thảo luận [CLB Vàng] Tìm hiểu về vàng, mua vàng, đầu tư vàng ở VN

giá này còn vào gì nữa, đợi 1 đợt rũ hãy vào
Tùy phương án đầu tư của mỗi người thôi.
Có người thì vào hết 1 đợt.
Có người thì mua rãi bán rãi.
Nó có thể hồi về, nhưng nó cũng có thể lên :big_smile:.
Nên tạo kỷ luật của mình, không nên "đợi" để rồi lỡ mà không hồi về mà lên liên tục cái tới lúc đó mới fomo vào.
 
Tùy phương án đầu tư của mỗi người thôi.
Có người thì vào hết 1 đợt.
Có người thì mua rãi bán rãi.
Nó có thể hồi về, nhưng nó cũng có thể lên :big_smile:.
Nên tạo kỷ luật của mình, không nên "đợi" để rồi lỡ mà không hồi về mà lên liên tục cái tới lúc đó mới fomo vào.
giờ vào cho ae chốt lời thui. Bởi tui mới nói ông í phải chờ rũ xuống, vì khi tăng lượng ae giá thấp chốt thì vàng cũng tụt thảm lắm, ở VN mà, chênh lệch cao có khi lỗ ngay 2tr/cây khi mua sang ngày í.
 
giờ vào cho ae chốt lời thui. Bởi tui mới nói ông í phải chờ rũ xuống, vì khi tăng lượng ae giá thấp chốt thì vàng cũng tụt thảm lắm, ở VN mà, chênh lệch cao có khi lỗ ngay 2tr/cây khi mua sang ngày í.
Vàng nhẫn VN hiện tại đang thấp hơn giá spot tầm 1tr :big_smile:. Nên tôi thấy vào làđẹp.
Thím thấy lúc lùi về thì giá nào ok nói cho mấy thím voz này. Tôi cũng để 1 khoản chờ gom
 
Vàng nhẫn VN hiện tại đang thấp hơn giá spot tầm 1tr :big_smile:. Nên tôi thấy vào làđẹp.
Thím thấy lúc lùi về thì giá nào ok nói cho mấy thím voz này. Tôi cũng để 1 khoản chờ gom
vàng thì vn mình ko đánh như vàng chỉ số đc đâu, do cung-cầu nữa. Ý tui là vàng vn chênh lệch mua/bán cao, nên khi mình xuống tiền cách đây mấy ngày là lỗ trên dưới 1tr rùi đó. Như hnay vàng nhẫn tụt 500k nhưng nếu mua hôm qua thì đã lỗ trên 1tr5 rùi.
Theo tui thì vẫn view vàng nhẫn 53~55tr, vì vàng sẽ có đợt tụt nữa trước khi lập mặt bằng giá mới vì CPI cơ bản mỹ tháng 3 là 5.0% nhưng tháng 4 sẽ là tháng có thể CPI sẽ ko giảm và có khi tăng do giá nhiên liệu tăng nhưng chưa cộng vào CPI tháng 3 thui.
@với lại vàng đợt này tăng do tháng 3 có mấy vụ bank phá sản, dân sợ nên mua vàng đẩy giá lên vọt đỉnh như vậy í. Xin lỗi nếu tui sai vì theo nhận định tui thấy như vậy thui. Tùy ae mua bán.
 
5. PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ VÀNG DÀI HẠN Ở VIỆT NAM

Ở các bài viết trước, chúng ta đã nắm được những khái niệm sơ khởi về vàng và các kiến thức căn bản về thị trường vàng VN, ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau thực hành phân tích những phương pháp đầu tư vàng dài hạn. Cụ thể là những chủ đề sau:
+Giới thiệu phong cách đầu tư dàn trải vào vàng.
+So sánh giữa đầu tư vàng và những hình thức đầu tư khác.
+Thiết lập một danh mục đầu tư chứa vàng làm sao mang lại hiệu quả cao.
Lưu ý: File excel minh họa có thể có theo yêu cầu.
5.1 Đầu tư dàn trải vào vàng
Đầu tư vàng gói gọn trong bài viết này là đầu tư vào vàng vật lý, cụ thể là vàng nhẫn 9999 hoặc SJC, sẽ không bao gồm vàng sàn, vàng forex, vàng thấp tuổi như 18k,...
Vì lý do số liệu, nên chúng ta không thể có được giá vàng SJC theo tháng từ trước năm 2009
Ở trong phần này, chúng ta sẽ có 1 tình nguyện viên giả định- Anh Nguyễn Văn A - Để đại diện chuẩn cho thu nhập xã hội, chúng ta sẽ cho người này có thu nhập theo ngạch nhà nước,
+Anh Nguyễn Văn A là công chức hạng A0 nhận lương theo bậc từ hệ số 2,1 cho đến 4,3 trong vòng 20 năm (tức 3 năm tăng lương 1 lần). Giả định anh A sẽ tiết kiệm 20% thu nhập của mình để mua vàng. Anh A sẽ dầu tư vào vàng 9999 . Anh A sẽ trích 20% lương mỗi tháng của mình để mua vàng.
Như vậy sau 20 năm, tức là từ năm 2003->2023:
+Mức lương ban đầu của anh A là 290,000đ, mức lương năm 2023 là 5,900,400đ
+Vàng năm 2003 là 6,833,430/lượng, năm 2023 là 55,979,050/lượng
+Tổng lương thực lãnh của anh A trong 20 năm là 734,039,700đ
+Tổng số tiền anh A đã mua vàng trong 20 năm là 146,807,940đ
+Tổng lượng vàng anh A sở hữu vào năm thứ 20 là 4.686 lượng tương đương với 262,319,713đ (theo giá vàng hôm nay 55,979,050).
1682074324698.png

Ở bảng trên ta có giá vàng là đường màu cam/cột phải. Tổng giá trị vàng anh A nắm giữ ở từng thời điểm là cột xanh lục. Tổng thu nhập anh A đã đầu tư vào vàng là cột nâu.

5.2 So sánh với các công cụ đầu tư khác
5.2.1 Đầu tư vào VNindex
Ở trong phần này, chúng ta quay lại với tình nguyện viên giả định- Anh Nguyễn Văn A - Để đại diện chuẩn cho thu nhập xã hội, chúng ta sẽ cho người này có thu nhập theo ngạch nhà nước,
+Anh Nguyễn Văn A là công chức hạng A0 nhận lương theo bậc từ hệ số 2,1 cho đến 4,3 trong vòng 20 năm (tức 3 năm tăng lương 1 lần). Giả định anh A sẽ tiết kiệm 20% thu nhập của mình để mua cổ phiếu. Anh A sẽ dầu tư vào vàng chỉ số VNindex . Anh A sẽ trích 20% lương mỗi tháng của mình để mua chỉ số này.
Lưu ý, trên thực tế không thể mua 1 cách hoàn hảo cả chỉ số được, nhưng để làm ví dụ, chúng ta tạo ra 1 cổ phiếu đại diện cho VNI và mệnh giá gốc là 1000đ/cp.
Như vậy sau 20 năm, tức là từ năm 2003->2023:
+Mức lương ban đầu của anh A là 290,000đ, mức lương năm 2023 là 5,900,400đ.
+Chỉ số VNI năm 2003 là 172, chỉ số VNI năm 2023 là 1040 (tức là nếu giá gốc năm 2003 là 1000đ/cp thì hiện giá cổ phần của VNI năm 2023 là 6,176đ/cp).
+Tổng lương thực lãnh của anh A trong 20 năm là 734,039,700đ
+Tổng số tiền anh A đã mua cổ phiếu VNI trong 20 năm là 146,807,940đ
+Tổng lượng cổ phiếu anh A sở hữu vào năm thứ 20 là 38,490 cổ phần tương đương với 237,721,634đ (theo chỉ số VNI hôm nay là 1,064).
1682074172346.png


5.2.2 Gửi ngân hàng
Ở trong phần này, chúng ta quay lại với tình nguyện viên giả định- Anh Nguyễn Văn A - Để đại diện chuẩn cho thu nhập xã hội, chúng ta sẽ cho người này có thu nhập theo ngạch nhà nước,
+Anh Nguyễn Văn A là công chức hạng A0 nhận lương theo bậc từ hệ số 2,1 cho đến 4,3 trong vòng 20 năm (tức 3 năm tăng lương 1 lần). Giả định anh A sẽ tiết kiệm 20% thu nhập của mình để gửi ngân hàng. Anh A sẽ trích 20% lương năm của mình để gửi ngân hàng.
Lưu ý, trên thực tế anh A phải tích lũy tròn năm và lựa chọn lãi suất cao nhất thì việc gửi tiền mới có ý nghĩa.
Như vậy sau 20 năm, tức là từ năm 2003->2023:
+Mức lương ban đầu của anh A là 290,000đ, mức lương năm 2023 là 5,900,400đ.
+Số tiền trong tk của A ban đầu là 121,800đ, sau 20 năm thành 259,543,750đ

1682091841734.png


5.2.3 So sánh 3 công cụ đầu tư
Sau 20 năm kết quả thế nào?
+Nếu dành 20% lương mỗi tháng mua vàng, tới bây giờ anh A sẽ có 262,319,713đ (theo giá vàng hôm nay 55,979,050).
+Nếu dành 20% lương mỗi tháng mua cổ phiếu VNindex, tới bây giờ anh A sẽ có 237,721,634đ (theo chỉ số VNI hôm nay là 1,064).
+Nếu để dành 20% lương năm để gửi tiết kiệm, tới bây giờ anh A sẽ có 259,543,750đ

Qua phần phân tích trên, chúng ta nhận thấy điều gì?
+Tiết kiệm chỉ giúp bạn vượt qua lạm phát, không giúp bạn giàu lên.
Thật vậy, cứ mỗi tháng chúng ta để ra 20% thu nhập, thì 1 năm chúng ta để ra 2,4 tháng tiền lương, 20 năm chúng ta được 48 tháng tiền lương. Và kết quả dưới đây là thế nào? Tổng tiền trong tài khoản tiết kiệm 260,000,000đ/5,900,000đ ~44 tháng tiền lương. Để giàu lên, hoặc là phải tăng năng suất, tạo ra nhiều giá trị hơn cho xã hội, hoặc lao vào cuộc chơi may rủi, được ăn cả ngã về không.
+Chứng khoán được nhiều nhưng cũng mất nhiều
Đặc điểm của nên kinh tế mới nổi là tăng trưởng cao nhưng bất ổn định, thị trường chứng khoán biểu lộ điều đó, tài sản của anh A cao nhất là ~310,000,000đ (năm 2022) có nghĩa là gần gấp rưỡi tài sản tích lũy hiện tại. Tuy nhiên đôi lúc con số này còn thấp hơn số tiền mình đã bỏ ra (bị lỗ vào năm 2009)
+Vàng ăn chắc mặc bền
Vàng có lên, vàng có xuống, nhưng trong suốt 20 năm tích lũy vàng, giá trị vàng anh A nắm giữ chưa bao giờ thấp hơn số tiền anh ấy đã bỏ ra
+Có sự tương quan nghịch giữa vàng và chứng khoán
Có thể nhiều người đã biết về sự tương quan nghịch này. Khi nên kinh tế phát triển, lãi nhu cầu tích trữ thấp, thay vào đó dòng tiền lại chuộng vào sản xuất kinh doanh thì vì vàng. Ngược lại trong thời kì khủng hoảng, chứng khoán xuống, tiền lại chạy vào vàng như một công cụ trú ẩn. Để ứng dụng mối tương quan nghịch này, chúng ta ở phần sau sẽ xây dựng một danh mục đầu tư phân bổ cả vàng và chứng khoán sao cho vừa có lợi nhuận tốt, mà rủi ro lại thấp.

1682092862878.png


5.3 Xây dựng danh mục đầu tư có chứa vàng
5.3.1 Mục đích của việc xây dụng danh mục đầu tư chứa vàng là:
1. Tạo một danh mục tăng trưởng cao.
2. Danh mục ấy phải tăng trưởng bền bững.
3. Danh mục ấy phải tăng trưởng ổn định.
Tại sao danh mục có chứa vàng lại tăng trưởng cao?
Trong dài hạn, tăng trưởng của vàng không thua kém những tài sản rủi ro khác, trong khi giá cả lại ổn định hơn nhiều. Điều này đã được minh chứng qua nhiều dẫn chứng và số liệu.
Tại sao danh mục có chứa vàng lại tăng trưởng bền vững?
Nhìn chung trong suốt chiều dài lịch sử thì giá vàng luôn tăng trong dài hạn, nguyên nhân là do nhu cầu về vàng gắn liền với cả những lúc kinh tế phát triển và kinh tế yếu kém. Nhu cầu của vàng ngày càng tăng, trong khi nguồn cung vàng ngày càng giảm.
Tại sao danh mục có chứa vàng lại tăng trưởng ổn định?
Tại vì giá vàng tăng trưởng ổn định, và điều đó đã được thể hiện qua những thăng trầm kinh tế từ xưa đến nay. Việc gia tăng vàng trong danh mục giúp nhà đầu tư anh tâm về giá trị của danh mục. Ngoài ra những biến cố bất ngờ cũng giúp nhà đầu tư không bị mất quá nhiều tiền dẫn đến khánh kiệt.
5.3.2 Phân tích sự phân bổ danh mục bao gồm vàng và VNindex
Trong ví dụ này ta giả sử anh Nguyễn Văn A ở các ví dụ trên quyết định phân bổ 20% tiền lương hằng tháng của mình vào một tỷ lệ cố định giữa vàng và VNindex, lấy quy chuẩn so sánh độ hiệu quả là tiền gửi tiết kiệm, sau đó chúng ta hãy quan sát kết quả đầu tư của anh ấy sau 20 năm:
1682653920144.png


5.3.2.1 Giới thiệu về đường biên hiệu quả gồm hai tài sản rủi ro là Vàng và VNindex
Để hiểu rõ khả năng sinh lời / độ rủi ro của một danh mục đầu tư, ta có khái niệm về đường biên hiệu quả (efficient frontier).
Tất cả chúng ta đều biết về căn bản của đầu tư: Lợi nhuận đi kèm với rủi ro - lợi nhuận cao hơn sẽ đi kèm với rủi ro cao hơn. Tuy nhiên đôi lúc để có thêm một chút lợi nhuận, ta phải chịu rủi ro rất cao. Đường biên hiệu quả sẽ cho chúng ta biết một sự kết hợp nào đó tạo ra lợi nhuận "vừa tốt" mà rủi ro "vừa đủ".
Hãy xem về đường biên hiệu quả về sự kết hợp của 2 tài sản rủi ro, ở đây là Vàng và VNindex.
1683296827554.png

5.3.2.1* Làm quen với biểu đồ
+Cột dọc là lợi nhuận trung bình hằng tháng mà tài sản hay danh mục có thể mang lại cho nhà đầu tư (đương nhiên đầu tư sẽ có lúc lời, có lúc lỗ, nhưng ở đây là tính trung bình hằng tháng)
+Cột ngang là rủi ro của tài sản hay danh mục đầu tư .
Vậy rủi ro của một danh mục đầu tư được tính như thế nào? Rủi ro ở đây là độ lệch chuẩn (standard deviation) của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuân trung bình. Ví dụ tháng 1 lợi nhuận 15%, tháng 2 lợi nhuận -13%, vậy trung bình 2 tháng lợi nhuận 1%. Tuy nhiên rõ ràng thực tế 2 tháng vừa qua có lợi nhuận lệch rất nhiều so với lợi nhuận trung bình. Ta gọi đây là rủi ro cao. Nếu tháng 1 lợi nhuận 2%, tháng 2 lợi nhuận 0%, trung bình tháng vẫn là 1%, nhưng độ lệch thấp, ta gọi đây là tài sản có rủi lo thấp. Tóm lại, độ rủi ro nôm na là mức độ tăng giảm lợi nhuận so với trung bình, tài sản nào có độ tăng giảm càng cao, ví dụ như bitcoin thì có rủi ro cao, và độ tăng giảm thấp, như vàng thì có rủi ro thấp.
+Từng chấm xanh trên biểu đồ đại diện cho một kết hợp khác nhau giữa vàng và chứng khoán trong danh mục.
V100/CK0 có nghĩa là danh mục 100% vàng và 0% chứng khoán.
V25/CK75 có nghĩa là danh mục 75% vàng và 25% chứng khoán.
....

5.3.2.2 Phân tích đường biên hiệu quả của danh mục đầu tư chứa Vàng và Chứng khoán
Ta hãy bắt tay vào đốm xanh dưới cùng. Danh mục của nhà đầu tư này gồm 100% vàng và 0% chứng khoán. Vậy ta biết được gì?
+Lợi nhuận trung bình tháng của danh mục này là 0,82%/tháng
+Độ rủi ro của danh mục là 4,93% (có thể hiểu là khoảng 68% trường hợp thì lợi nhuận thực tế nằm trong khoảng trung bình tháng +- 4,93%)
Bây giờ chúng ta hãy thêm một chút chứng khoán vào danh mục của mình, ta có 90% vàng và chỉ 10% chứng khoán
+Lợi nhuận trung bình tháng của danh mục này là 0,85%/tháng
+Độ rủi ro của danh mục là 4,60%
Chúng ta chợt thấy một điểm kì lạ. Rõ ràng lợi nhuận trung bình tăng lên nhưng rủi ro danh mục lại giảm xuống. Tại sao?
Giải thích: Chứng khoán vốn dĩ rủi ro hơn vàng, nhưng cùng lúc đó thì 2 món này giá cả lại đi nghịch pha với nhau, có nghĩa là lúc chứng khoán tăng thì vàng giảm và ngược lại. Vì thế nếu thêm một chút chứng khoán vào danh mục chứa vàng, ta vừa được hưởng lợi từ khả năng tăng giá mạnh mẽ của chứng khoán, vừa giảm được rủi ro vì giá cả 2 món này đi nghịch nhau sẽ bù trừ nhau phần nào nếu thị trường có biến động.
Như vậy chúng ta có thể thêm tỉ lệ của chứng khoán trong danh mục liên tục cho đến điểm V75/CK25, ở đây ta đạt được danh mục với rủi ro tối thiểu. Từ điểm này trở đi ta có thể dễ thấy, bất cứ phần lợi nhuận tăng lên sẽ đi kèm với rủi ro tăng thêm.
Tuy nhiên, đôi khi chỉ để tăng thêm 1 chút lợi nhuận, ta phải đánh đổi rủi ro rất nhiều, có vẻ như "không đáng" (Ví dụ là điểm V10/CK90 -> V0/CK100). Vì thế trên biểu đồ này sẽ có một điểm "ngọt". Điểm này được xem như "vừa đủ" để làm cho một nhà đầu tư bình thường hài lòng. Chúng ta sẽ bỏ qua cách tìm nhưng kết quả sẽ là sự phân bổ 55% vàng và 45% chứng khoán VNindex.

5.3.3 Phân tích sự phân bổ vốn vào tài sản phi rủi ro (tiết kiệm) và tài sản rủi ro (vàng+chứng khoán).
Ở mục trên chúng ta đã tìm hiểu về sự phân bổ tối ưu cho danh mục bao gồm 2 sản phẩm là Vàng và Chứng khoán (VNindex). Ở phần này trong vai trò của nhà đầu tư thực tế hơn, anh ta lúc nào cũng phải dự trữ một phần tiền dưới dạng gửi tiết kiệm. Như vậy chúng ta sẽ phân tích lợi nhuận/rủi ro của sự kết hợp giữa tài sản phi rủi ro (tiết kiệm) và tài sản rủi ro (vàng+chứng khoán).
1683301393733.png

Hãy nhìn vào đường màu cam:
+Anh ấy phân bổ 100% vốn để gửi tiết kiệm (100TK) và không bỏ đồng nào (0%) vào tài sản rủi ro (0TSRR) là vàng và chứng khoán, ta có lợi nhuận trung bình tháng là 0,6%/tháng và độ rủi ro là 0% (hiển nhiên vì gửi ngân hàng thường không có rủi ro).
+Anh ấy phân bổ 100% vốn để mua vàng và chứng khoán (100TSRR) và không bỏ đồng nào (0%) vào tiết kiệm (0TK), ta có lợi nhuận trung bình tháng là 0,96%/tháng và độ rủi ro là 4,97%.
Lưu ý tỉ lệ vàng/chứng khoán trong danh mục đầu tư tối ưu đã được phân tích ở mục 5.3.2 là V55/CK45. Cho dù tỷ lệ TK/TSRR có là bao nhiêu thì nhà đầu tư này vẫn sẽ giữ tỉ lệ V55/CK45 trong danh mục TSRR của mình.
+Nếu anh ấy chia 50% vốn để gửi tiết kiệm (50TK) và 50% vốn để mua vàng và chứng khoán (50TSRR), thì ta có lợi nhuận trung bình tháng là 0,78%/tháng và độ rủi ro là 2,49%.
Lưu ý đường phân bổ vốn màu cam là đường thẳng, có nghĩa là bất cứ sự gia tăng lợi nhuân đều đánh đổi bằng rủi ro tương đương. Sẽ không có điểm "tối ưu hóa" trong biểu đồ này. Tuy nhiên, đối với một nhà đầu tư ưa thích sự anh toàn, thì gia tỷ lệ tài sản phi rủi ro có thể làm giảm rủi ro danh mục. Đó là tùy lựa chọn của nhà đầu tư.
 
Last edited:
Hello chủ thớt. Bác cho em xin tí lời khuyên, hiện tại em đang chia danh mục đầu tư là 2-2-1. Nghĩa là 2 cho vàng, 2 cho tiết kiệm và 1 cho ck hoặc bitcoin. Ở thời điểm hiện tại, khi mua vàng, em mua vàng miếng ở Doji có giá theo giá vàng SJC là loanh quanh 67tr, em mua mỗi lần 1 chỉ, bên Doji nói là khi mua đủ 10 chỉ vàng miếng (đúc theo khuôn của Doji) thì được đổi ngang sang vàng miếng một lượng SJC. Câu hỏi em đặt ra là, hiện tại vànge m mua cho ba mẹ em là gần 1 lượng vàng SJC rồi (còn thiếu 1 chỉ), thì ở trên phương diện mua vàng cho ông bà già dưỡng già thì nên mua vàng miếng của theo giá SJC rồi đổi ngang sang vàng miếng SJC như hiện tại, hay mua vàng miếng theo giá thế giới (ở doji vẫn có màng miếng theo giá thế giới, pnj cũng vậy), hay mua vàng trơn nhẫn 9999. Còn đối với cá nhân em, về phần tích luỹ, em cũng tích luỹ cho bản thân cũng như cưới vợ, thì em cũng đu theo vàng giá SJC rồi đổi ngang sang SJC hay vàng miếng theo giá vàng thế giới hay mua nhẫn trơn 9999. Em chỉ mua một là ở Doji hai là ở PNJ thôi bác. Em k có đủ kinh nghiệm lần kiến thức để mua ở tiệm khác ạ
 
Last edited:
Hello chủ thớt. Bác cho em xin tí lời khuyên, hiện tại em đang chia danh mục đầu tư là 2-2-1. Nghĩa là 2 cho vàng, 2 cho tiết kiệm và 1 cho ck hoặc bitcoin.
Bạn có thể chia danh mục đầu tư theo bất kì cách nào, nguyên tắc cơ bản vẫn là "rủi ro đi kèm với lợi nhuận", để đầu tư dài hạn bạn chỉ cần nắm:
+Đầu tư kỉ luật theo thu nhập hằng tháng, không hoảng sợ và không fomo theo thị trường;
+Tùy khẩu vị rủi ro mà đầu tư nhưng đừng để lúc nó tụt lại kẹt vốn mà phải bán lỗ, có nghĩa là lúc nào cũng nên dành 1 khoản dự phòng cho bản thân.
Ở thời điểm hiện tại, khi mua vàng, em mua vàng miếng ở Doji có giá theo giá vàng SJC là loanh quanh 67tr, em mua mỗi lần 1 chỉ, bên Doji nói là khi mua đủ 10 chỉ vàng miếng (đúc theo khuôn của Doji) thì được đổi ngang sang vàng miếng một lượng SJC. Câu hỏi em đặt ra là, hiện tại vànge m mua cho ba mẹ em là gần 1 lượng vàng SJC rồi (còn thiếu 1 chỉ), thì ở trên phương diện mua vàng cho ông bà già dưỡng già thì nên mua vàng miếng của theo giá SJC rồi đổi ngang sang vàng miếng SJC như hiện tại, hay mua vàng miếng theo giá thế giới (ở doji vẫn có màng miếng theo giá thế giới, pnj cũng vậy), hay mua vàng trơn nhẫn 9999.
Về chuyện vàng đổi vàng: vàng đổi vàng là cam kết riêng của công ty của họ (cụ thể là doji). Họ nhập vàng thế giới với giá 55tr/lượng, họ đúc thành khuông họ bán cho bạn 67tr/lượng, tức là họ đã "mượn" bạn 12tr rồi. Khi bạn đổi 10 chỉ Doji sang SJC thì họ sẽ phải "mua" 1 miếng SJC (với giá 67tr) để "trả" lại cho bạn (đương nhiên không tính lãi). Vì thế mình khuyên nên đổi sang SJC ngay khi có thể.
Còn đối với cá nhân em, về phần tích luỹ, em cũng tích luỹ cho bản thân cũng như cưới vợ, thì em cũng đu theo vàng giá SJC rồi đổi ngang sang SJC hay vàng miếng theo giá vàng thế giới hay mua nhẫn trơn 9999. Em chỉ mua một là ở Doji hai là ở PNJ thôi bác. Em k có đủ kinh nghiệm lần kiến thức để mua ở tiệm khác ạ
Về chuyện mua vàng gì: Cá nhân mình thấy khi đầu tư tích lũy vàng trong dài hạn thì các loại vàng đều như nhau. Bạn có thể xem lại bảng so sánh ưu nhược của 2 loại vàng 9999 và SJC mình đã viết tại đây để đưa ra quyết định. Nếu bạn là người mới tìm hiểu về vàng thì nên mua vàng 9999 thương hiệu (PNJ, Doji) loại gần bằng giá TG, không nên mua SJC tại vì SJC hiện tại giá rất cao.
 
Xin phép được góp ý phản biện theo quan điểm cá nhân :)

Vàng thật sự không biết nên xếp vào danh mục đầu tư hay tiết kiệm. Đúng là vàng có tăng giá theo thời gian, nhưng so với tốc độ tăng của tiền lương (thu nhập trung bình) nó đã tăng chậm hơn rất nhiều, chứ chưa cần so với tốc độ tăng giá của BDS, CK, hay là Bitcoin.

100 năm trước, một người lao động trung bình vất vả cả đời mới tích được một cây vàng.
40 năm trước, một người thợ lành nghề mất 5 năm để làm ra một cây vàng.
Hiện nay, một công nhân bình thường mất 6 – 8 tháng lao động để mua một cây vàng.

Việc không còn quốc gia nào áp dụng bản vị vàng chính là nguyên nhân khiến vàng hụt hơi về giá, càng ngày thì thời gian để có thể mua được 1 cây vàng sẽ càng giảm mà thôi. => Không nên đầu tư vàng dài hạn :D

Mời bác chủ phản biện lại cho ae có thêm nhiều góc nhìn :)))

PS: Dù trong dài hạn vàng thật sự tệ, nhưng trong trung hạn 1 vài giai đoạn bất ổn nào đó (bất ổn xã hội - chiến tranh, bất ổn kinh tế - đại suy thoái/ khủng hoảng...), thì đầu tư vàng lại rất "ngon" :D
 
Bạn có thể chia danh mục đầu tư theo bất kì cách nào, nguyên tắc cơ bản vẫn là "rủi ro đi kèm với lợi nhuận", để đầu tư dài hạn bạn chỉ cần nắm:
+Đầu tư kỉ luật theo thu nhập hằng tháng, không hoảng sợ và không fomo theo thị trường;
+Tùy khẩu vị rủi ro mà đầu tư nhưng đừng để lúc nó tụt lại kẹt vốn mà phải bán lỗ, có nghĩa là lúc nào cũng nên dành 1 khoản dự phòng cho bản thân.
cảm ơn bác, hiện tại em cũng đã có một khoảng gửi tiết kiệm để em có thể sống trong 6 tháng nếu thất nghiệp nên vàng với em là nơi đầu tư lâu dài.

Về chuyện vàng đổi vàng: vàng đổi vàng là cam kết riêng của công ty của họ (cụ thể là doji). Họ nhập vàng thế giới với giá 55tr/lượng, họ đúc thành khuông họ bán cho bạn 67tr/lượng, tức là họ đã "mượn" bạn 12tr rồi. Khi bạn đổi 10 chỉ Doji sang SJC thì họ sẽ phải "mua" 1 miếng SJC (với giá 67tr) để "trả" lại cho bạn (đương nhiên không tính lãi). Vì thế mình khuyên nên đổi sang SJC ngay khi có thể.
Cảm ơn bác đã chia sẽ, thú thật em không phải dân tài chính hay dân kinh doanh nên không nhạy bằng bác, thì ra lâu nay bị doji úp bô :eek::eek::eek:.

Về chuyện mua vàng gì: Cá nhân mình thấy khi đầu tư tích lũy vàng trong dài hạn thì các loại vàng đều như nhau. Bạn có thể xem lại bảng so sánh ưu nhược của 2 loại vàng 9999 và SJC mình đã viết tại đây để đưa ra quyết định. Nếu bạn là người mới tìm hiểu về vàng thì nên mua vàng 9999 thương hiệu (PNJ, Doji) loại gần bằng giá TG, không nên mua SJC tại vì SJC hiện tại giá rất cao.
oke bác, chắc sau em đầu tư vàng nhẫn 9999 của PNJ thử xem sao, hiện tại giá vàng nhẫn trơn của PNJ đang cao hơn so với vàng nhẫn sjc (5,700 so với 5,690), thật ra mỗi lần mua một chỉ nên là giá vàng chênh lệch không là bao nhiêu, nếu đầu tư dài hạn thì nên mua bên nào là oke hơn bác hay nó đều như nhau, chỗ nào gần hơn thì mua vậy bác, em cảm ơn
 
Last edited:
Xin phép được góp ý phản biện theo quan điểm cá nhân :)

Vàng thật sự không biết nên xếp vào danh mục đầu tư hay tiết kiệm. Đúng là vàng có tăng giá theo thời gian, nhưng so với tốc độ tăng của tiền lương (thu nhập trung bình) nó đã tăng chậm hơn rất nhiều, chứ chưa cần so với tốc độ tăng giá của BDS, CK, hay là Bitcoin.

100 năm trước, một người lao động trung bình vất vả cả đời mới tích được một cây vàng.
40 năm trước, một người thợ lành nghề mất 5 năm để làm ra một cây vàng.
Hiện nay, một công nhân bình thường mất 6 – 8 tháng lao động để mua một cây vàng.

Việc không còn quốc gia nào áp dụng bản vị vàng chính là nguyên nhân khiến vàng hụt hơi về giá, càng ngày thì thời gian để có thể mua được 1 cây vàng sẽ càng giảm mà thôi. => Không nên đầu tư vàng dài hạn :D

Mời bác chủ phản biện lại cho ae có thêm nhiều góc nhìn :)))

PS: Dù trong dài hạn vàng thật sự tệ, nhưng trong trung hạn 1 vài giai đoạn bất ổn nào đó (bất ổn xã hội - chiến tranh, bất ổn kinh tế - đại suy thoái/ khủng hoảng...), thì đầu tư vàng lại rất "ngon" :D
Ở quan điểm góc nhìn của em thì việc đầu tư vàng nó không đem lại nhiều lợi nhuận khi tốc độ tăng trưởng vàng chỉ cao hơn lạm phát một xíu, đối với cá nhân em thì vàng vẫn là nơi để phân bổ tiền đầu tư. Chẳng hạn danh mục đầu tư của em là 2-2-1 với 2 cho vàng và 2 cho tiết kiệm. Vì em không có nhiều kiến thức trong mảng tài chính nên em phần lớn tiền vào danh mục an toàn, còn 1 là em cho ck hoặc coin, nhưng ở thời điểm hiện tại khi các ngân hàng TW đang tích cực gom vàng đặc biệt là Nga, Trung Quốc, và bán ra bớt dollar để tránh ảnh hưởng của Mỹ thì trong thời điểm này, hoặc 3-4 năm nữa, khi bản vị petrodollar đang bị lung lay thì vàng vẫn là nơi trú ẩn an toàn hơn là chứng và coin, vì hiện giờ em thấy chứng khoán đang xuống và chưa có dấu hiệu lên lại, còn bitcoin thì hình như tháng 4,5 năm sau thì sẽ là đợt "halving" tiếp theo, cho nên em đang suy nghĩ có nên thay tiền vào ck bỏ vào bitcoin hay không :D mời bác cho nhận xét về góc nhìn của em
 
Vàng thật sự không biết nên xếp vào danh mục đầu tư hay tiết kiệm. Đúng là vàng có tăng giá theo thời gian, nhưng so với tốc độ tăng của tiền lương (thu nhập trung bình) nó đã tăng chậm hơn rất nhiều, chứ chưa cần so với tốc độ tăng giá của BDS, CK, hay là Bitcoin.

100 năm trước, một người lao động trung bình vất vả cả đời mới tích được một cây vàng.
40 năm trước, một người thợ lành nghề mất 5 năm để làm ra một cây vàng.
Hiện nay, một công nhân bình thường mất 6 – 8 tháng lao động để mua một cây vàng.
Trước tiên là luận điểm ( so với tốc độ tăng của tiền lương (thu nhập trung bình) nó đã tăng chậm hơn rất nhiều ). Tôi đã lập ra một mô hình đơn giản
Chúng ta có 1 tình nguyện viên giả định- Anh Nguyễn Văn A - Để đại diện chuẩn cho thu nhập xã hội, chúng ta sẽ cho người này có thu nhập theo ngạch nhà nước,
#Anh Nguyễn Văn A là công chức hạng A0 nhận lương theo bậc từ hệ số 2,1 cho đến 4,3 trong vòng 20 năm (tức 3 năm tăng lương 1 lần).
Như vậy sau 20 năm, tức là từ năm 2003->2023:
+Mức lương ban đầu của anh A năm 2003 là 609,000đ (Công chức A0 hệ số lương 2.1, lương cơ bản 209,000đ), vàng năm 2003 là 683,343đ/chỉ, tức là lương mỗi tháng anh A công chức mua được 0,89 chỉ vàng
+Năm 2013, lương của anh A là 3,181,500đ (Công chức A0 hệ số lương 3.03, lương cơ bản 1,050,000đ), vàng năm 2003 là 3,530,967đ/chỉ, tức là lương mỗi tháng anh A mua được 0,9 chỉ vàng
+Mức lương năm 2023 là 5,900,400đ (Công chức A0 hệ số lương 3.96, lương cơ bản 1,490,000đ), vàng năm 2023 là 5,597,905/chỉ, tức là lương mỗi tháng anh mấy mua được 1,05 chỉ vàng.
-> Như vậy, trong suốt 20 năm làm công chức, số lượng vàng anh A mua được bằng lương hằng tháng hầu như không đổi quá nhiều, trong vòng 20 năm thực tế chỉ mua được hơn 18% lượng vàng so với năm gốc.
Tại sao? Tại vì:
  • Mặt bằng lương ở VN thì đi theo sức khỏe của kinh tế VN. Trong vòng 20 năm qua VN tăng trưởng thần tốc, trung bình là 6-7%, nên mức lương tăng rất nhanh.
  • Vàng cũng tăng nhanh trung bình từ 6-8%/năm, nhưng vàng tăng theo sức khỏe của kinh tế thế giới, kinh tế thế giới thì tăng trưởng chậm hơn VN, chỉ khoảng 3%. Người dân ở các nước phát triển mặt bằng lương của họ tăng rất chậm, nên thành ra giá vàng mới tăng nhanh hơn lương.

Vậy câu chuyện cần nói ở đây là gì?
VN đã trải qua 20 năm phát triển nhanh (2003-2023) và 10 năm phát triển thần tốc (2013-2023), thu nhập của người VN tăng liên tục nên có vẻ là vàng tăng giá khoảng 6-7%/năm) không được hấp dẫn lắm. Tuy nhiên, không một quốc gia nào phát triển liên tục với cường độ cao như vậy, có thể trong vòng 10 hay 15 năm nữa thì kinh tế VN sẽ phải tăng trưởng chậm lại do đã hết dư địa tăng trưởng, và gặp phải tình trạng già hóa dân số (có thể bắt đầu từ năm 2030) (cái này tùy nhận định mỗi người). Lúc đó thì tốc độ tăng thu nhập sẽ không bằng tốc độ tăng của giá vàng, cũng như nhiều nước phát triển khác.
 
Việc không còn quốc gia nào áp dụng bản vị vàng chính là nguyên nhân khiến vàng hụt hơi về giá, càng ngày thì thời gian để có thể mua được 1 cây vàng sẽ càng giảm mà thôi. => Không nên đầu tư vàng dài hạn :D
Luận điểm thứ 2 là về bản vị vàng: Bản vị vàng đã không còn
Câu trả lời ngắn gọn là: Đúng, nhưng hiên tại và tương lai thì chưa hẳn.
Ở đầy chúng ta sẽ không đề cập về khai niệm bản vị vàng và đi thẳng vào quan sát hành động của các NHTW khắp TG về vàng. Trích một đoạn từ Hội đồng Vàng Thế Giới:
Trong hai thập kỷ đầu tiên khi hội đồng bắt đầu nghiên cứu về thị trường vàng toàn cầu, các ngân hàng trung ương là những người bán ròng vàng (Biểu đồ 5). Trong những năm 1990 và 2000, các tổ chức này, đặc biệt là ở các thị trường phương Tây, đã tìm cách giảm lượng vàng nắm giữ đáng kể sau sự sụp đổ của hệ thống bản vị vàng và Bretton Woods. Thỏa thuận về vàng của Ngân hàng Trung ương lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1999 như một phương tiện để điều chỉnh hoạt động mua bán này. Nhưng Cuộc khủng hoảng Tài chính Thế Giới 2008 đã đóng vai trò là chất xúc tác để thay đổi suy nghĩ của các nhà quản lý dự trữ đối với vàng. Đến năm 2010, các ngân hàng trung ương đã trở thành những người mua ròng vàng trên cơ sở hàng năm, do lượng vàng bán ra từ các NHTW phương Tây chậm lại và lượng vàng mua vào tăng từ các thị trường mới nổi. Kể từ đó, các ngân hàng trung ương – đặc biệt là ở các thị trường mới nổi – đã bổ sung 6.815 tấn vàng trong giai đoạn 2010-2022 với tốc độ mua tăng nhanh hơn nữa trong những năm gần đây. Đến cuối năm 2022, dự trữ (của các NHTW) toàn cầu chính thức ở mức hơn 35.000 tấn, chiếm gần 1/5 lượng dự trữ trên mặt đất.
1682506362359.png


Nếu như các NHTW Châu Âu vẫn bán ròng vàng thì chính người dân các nước đó lại mua ròng vàng dưới dạng vàng thỏi, vàng miếng và tiền vàng:
Vàng vật lý để đầu tư dưới dạng vàng thỏi và đồng xu vẫn phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng đáng chú ý nhất là Châu Âu hiện là một trong những thị trường đầu tư vàng miếng lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng 20% nhu cầu vàng miếng và tiền xu toàn cầu hàng năm vào năm 2022. Điều này hoàn toàn trái ngược với quy mô nhu cầu của Châu Âu trước Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Trước năm 2008, khu vực này đã liên tục bán ròng vàng, với tổng nhu cầu đầu tư trung bình hàng năm là -9 tấn từ năm 1992 đến năm 2007. Xuất hiện của Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008) và Cuộc khủng hoảng nợ công (2010) ... làm nhu cầu đầu tư của châu Âu đã tăng hơn 500% từ năm 2006 đến 2008, đạt 238 tấn vào năm 2008 khi quy mô thực sự của cuộc khủng hoảng được đưa ra ánh sáng (Biểu đồ 3). Và phản ứng này không phải là hiện tượng tồn tại trong thời gian ngắn: nhu cầu đầu tư vàng miếng của người dân châu Âu đạt trung bình 242 tấn mỗi năm kể từ năm 2008.
1682508267980.png


Tương lai của vàng sau cuộc khủng hoảng kép 2020/2023? Theo cá nhân nhận định thì thế giới có vẻ đang theo chiều hướng giảm phụ thuộc vào đồng $. Ngoài ra các nước lớn như Nga, TQ, Ấn đang tích cực gom vàng để "làm gì đó". Các quốc gia trung lập cũng đang tích cực mua vàng. Sự suy sụp của Thụy Sĩ cũng làm các trung tâm tài chính mơi như Ả Rập, Sing tích cực mua vàng.
Tại sao NHNN VN không mua vàng? Lý do là lượng vàng trong dân còn quá lớn: Chỉ riêng SJC có thể lên đến 400 tấn, nếu tính cả vàng 9999 thì có thể lên đến 1000-2000 tấn và tăng thêm mỗi năm tầm 60 tấn. Vì thế NHNN khi cần sẽ huy động vàng sau.
 
oke bác, chắc sau em đầu tư vàng nhẫn 9999 của PNJ thử xem sao, hiện tại giá vàng nhẫn trơn của PNJ đang cao hơn so với vàng nhẫn sjc (5,700 so với 5,690), thật ra mỗi lần mua một chỉ nên là giá vàng chênh lệch không là bao nhiêu, nếu đầu tư dài hạn thì nên mua bên nào là oke hơn bác hay nó đều như nhau, chỗ nào gần hơn thì mua vậy bác, em cảm ơn
Thật ra họ bán cao thì mua cao thôi bạn, bạn mua loại nào mà thuận tiện mua bán ấy, mình thì thấy PNJ ok hơn
 
Ở quan điểm góc nhìn của em thì việc đầu tư vàng nó không đem lại nhiều lợi nhuận khi tốc độ tăng trưởng vàng chỉ cao hơn lạm phát một xíu, đối với cá nhân em thì vàng vẫn là nơi để phân bổ tiền đầu tư.
Vàng tăng trưởng không nhanh bằng lạm phát một phần là do VN trong nhiều năm qua phát triển quá nóng, điều này chưa chắc trong vòng 10 hay 15 năm tới bạn ạ.
nhưng ở thời điểm hiện tại khi các ngân hàng TW đang tích cực gom vàng đặc biệt là Nga, Trung Quốc, và bán ra bớt dollar để tránh ảnh hưởng của Mỹ thì trong thời điểm này, hoặc 3-4 năm nữa, khi bản vị petrodollar đang bị lung lay thì vàng vẫn là nơi trú ẩn an toàn hơn là chứng và coin
Ở # trên mình có phân tích cho thím kia về việc các NHTW mua vàng liên tục. Họ đã mua vàng từ năm 2008, chủ yếu là các nước mới nổi. Sau cuộc suy thoái kép và lạm phát 2023 thì các nước châu Âu cũng sẽ phải nhìn lại về vàng thôi. Sau sự lung lay của Thụy Sỹ thì các trung tâm tài chính mới như Sing hay Ả Rập cũng tích cực mua vàng. Các nước trung lập cũng phải trữ chút vàng phòng biến cố. NHNN VN không mua vàng vì dân đã mua quá nhiều vàng, nếu cần họ sẽ huy động sau.
https://finance.yahoo.com/news/singapore-central-bank-quietly-boosts-190000408.html
 
vàng forexx thì sao chủ thớt
Thớt này chủ yếu bàn về vàng vật lý và đầu tư vàng dài hạn. Vàng forex chủ yếu đánh sóng ngắn hạn nên mình sẽ không tập trung vào đó. Đương nhiên trong tương lai cũng sẽ có tổng quan về vàng forex nhưng không đi sâu vào.
 
Back
Top