Áp lực tăng giá điện mùa nắng nóng

Resiuss

Senior Member
Từ ngày 15.5, thời gian điều chỉnh giá điện được rút ngắn từ 6 xuống 3 tháng. Điều chỉnh này cho phép việc điều hành giá bán lẻ điện bình quân có thể linh hoạt và sát với thị trường hơn nhưng cùng với đó là áp lực tăng giá khi chi phí sản xuất điện đã và sẽ gia tăng mạnh do nắng nóng, nhu cầu sử dụng lớn.

Áp lực tăng giá điện mùa nắng nóng

Việc tăng giá điện vào năm 2024 đang được nghiên cứu kỹ lưỡng. Ảnh: EVNNPC.

Cho phép 3 tháng điều chỉnh giá điện một lần
Giá bán lẻ điện bình quân hiện hành là 2.006,79 đồng/kWh, trong khi giá thành sản xuất điện năm 2023 ước tính khoảng 2.092,78 đồng/kWh, cao hơn giá bán hiện tại. Nhiệt điện dầu huy động ước tính có giá xấp xỉ 5.000 đồng/kWh, điện khí khoảng 2.800 đồng/kWh. Do đó, chi phí sản xuất và phát điện tính đến thời điểm này tiếp tục tăng, gây áp lực tăng giá điện.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Giám đốc EVN cho biết, việc tăng giá điện vào năm 2024 đang được nghiên cứu kỹ lưỡng. Việc tăng giá thế nào, lộ trình ra sao còn dựa trên tính toán của các đơn vị có thẩm quyền - trên cơ sở báo cáo tài chính của EVN.

“Việc tăng giá điện hay không, phải có quá trình nghiên cứu khách quan, dựa trên các đánh giá tác động về kinh tế - xã hội và đời sống người dân. Tuy nhiên, chúng tôi đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để tiến tới thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường” - ông Tuấn nói.

Ông Đào Nhật Đình (Tạp chí Năng lượng Việt Nam) cho Lao Động biết, phương án tăng giá điện trong năm 2024 giúp EVN cân bằng tài chính là phù hợp bởi nếu “sức khỏe” của EVN yếu sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào ngành điện.

“Điện là loại năng lượng đặc biệt, mặt hàng chiến lược do Nhà nước quản lý giá, là chi phí đầu vào quan trọng, sử dụng trong hầu hết các ngành kinh tế và tiêu dùng của hộ gia đình. Thiếu điện sẽ dẫn tới sản xuất đình đốn, đảo lộn cuộc sống của người dân. Nếu giá điện không được tăng ở ngưỡng có thể giúp EVN cân bằng tài chính sẽ ảnh hưởng đến bảo toàn vốn Nhà nước tại EVN, đến khả năng cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia” - ông Đào Nhật Đình cho hay.

TS Ngô Đức Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) - cho rằng, việc tăng giá điện trong năm 2024 là cần thiết, bởi hiện lỗ lũy kế tính đến hết năm 2023 của EVN là khoảng 17.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, việc tăng giá thế nào, thời điểm tăng và mức tăng ra sao cần được nghiên cứu hết sức thận trọng, kỹ lưỡng.

"Tôi cho rằng, mức tăng giá điện nên dưới 5% thuộc thẩm quyền điều chỉnh của EVN. Mức tăng này vừa đủ để EVN giải quyết được tình trạng lỗ lũy kế, vừa tránh ảnh hưởng rộng đến người dân. Về thời điểm tăng giá điện, không tăng giá điện vào mùa nắng nóng (từ tháng 5 đến tháng 7) để tránh hóa đơn tiền điện tăng sốc, gây bức xúc cho khách hàng, nên tăng giá điện vào tháng 10 năm nay" - ông Lâm nói.

Chi phí tăng, gánh lỗ lớn, nhu cầu đầu tư cao và quyền điều chỉnh giá được nới rộng hơn, khiến khả năng tăng giá điện là rất lớn. Ảnh: EVN

Chi phí tăng, gánh lỗ lớn, nhu cầu đầu tư cao và quyền điều chỉnh giá được nới rộng hơn, khiến khả năng tăng giá điện là rất lớn. Ảnh: EVN
 
hộ nghèo tăng lên đi cứu trợ mệt nghỉ
chứ giờ cũng 3 ngàn mấy / kWh điện bậc cao nhất rồi, tăng thì tăng mẹ 1 lần lên 5 ngàn / kWh bậc thấp nhất, 10 ngàn / kWh bậc cao nhất luôn đi, khỏi mất công tăng nhiều lần
 
chứ giờ cũng 3 ngàn mấy / kWh điện bậc cao nhất rồi, tăng thì tăng mẹ 1 lần lên 5 ngàn / kWh bậc thấp nhất, 10 ngàn / kWh bậc cao nhất luôn đi, khỏi mất công tăng nhiều lần
Hộ nghèo méo nào mà sử dụng tới bậc cao nhất được.
 
ý là tính ntn để trả 90-100k? nếu đã ăn gian được sao ko xài miễn phí luôn mà phải đóng 100k?
Hỏi quý anh kia chứ hỏi Nô làm gì.
Chắc 2 đồng hồ. 1 đồng hồ đấu thẳng vào lưới.
Còn đồng hồ trả tiền thì chỉ để bật đèn sân vườn biệt thự thôi.
 
Giá điện tăng các anh chữi, điện cắt liên tục các anh chửi. Mồm thì kttt nhưng lại muốn vừa rẻ vừa không bị mất điện thôi.
 
Back
Top