Bé 6 tháng tuổi ngộ độc do bị cho uống nhầm vitamin D người lớn

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Bé N.V (6 tháng tuổi) nhập viện trong tình trạng quấy khóc, nôn, đi tiểu nhiều, có dấu hiệu mất nước nặng do ngộ độc vitamin D.

1714632475087.png

Lọ vitamin D3 + K2 5000 IE +200 μg dành cho người lớn (bên trái) mà trẻ được cho uống nhầm - Ảnh: Gia đình cung cấp

Ngày 2-5, Bệnh viện Nhi trung ương thông tin vừa tiếp nhận điều trị bệnh nhi 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D.

Ngộ độc vitamin D vì dùng liều cho người lớn

Gia đình bệnh nhi cho biết trước khi nhập viện 3 tháng, gia đình được một người quen cho 2 lọ vitamin D3+K2 có hình thức bên ngoài giống nhau (1 lọ dành cho người lớn và 1 lọ dành cho trẻ em).

Tuy nhiên, do nghĩ cả 2 lọ vitamin D này đều dùng được cho trẻ em nên cha mẹ đã cho bé uống lọ vitamin D3+K2 MK7 5000IE/ 200μg dành cho người lớn với liều lượng 3 giọt/ngày (5.000UI/giọt). Nghĩa là trẻ đã uống ~ 15.000 UI/ngày (cao gấp nhiều lần liều lượng tối đa vitamin D dùng cho trẻ 6 tháng tuổi).

Khi bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, lúc này gia đình mới phát hiện đã nhầm lẫn.

Thêm trẻ ngộ độc chì, nguy kịch do 'thuốc nam'

TS.BS Thái Thiên Nam - phó trưởng khoa thận và lọc máu, Bệnh viện Nhi trung ương - cho biết qua các xét nghiệm cho thấy trẻ bị tăng canxi máu toàn phần; tăng canxi inon hóa; nồng độ vitamin D3 tăng rất cao 1.320ng/ml (giới hạn bình thường: 50 - 250 ng/ml).

"Trẻ được chỉ định ngừng tất cả các chế phẩm canxi và vitamin D, truyền dịch và dùng thuốc lợi tiểu để bù lại lượng dịch mất do nôn, tiểu nhiều và đào thải canxi máu…

Sau 5 ngày điều trị, trẻ đã hết nôn, không còn tình trạng mất nước, canxi toàn phần giảm. Tuy nhiên trẻ vẫn còn đi tiểu nhiều.

Theo kế hoạch, trẻ vẫn tiếp tục tạm ngừng tất cả các chế phẩm canxi và vitamin D trong vòng ít nhất 6 tháng, truyền dịch để bù lại lượng dịch mất và tăng đào thải canxi máu. Sau khi trẻ ra viện sẽ được tái khám định kỳ 2 tuần/lần để kiểm tra biến chứng sỏi thận, lắng đọng canxi ở các cơ quan khác có thể xảy ra", bác sĩ Nam thông tin.

Ngộ độc vitamin D rất nguy hiểm

Bác sĩ Nam cho biết thêm ngộ độc vitamin D là tình trạng hiếm gặp và khó chẩn đoán vì triệu chứng không đặc hiệu. Hàng năm, bệnh viện vẫn tiếp nhận một số trường hợp trẻ ngộ độc vitamin D. Nguyên nhân thường do cha mẹ bổ sung vitamin D liều quá cao cho trẻ trong thời gian dài, không phải do chế độ ăn hay do tiếp xúc với ánh nắng.

"Việc cha mẹ tự ý cho trẻ sử dụng vitamin D quá liều có thể gây ngộ độc nhưng triệu chứng ngộ độc sẽ không xảy ra ngay mà khoảng một vài tháng hay thậm chí là một vài năm sau.

Khi bị ngộ độc vitamin D, trong máu của trẻ sẽ bị lắng đọng nhiều canxi, dẫn đến tình trạng chán ăn, giảm cân, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, vôi hóa ống thận, suy thận…

Nếu không sớm phát hiện ra tình trạng này thì trẻ sẽ phải đối mặt với những biến chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng", bác sĩ Nam cảnh báo.

...............
 
Bố mẹ ngu nghe mấy thằng bạn con em,.. nó thuốc thì nhận mịa đi cho nó tiến bộ
Sợ nhất là mấy bà mấy mẹ "nghe trên mạng chỉ, nghe nói nó tốt" là cho con nít nó dùng luôn. Dùng mà đéo biết thì đừng dùng là tốt nhất. :sweat:

Hàng nhái thì không nói chứ trong hình là hàng Đức mà, đâu phải thuốc gia truyền tào lao
3gW7av1.png


Mà thiết kế vỏ chai dốt quá, chai cho người lớn và trẻ nhỏ y như nhau, chỉ khác có dòng chữ, ở nước ngoài thì vụ này kiện được chứ đùa
yp40V27.png
 
nghe ghê vậy
trước bác sĩ bảo con mình là vitamin D phải quá liều đến hàng triệu thì mới ngộ độc được
mốc tham chiếu trên trong xét nghiệm chỉ là hàng chục thôi, hôm đấy thấy ku nhà mình vượt mốc trên nên hỏi thì bác sĩ bảo vậy
 
May là có mớ K2 lùa bớt 1 phần vit D rồi, chứ xài vit D chay chắc bay luôn quả thận. May là chưa nguy cấp :sweat::sweat:
 
Vl cha mẹ "tưởng", cho con cái mà "tưởng", t nhiều năm nay từ khi có con hay xem thuốc đó là thuốc gì, đi khám bs kê đơn lấy thuốc cũng hay mở ra đọc hướng dẫn trước rồi mới cho uống, thấy cấn là hỏi bs ngay, mà cái lọ thuốc nhìn đéo gì lởm thế nhỉ, thường thuốc ngoại đồ trẻ em nó làm rất khác, vẽ vọ này kia nhìn biết ngay mà thường là sẽ có chữ KIDS to tổ bố, còn 2 cái lọ kia tui nói thiệt nhìn như lọ thuốc diệt kiến tui hay xài.
 
nhà nào cũng rảnh thật ng lớn mà đi mua D3 dạng giọt, d3 dạng viên ng lớn thì thiếu gì chứ
mà ng lớn bình thường, nhu cầu d3 thì bổ sung 1000-2000UI, kiểu tập gym các kiểu thì mới dùng tới hàm lượng 5000UI/ngày. ko hiểu luôn
 
Vl cha mẹ "tưởng", cho con cái mà "tưởng", t nhiều năm nay từ khi có con hay xem thuốc đó là thuốc gì, đi khám bs kê đơn lấy thuốc cũng hay mở ra đọc hướng dẫn trước rồi mới cho uống, thấy cấn là hỏi bs ngay, mà cái lọ thuốc nhìn đéo gì lởm thế nhỉ, thường thuốc ngoại đồ trẻ em nó làm rất khác, vẽ vọ này kia nhìn biết ngay mà thường là sẽ có chữ KIDS to tổ bố, còn 2 cái lọ kia tui nói thiệt nhìn như lọ thuốc diệt kiến tui hay xài.
công nhận vừa nhìn tưởng chai thuốc diệt kiến :byebye: mấy loại thuốc/tpbs dành riêng cho trẻ em đa phần đều có thiết kế cute đặc trưng để dễ phân biệt và tạo thiện cảm hơn cho người mua,
giống trường hợp cái lon nước làm mát oto nhìn qua tưởng lon nước ngọt, thiết kế ngáo đá vkl
 
ko biết bạn ơi, ra bác sĩ cho thuốc uống thêm nha hoặc trong sữa công thức có thêm DHA. Ko phải bác sĩ nên ko nói bậy đc :D
con em toàn bú mẹ, chắc bổ sung dha cho mẹ (viên uống lúc mang bầu) quá thím nhỉ?
 
đắt vl mà lại làm có 10ml, con t 1,5t mà hết lọ thứ 4 rồi
loại này chạy quảng cáo, chi tiền cho bsi kê nhiều nên giá cao
mua loại ở trên bài báo, bên tay phải là ok rồi
còn ko thì khỏi bổ sung K2, mua D3 nhỏ giọt chỉ có vài chục ngàn như aquadetrim, là thuốc hẳn hoi, ko phải tpcn
 
con em toàn bú mẹ, chắc bổ sung dha cho mẹ (viên uống lúc mang bầu) quá thím nhỉ?
Haha, tốt nhất cứ qua gặp bác sĩ họ tư vấn cho, vợ mình thì uống lại vitamin hồi mang bầu bác sĩ nói cũng đc, mà lâu lâu mới uống do sợ mập :)))), con mình bị heo nhập rồi toàn đi bú ké mấy dì + uống thêm sữa ngoài.
 
Bé nhà mình uống sữa công thức phải ngồi tính lại giảm hàm lượng D3 xuống vì trong sữa nó có sẵn D3 rồi. Ba mẹ cho bé uống mà ko đọc kĩ thành phần gì nguy hiểm vl
 
Back
Top