bắn pháo hoa” nữa, nhưng không tiện nói ở đây. Sau này nếu có điều kiện mở phòng tập không khéo lại hốt bạc chứ không chừng.


Năm 1905, Freud xuất bản cuốn sách BA TIỂU LUẬN VỀ LÝ THUYẾT TÍNH DỤC.
Tại sao tính dục không chỉ đơn giản là nhằm hưởng thụ khoái cảm? hai người trưởng thành thuộc hai giới tính khác nhau giao hợp với nhau nhằm mục đích duy trì nòi giống?
Mọi việc không chỉ có vậy!
Nếu giả định trên là đúng thì ta phải nói thế nào về trường hợp:
1. những người chỉ bị hấp dẫn bởi người cùng giới tính hoặc cơ quan sinh dục của chính mình?
2. những người bị coi là “lệch lạc về tính dục” vốn không hề biết tới công cụ bình thường của tính dục?
Người ta vẫn biết những hiện tượng đó, nhưng không thừa nhận chúng là bình thường.
Giả sử có một bản năng tính dục duy nhất nào đó trở nên đặc biệt lôi cuốn kích thích? Giả sử bản năng đó mạnh đến mức thay thế toàn bộ mục đích thông thường về tính dục?
Chúng ta có những ví dụ tiêu biểu về lệch lạc tính dục..chẳng hạn như những kẻ ưa nhìn trộm người khác làm tình, kẻ thích phô bày cơ quan sinh dục của mình, kẻ tôn thờ quá đáng một bộ phận riêng lẻ nào đó…
Thế còn những kẻ nhiễu tâm thì sao? Người ta phản kháng lại ngay cả chính ý nghĩ về những ham muốn này bang những câu: Tởm quá…
Tại sao vậy?
Vấn đề phát triển tính dục không hề đơn giản.
Freud luôn biết rõ tính hai mặt của cả hai giới tính – hay nói cách khác là lưỡng tính.
• Freud quan sát được rằng ở trong con người không có nam tính thuần túy hay nữ tính thuần túy cả theo nghĩa tâm lý đến nghĩa sinh lý.
• Mỗi cá nhân đều mang trong mình những nét tính cách nam lẫn tính cách nữ.
Đoạn này chắc không cần lấy ví dụ đâu các bác nhỉ

Cuộc cách mạng thứ ba của tri thức loài người: TÂM LÝ HỌC VỀ CÁI VÔ THỨC.
Các triết gia trước kia luôn đánh đồng tâm trí với ý thức. Nhưng Freud nói một điều khác hẳn. Chỉ một phần nhỏ trong tâm trí là hữu thức mà thôi. Phần còn lại là vô thức gồm những ý nghĩ không được thừa nhận và không được ý thức, nhưng chính chúng lại là động cơ của hành vi.
Những phần tiếp theo của cuốn sách nói về Cái tôi – cái ấy – cái siêu tôi, Bản năng sống và bản năng chết, Nền văn minh và những bất ổn của nó.
Do không muốn dẫn chuyện sâu vào cuốn sách này nên tôi chỉ tóm tắt đôi phần và lược bỏ những đoạn “khá nhạy cảm” của cuốn sách. Nếu bác nào muốn tìm hiểu và phát triển nó thì sau này có điều kiện thời gian, chúng ta sẽ cùng nhau đàm đạo.

Bây giờ chúng ta thử luận vài câu hỏi nha các bác.
Tại sao có một số nhân tài không lấy vợ? Câu trả lời là không có thời gian dành cho gia đình liệu có thỏa đáng không?
Tại sao trình độ của Mỹ lại mạnh như vậy? họ có bí mật gì về đào tạo nhân lực?
Những người ở Á đông sang Mỹ hay các nước phương tây thì nhiều người phát triển tài năng một cách tối đa như thế? Chỉ đơn giản là điều kiện vật chất, điều kiện nghiên cứu thôi sao?
Tất cả đều có thể trả lời một cách logic được, nhưng theo tôi nghĩ thì cuốn sách này viết theo lối nửa ẩn dụ cũng là có nguyên nhân của nó.

Về bản thân, sau khi đọc cuốn sách này, tôi đã hiểu được nguyên nhân dẫn đến một số sai lầm của mình trong quá khứ. Hiểu được tại sao cha mình lại tự làm đau bản thân mỗi khi ức chế cùng cực. Đời mà, sự ích kỷ ngụy tạo mặt nhân nghĩa, đọa đày người ta đến những phản xạ khác người rồi lại cười rồi thương hại.
Có ai sinh ra muốn mình là kẻ hư hỏng không?
Chí phèo cũng từng là người lương thiện, nhưng sau đó ai cho Chí Phèo lương thiện?
Tôi thở dài, cũng may mình chưa đến nỗi như Chí Phèo. Hay đúng hơn là sinh sau thời đó nên xã hội cũng có văn minh hơn. Đủ cho cái phần gọi là Nguyên Lý Thực Tại của tôi vẫn kiểm soát được những năng lượng vô thức chua cay.

Đang miệt mài và nhức đầu với cái cuốn sách khó hiểu này thì điện thoại có tin nhắn:
_Anh ăn trưa chưa? - tin nhắn của Tr.
_Chưa, chút anh ăn.
Không thấy Tr rep lại, tôi nằm nghỉ ngơi đầu óc xíu định bụng lát đi ăn cơm.
Một lát sau điện thoại lại reo, là Tr gọi.
_Anh ra đón em.

_Em tới làm gì?
_Tới thăm anh, bộ anh không thích à?
_không phải.
Tr đưa hộp cơm cho tôi kèm lời nói như bảo mẫu:
_Ăn uống là phải đúng giờ đúng giấc, không là đau bao tử cho coi.
_Kệ đi, có gì đâu.
Tôi ngồi tựa lưng vào tường, Tr lại gần và như chưa hề có cuộc chia tay, nàng nằm gối đầu lên đùi tôi, cầm tay tôi áp lên má.
_Nhớ em không?:love:
Tôi không trả lời, vì nói không nhớ là sai. Nhưng nói nhớ thì không nên chút nào. Em hỏi vậy mà cũng hỏi sao? Tôi vẫn lặng lẽ nhìn em. Em như con mèo ngoan cần được vỗ về, dịu dàng và nồng ấm.
Em ngồi lên hôn tôi, tôi cũng chẳng phản ứng. Đôi mắt này, đôi môi này nó vẫn là của em nhưng nó không còn như trước nữa. Thay vì ngọt ngào là một vị đắng ngắt mà thôi. Nhớ và thương em nhiều, nhưng em đã chọn cho mình một quyết định, quyết định ấy đồng nghĩa với viếc chúng ta mất nhau mãi mãi.
Ngày hôm nay, em về lại đây để làm gì? phải chăng là một chút hấp hối cuối cùng của tình yêu khờ dại, hay là sự thương hai dành cho kẻ tha hương?
Tôi với lấy gói thuốc và châm một điếu. Vẫn cái điệp khúc la tôi không được hút như ngày nào nhưng tôi vẫn im lặng.
_Sau này em đừng đến nữa.
câu nói mâu thuẫn nhất trong lòng tôi đã thốt ra, bởi tận đáy tim tôi đã nhớ và mong em biết nhường nào.
_Anh không thích em đến chơi nữa à? Anh quen người khác rồi sao?
_Đó không là việc của em.
Nàng dỗi, sau đôi mắt kính những giọt nước mắt bắt đầu tràn ra.
Em khóc bây giờ để làm gì, tôi đã phải cố gắng lắm mới có thể cân bằng trở lại. Chiến đấu với sự cô đơn, nỗi nhớ em từng đêm như tên ốm bệnh phải tự mình chăm sóc. Bây giờ em khóc trước tôi, nước mắt em càng làm tôi cay đắng. Quá muộn rồi, dù có làm lại thì cũng không thể hạnh phúc được đâu em.
Tôi không bao giờ chấp nhận em ngoại tình, điều này trong những ngày đầu tiên quen nhau tôi đã nói mà sao em phớt lờ nó đi.
_Em về đi học đây.
_uh, để anh tiễn em.
Vẫn hai con người trẻ trên con phố ngày nào, nhưng bây giờ là hai người đang dần thành xa lạ. Tôi đứng nhìn theo đến khi bóng em mất hút sau những căn nhà.

Nãy giờ đọc sách nhức đầu không các bác? nghe bản nhạc này để hiểu tâm trạng của em lúc ấy..buồn

"..Và rồi những tiếng yêu hôm nào
Tất cả chỉ còn trong chiêm bao
Người vội ra đi, em quên đi những lời yêu đầu
Chỉ còn mình anh là cô đơn".

Chuyện tình yêu vỡ tan rồi
Còn hay không bao câu hẹn thề thuở xưa
Vầng trăng đêm vờn theo gió lãng du cùng mình
Trăng nào hay biết.

Một người quên một người chờ
Vòng tay ấm sẽ mãi mãi không về đây
Buồn mà chi khóc làm chi
Người ra đi mang theo con tim với linh hồn.


Khóc thật nhiều cho vơi niềm thương đau
Có nhau rồi, rồi lại mất nhau
Vòng tay em vui với ai hay chăng chốn này
Duyên tình tan nát.

Mất em rồi anh biết tìm nơi nao
Hạnh phúc với chia đôi đường
Đường em đi mãi cách xa
Con đường của anh.

"Và rồi vẫn con phố ngày ấy
Và vẫn bước chân cô đơn ngày ấy
Nơi chúng ta đã từng hẹn ước
Nhưng tất cả giờ đây
Đã phôi tan và tan tành giấc mộng
Em vội ra đi, em đã nói ra đi
Và em đã quên đi
Quên những tiếng yêu hôm nào
Để cho con tim anh lại một lần lữa
Chợt Khóc vì em"

Về phòng, ăn cơm xong tôi dở tấm tờ rơi hôm qua được phát trên đường về ra.
"Cần tuyển sinh viên phát tờ rơi...lương 30 - 40 ngàn/buổi 2 tiếng...liên hệ.."
Công việc này có vẻ phù hợp với sinh viên như mình đây, rảnh buổi nào thì làm buổi đó. Vậy là quyết định sáng mai sẽ lên đường xin việc. Trước giờ do không mang xe vào nên đi đâu tôi cũng đi ô tô cả (ô tô buyt đấy). Để phù hợp với đặc tính khó khăn và cao cấp của công việc, tôi quyết định ra cửa hàng xe đạp cũ, tậu một chiếc xe cho tiện đi lại.
Hết gần nửa tiếng thỏa thuận, tâm sự, hứa hẹn sẽ cống hiến cho xã hội thì bà chủ tiệm cũng đồng ý bán cho tôi một chiếc xe với giá 280k, đã fix 20k tiền xăng đi về.

Ra khỏi tiệm, cưỡi lên con ngựa sắt địa hình, chiếc xe lăn bánh tràn đầy khí thế..
ẻn ẻn ẻn..chiếc xe bắt đầu của những ước mơ..:whistle:
ủa sao tự nhiên em Tr lên thăm v thớt :))
 
Back
Top