Hành trình : Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ và tăng động giảm chú ý

Con bác giờ sao rùi bác. Đợt trước em có nhắn tin hỏi bác vụ tư vấn nè.
Giờ nó 4 tuổi rưỡi . Nói được câu tầm 5,6 từ nhưng ko lưu loát ( tương đương trẻ 3 tuổi ) . Đi học hòa nhập tốt tự vệ sinh được . Biết đọc hiểu tiếng Việt 70,80% ( cái này là bệnh chung của trẻ tự kỷ , bán cầu não phần logic nó phát triển hơn phần ngôn ngữ ) .
- Qua năm phải cho nó đi học viết , mặc dù mình phản đối học tiền tiểu học , nhưng hoàn cảnh con mình thì bắt buộc phải học ,một phần cho nó quen với môi trường lớp 1 , ngồi cả ngày ko được chạy nhảy, và ít ra vào lớp 1 nó tự kỷ nhưng đọc viết ổn cô cũng đỡ la mắng . Cũng lên phương án là nghỉ 1 năm , qua năm sau rồi học vì con mình sinh cuối năm 2019 , năm sau đi học hơi sớm .
 
Giờ nó 4 tuổi rưỡi . Nói được câu tầm 5,6 từ nhưng ko lưu loát ( tương đương trẻ 3 tuổi ) . Đi học hòa nhập tốt tự vệ sinh được . Biết đọc hiểu tiếng Việt 70,80% ( cái này là bệnh chung của trẻ tự kỷ , bán cầu não phần logic nó phát triển hơn phần ngôn ngữ ) .
- Qua năm phải cho nó đi học viết , mặc dù mình phản đối học tiền tiểu học , nhưng hoàn cảnh con mình thì bắt buộc phải học , ít ra vào lớp 1 nó tự kỷ nhưng đọc viết ổn cô cũng đỡ la mắng . Cũng lên phương án là nghỉ 1 năm , qua năm sau rồi học vì con mình sinh cuối năm 2019 , năm sau đi học hơi sớm .
con em 32 tháng giờ đang học can thiệp với tối về nhà mẹ nó kèm thêm. Các cô ở trung tâm bảo tiếp thu nhanh lắm chỉ cái gì 1 lần là biết, sai vặt cũng được nhưng nó vẫn chưa chịu nói nên vẫn lo lắm. Thấy nó chỉ trỏ nhiều lắm nên theo mấy người nói đứa bị nặng là ko biết chỉ trỏ gì luôn.
 
con em 32 tháng giờ đang học can thiệp với tối về nhà mẹ nó kèm thêm. Các cô ở trung tâm bảo tiếp thu nhanh lắm chỉ cái gì 1 lần là biết, sai vặt cũng được nhưng nó vẫn chưa chịu nói nên vẫn lo lắm. Thấy nó chỉ trỏ nhiều lắm nên theo mấy người nói đứa bị nặng là ko biết chỉ trỏ gì luôn.
32 tháng là còn chưa được 3 tuổi thì bác lo gì, 3 tuổi con mình mới mở miệng nói câu đầu tiên là : mẹ ơi .
 
Bé gái con của chị làm chung cũng tự kỷ năm nay 8 tuổi rồi mà ko biết nói, ko tự vs cá nhân được và chị xác định phải chăm nó cả đời. Hiện tại đối với chị thì tivi và dt là công cụ duy nhất có thể giữ bé ngồi yên 1 chổ để rãnh tay làm việc, hễ cấm cản là nó sẽ la hét um xùm, quơ quào tùm lum, ở nhà thì ảnh hưởng hàng xóm khiếu nại, ra quán thì bị nhắc nhở.
 
Bé nhà em cũng cỡ 19 tháng, cũng chưa nói được gì nhiều ngoài ba, mẹ, măm, ạ
Ngoài ra nói ú ớ ú ớ gì không ai hiểu
Sai lấy đồ, bảo ngồi thì vẫn ngồi lên ghế, bảo trèo thì vẫn trèo
Bé biết tóc, đầu, mắt mũi miệng tay chân bụng
Thỉnh thoảng thấy bé vẫn hay xoay vòng vòng, lâu lâu đi nhón chân
Bé hiện tại đang đi học rồi
Vậy có bị chậm nói với có cần đưa con đi khám không các bác, lo quá
16m mà ko nói đc từ đơn là cho đi khám đc r bác à. Chậm nói đơn thuần cũng có thể cho đi học nói đc ấy.

Mình gửi bác xem video của bs nội trú nhi tw (con mình đã khám). (Sáng mình gửi cho bác kia mà bác ấy bảo tiktok rác nên ko xem).
 
cháu tui hồi 1-2 tuổi cũng triệu chứng y chang. Gọi ko nghe, đi nhón gót,cắm cổ chạy chơi đồ chơi được 1 tí thì đập phá la hét, mất bình tĩnh. Nhưng nhờ bố mẹ nó cho đi học can thiệp nên tình hình được cải thiện.
Giờ 3 tuổi đã nói được nhiều hơn, chơi được với nhiều bạn nhưng vẫn còn nhiều triệu chứng chưa hết được: vẫn la hét, mất bình tĩnh, gọi mọi người vẫn chưa chuẩn… Nhưng mình nghĩ lớn lên bé sẽ hết thôi. những ai rơi vào trường hợp đó thì cứ cố gắng mà chữa trị không tương lai tội nó lắm
 
Thương bố mẹ, thương con, các bác đừng trách chủ thớt, bệnh tự kỉ này từ khi sinh ra đã bị rồi, tv chỉ làm nặng lên các triệu chứng thôi. Hóng thớt post tiếp và chúc cả gđ bác luôn mạnh khỏe.
 
Bé gái con của chị làm chung cũng tự kỷ năm nay 8 tuổi rồi mà ko biết nói, ko tự vs cá nhân được và chị xác định phải chăm nó cả đời. Hiện tại đối với chị thì tivi và dt là công cụ duy nhất có thể giữ bé ngồi yên 1 chổ để rãnh tay làm việc, hễ cấm cản là nó sẽ la hét um xùm, quơ quào tùm lum, ở nhà thì ảnh hưởng hàng xóm khiếu nại, ra quán thì bị nhắc nhở.
trẻ con mà gào thét đòi hỏi vô lý, mà mình xuống nước thỏa mãn nó thì lần sau nó càng gào thét to hơn.
 
cháu tui hồi 1-2 tuổi cũng triệu chứng y chang. Gọi ko nghe, đi nhón gót,cắm cổ chạy chơi đồ chơi được 1 tí thì đập phá la hét, mất bình tĩnh. Nhưng nhờ bố mẹ nó cho đi học can thiệp nên tình hình được cải thiện.
Giờ 3 tuổi đã nói được nhiều hơn, chơi được với nhiều bạn nhưng vẫn còn nhiều triệu chứng chưa hết được: vẫn la hét, mất bình tĩnh, gọi mọi người vẫn chưa chuẩn… Nhưng mình nghĩ lớn lên bé sẽ hết thôi. những ai rơi vào trường hợp đó thì cứ cố gắng mà chữa trị không tương lai tội nó lắm
Vâng bác cố gắng chứ mà lười thì mất tương lai ngay

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nay đưa bà đi khám định kỳ ở Bạch Mai, ngồi chờ gọi vào để xét nghiệm rút đt ra chơi magic.io xíu mà có em gái u30 bên cạnh nó hỏi rất ngây ngô, rồi lại văng tục "bắn chết mẹ nó đi" :confuse:

Nghĩ cũng tội mà thôi cũng ko tọc mạch :go:
 
Con đủ 18m thì các bác có thể test qua tool này.
 
Thương bố mẹ, thương con, các bác đừng trách chủ thớt, bệnh tự kỉ này từ khi sinh ra đã bị rồi, tv chỉ làm nặng lên các triệu chứng thôi. Hóng thớt post tiếp và chúc cả gđ bác luôn mạnh khỏe.
Bệnh này giờ phổ biến quá nhiều. Em cũng muốn bên voz biết tới nhiều hơn để phòng ngừa còn hơn ko nói gì ạ.

via theNEXTvoz for iPhone
 
giờ mấy bà cô dạy can thiệp hái ra tiền
một đứa nhận 3 củ
tháng chục đứa là cuộc sống thoải mái liền
Nói chung dayh ko hiệu quả mấy. Chỉ đc mấy tháng đầu chưa biết thì biết hơn ( cũng là may mà tiến bộ)
Càng về sau thì trẻ càng tụt lùi đi

via theNEXTvoz for iPhone
 
Phần 1. Thăm khám cho con.
Sau khi nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề này, vợ chồng bắt đầu tìm nơi thăm khám để mong rằng có một phép nào đấy có thể thay đổi hiện thực. Chứ mà tự kỷ, tăng động thì làm gì có thuốc chữa. Mình có khám ban đầu ở 2 nơi. Một nơi vợ mình với bà chở bé đi và kết luận : Bé bị Rối loạn phổ tự kỷ. Trời như sập xuống, mọi thứ sụp đổ. Hi vọng mong manh rằng con chỉ bị chậm thôi để còn có cách mà cứu vãn mà dạy học chứ tự kỷ hay tăng động đối với mình. Nó như một bản án chung thân mà con sẽ phải mang theo suốt cuộc đời. Rồi sau này sẽ ra sao… Hàng nghìn câu hỏi mà chẳng có câu trả lời. Rồi mình quyết định không đi khám nữa . Mặc dù vợ có bảo đi đến mấy nơi nhưng mình bảo chả giải quyết được gì. Tiền đấy để khu vui chơi với mua đồ chơi cho con. Vợ mình sau cũng ko nói đến nữa.
Lần thứ 2 đi khám thì thực sự là không thể chịu được: Con ngoài kém ăn lại còn kém ngủ. Tối đến thì tầm 10-11h mới ngủ là sớm, có khi 11-12h ngủ. Mà rất thính ngủ, hay tỉnh giấc. Đến tầm 1h-2h sáng là tỉnh rồi bắt đầu đập chân xuống giường hoặc ngồi hẳn dậy. Chơi với xem tivi tới 3-4h sáng mệt quá mới ngủ tới 6-7h đã dạy rồi. Tính ra một ngày bé ngủ chẳng được bao nhiêu, mắt thâm quầng. Mình thì có bệnh mất ngủ lên con vậy mình ko thể nào ngủ được. Tầm 1-2 tuần mình ko chịu được và cũng lo cho con lên bảo vợ tìm nơi khám. Vợ mình tìm được nơi khám thứ 2. Một bác sỹ đã về hưu. Hiện đang làm thêm ở bệnh viện. Chi phí mất 500k. Đến đây có lẽ là quyết định sáng suốt nhất cuộc đời mình. Một bác sỹ ân cần chỉ quan sát con và nói chuyện với bố mẹ về những hành động ở nhà của bé, đồ chơ của bé, thời gian chăm con của bố mẹ. Giờ giấc sinh hoạt của bé. Cuối cùng bác ấy có nói với gia đình đến bây giờ mình vẫn nhớ như in: “ Trước giờ gia đình chưa quan tâm nhiều tới con, bố mẹ chưa chơi chưa dạy con lên bác không biết bé có bị bệnh gì hay ko cháu ạ, còn việc trước mắt là vè bố mẹ chơi với con nhiều hơn, dạy con , cho con đi chơi và tìm trường cho con học. Sau 3 tháng hoặc khi bố mẹ đã làm hết khả năng mà con không tiến bộ hoặc càng ngày càng nặng hơn thì bố mẹ cho con đi khám lại. Ngôn ngữ là cửa sổ của mọi vấn đề. Muốn giải quyết thì phải bắt đầu từ ngôn ngữ. Mà muốn có ngôn ngữ thì phải giao tiếp với nhau. Còn việc mất ngủ cũng đừng sợ. Bé mới mất ngủ có vài tuần mà vẫn ăn vẫn chơi thì chưa cần phải thuốc thang gì. Hãy cho bé chơi nhiều. Mệt nó tự ngủ không cần phải thuốc men” Hai vợ chồng chở con về nhà mà cũng nhẹ nhõm cả người. Hôm đấy là một ngày chủ nhật cuối tuần. Tâm lý cũng ổn định hơn một chút. Nhưng vẫn còn nhiều thứ phải làm.
B2. Phần 2. Tìm trường cho con học và can thiệp 1-1.
Những việc tưởng chừng như bình thường thì đối với bé dạng RLPTK hoặc TĐGCY là lại cực kỳ phức tạp và gian nan. Trường nào chấp nhận bé, cho bé môi trường học tập tốt, dạy bé hướng dẫn bé để bé tiến bộ thật sự rất khó khăn. Ngoài ra còn tìm cô dạy can thiệp 1-1. Muốn đi học trường bình thường thì lại phải bố trí thời gian đưa con đi tới trung tâm can thiệp và ngược lại. Thực sự với công việc của bố mẹ thì việc đi lại di chuyển đưa con đi là rất khó. Không thể dễ dàng làm được. Muốn có cả hai thì chỉ còn cách chọn trung tâm can thiệp. Nơi có cả việc học và dạy chung một địa điểm.
Vợ chồng mình tham khảo hầu hết các trung tâm ở Hà Nội. Kể cả ở xa nơi ở ( Mình ở Bắc Từ Liêm – Hà Nội) tại các quận huyện khác: Từ Thanh Trì, Cầu Giấy, Đống Đa… Gần như quận nào cũng có rất nhiều trung tâm. Nhưng để đưa ra quyết định thì lại rất khó khăn. Cũng đã tính đến việc mình sẽ nghỉ làm hoàn toàn để tập trung đưa con đi học và dạy con. Bán căn cc đang ở ( Tương đối rộng ) để chuển xuống căn nhỏ hơn, giá rẻ hơn để lấy tiền cho con ăn học và trang trải chi phí sinh hoạt. Tạm thời hai vợ chồng đã tính toán bàn bạc là như vậy. Khi tham khảo giữa Trung tâm và trường hai vợ chồng đều phải đến tận nơi, trao đổi , xem cơ sở vật chất, giáo trình dụng cụ và nói chuyện với các cô ở đây. Cuối cùng vợ chồng mình cũng chọn được trường để yên tâm gửi con vào.
Sơ qua về mức học phí và lịch học hàng ngày của con: Học phí ở trung tâm hoặc ở trường đặc biệt thường rất cao. Vì vậy thật sự nó là gánh nặng cho gần như tất cả mọi người trong đó có mình. Tại nơi của con mình có học phí là 5.5- 5.8 triệu/ tháng đã bao gồm ăn sáng nhưng thời gian học là từ 2-6 nghỉ thứ 7 và chủ nhật. Tiền can thiệp hàng tháng của con tại trường là là 3 triệu đồng/ tháng. Tổng chi phí học trong năm là 8,5 triệu đồng/ tháng. Quỹ lớp là 500k/ kỳ. Năm đóng 2 lần ( Mình không nhớ rõ).
Về lịch học của con trên lớp: Nhà trường ko có camera lên cũng ko rõ các cô dạy gì trên lớp. Hàng ngày cô gửi anh sinh hoạt trên lớp của các con lên nhóm zalo. Vào thứ 2 đầu tuần cô chủ nhiệm sẽ gửi lịch học của lớp lên nhóm zalo dạng như: Nay học bài con gà, bông hoa. Ăn bupphe…….hoặc có chương trình gì đặc biệt. Còn lịch can thiệp của bé thì do cô giáo can thiệp tự chủ động. Nhưng mình có hỏi thì vào mỗi buổi sáng. Cô tới lớp đón bé đi can thiệp 1-1 thời gian 1h/ ngày. Sau đó cô sẽ dẫn trả bé về lớp học với các bạn. Công việc của bố mẹ là chỉ đưa bé đến lớp và tối đón con về. Lên mình cố gắng duy trì công việc đang làm để lấy tiền trang trải cho con.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top