Người được ghép thận heo chỉnh sửa gene đã qua đời

Shikaku

Senior Member

Người đàn ông đầu tiên được ghép thận heo chỉnh sửa gene ở Mỹ đã qua đời, nhưng bệnh viện nói không có dấu hiệu cho thấy là do quả thận ghép.​


Ông Richard Slayman - người đầu tiên được ghép thận heo chỉnh sửa gene - Ảnh: NBC News

Ông Richard Slayman - người đầu tiên được ghép thận heo chỉnh sửa gene - Ảnh: NBC News
Theo Đài ACB News của Mỹ ngày 12-5, ông Richard Slayman - người đầu tiên được ghép thận heo chỉnh sửa gene hồi tháng 3 vừa qua - đã qua đời đột ngột.

Trong tuyên bố ngày 11-5, nhóm cấy ghép tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho biết họ vô cùng đau buồn trước sự ra đi của Slayman và gửi lời chia buồn tới gia đình ông.

Phía bệnh viện cũng nhấn mạnh không có dấu hiệu nào cho thấy ông Slayman qua đời là do ca cấy ghép. Ông này được cho xuất viện khoảng 2 tuần sau ca phẫu thuật thành công.

Trước đó, người đàn ông 62 tuổi đã sống chung với bệnh tiểu đường type 2 và cao huyết áp trong nhiều năm. Ông phải chạy thận suốt nhiều năm trước khi được ghép thận người vào năm 2018.

Tuy nhiên, vì phải sống chung với bệnh tiểu đường và huyết áp, quả thận bắt đầu có dấu hiệu hỏng hóc sau 5 năm cấy ghép, khiến ông phải tiếp tục chạy thận vào tháng 5-2023.

Quả thận heo được cung cấp bởi eGenesis, một công ty dược phẩm có trụ sở tại Cambridge (bang Massachusetts). Theo bệnh viện, các gene heo có hại đã bị loại bỏ và một số gene của con người được thêm vào để cải thiện khả năng tương thích của nó với người nhận.

Trong một tuyên bố, gia đình ông Slayman cảm ơn các bác sĩ và đội ngũ chăm sóc ông tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts.

Tuyên bố cho biết: "Những nỗ lực to lớn của các bác sĩ trong việc tiến hành cấy ghép quả thận đã giúp gia đình chúng tôi có thêm 7 tuần nữa với Richard. Những kỷ niệm trong thời gian đó sẽ vẫn mãi trong tâm trí và trái tim của chúng tôi".

Gia đình ông Slayman cũng tiết lộ một trong những lý do Slayman thực hiện ca cấy ghép là để mang lại hy vọng sống cho hàng ngàn người khác.

"Richard đã hoàn thành mục tiêu đó và niềm hy vọng cũng như sự lạc quan của anh ấy sẽ tồn tại mãi mãi. Di sản của anh ấy sẽ là nguồn cảm hứng cho các bệnh nhân, nhà nghiên cứu và chuyên gia chăm sóc sức khỏe ở khắp mọi nơi", gia đình người quá cố bày tỏ.
 
Phía bệnh viện cũng nhấn mạnh không có dấu hiệu nào cho thấy ông Slayman qua đời là do ca cấy ghép. Ông này được cho xuất viện khoảng 2 tuần sau ca phẫu thuật thành công.

Trước đó, người đàn ông 62 tuổi đã sống chung với bệnh tiểu đường type 2 và cao huyết áp trong nhiều năm. Ông phải chạy thận suốt nhiều năm trước khi được ghép thận người vào năm 2018.

Tuy nhiên, vì phải sống chung với bệnh tiểu đường và huyết áp, quả thận bắt đầu có dấu hiệu hỏng hóc sau 5 năm cấy ghép, khiến ông phải tiếp tục chạy thận vào tháng 5-2023.
 
Bị tiểu đường khổ thật, tiểu đường có khác gì HIV đâu, dính cái bệnh nền tiểu đường rồi bệnh gì cũng dễ diễn biến nặng
Khổ hơn chứ.
Tôi có ông anh có H 20 năm rồi vẫn sống tốt, chăm uống ARV (hình như đc phát free) và sống lành mạnh là được.
Tiểu đường thì thuốc đắt, lại hay biến chứng này kia. Kiêng cữ cũng khổ nữa, đủ món cần tránh.
 
Tiểu đường , huyết áp cao ...
Tiểu đường nặng thì đỡ thế quái nào được ..
Hi vọng 1-2 năm tới thận heo biến đổi gene đáp ứng tốt cho bệnh nhân , sống cái 15 năm thay 1 quả mới
 
Bị tiểu đường khổ thật, tiểu đường có khác gì HIV đâu, dính cái bệnh nền tiểu đường rồi bệnh gì cũng dễ diễn biến nặng
Tiểu đường khổ hơn HIV nhiều fen, ăn uống phải kiêng khem cực kỳ, thuốc thì đắt, nhà ko có điều kiện thì tiền thuốc cũng nhức đầu dữ lắm. Có vài trường hợp người quen của t bị tiểu đường, chỉ từ 1 vếc xước, vết thương nhỏ mà nó biến chứng hẹo luôn ko cứu đc.
 
Tiểu đường khổ hơn HIV nhiều fen, ăn uống phải kiêng khem cực kỳ, thuốc thì đắt, nhà ko có điều kiện thì tiền thuốc cũng nhức đầu dữ lắm. Có vài trường hợp người quen của t bị tiểu đường, chỉ từ 1 vếc xước, vết thương nhỏ mà nó biến chứng hẹo luôn ko cứu đc.
Người trong họ nhà trư cũng có 1 người mất vì gan nền tiểu đường mà, tiểu đường kiêng cữ kinh khủng, biến chứng suy đa tạng chỉ vì 1 bệnh mà bình thường không phải là bệnh nặng.
 
y học chữa dc mấy bệnh ngoại lai xâm nhập vô thì dc chứ tầm mấy cái bệnh mà từ lỗi hệ thống trong cơ thể phát ra như tiểu đường hay lupus thì khó
 
Vãi đái tiểu đường nguy hiểm thế à, hay chỉ tiểu đường type 2 dạng nặng? Nhà tôi có gen tiểu đường, ông bà chú bác đều bị.

Tôi thấy bọn nước ngoài tiểu đường thì nó có thuốc insulin ăn uống bình thường + súng tự tiêm là sinh hoạt bình thường mà nhỉ?
 
Vãi đái tiểu đường nguy hiểm thế à, hay chỉ tiểu đường type 2 dạng nặng? Nhà tôi có gen tiểu đường, ông bà chú bác đều bị.

Tôi thấy bọn nước ngoài tiểu đường thì nó có thuốc insulin ăn uống bình thường + súng tự tiêm là sinh hoạt bình thường mà nhỉ?
Bình thường nhưng khi ông bị các bệnh khác thì rất dễ biến chứng
 
Mấy các tiểu đường hay gan thường hẹo vì biến chứng bệnh khác chứ không phải trực tiếp, tiểu đường là miễn dịch, còn gan là ko lọc được, ông nào bị gan khi có bệnh nặng cần kháng sinh là coi như toi, vì không uống được kháng sinh nặng :doubt:

Nên cứ nói bị rồi uống thuốc là sai lầm, đơn giản thế đã ko có chuyện.
 
Tiểu đường khổ hơn HIV nhiều fen, ăn uống phải kiêng khem cực kỳ, thuốc thì đắt, nhà ko có điều kiện thì tiền thuốc cũng nhức đầu dữ lắm. Có vài trường hợp người quen của t bị tiểu đường, chỉ từ 1 vếc xước, vết thương nhỏ mà nó biến chứng hẹo luôn ko cứu đc.
có nói quá không như sếp tôi bị tiểu đường mà nhậu kinh dị không thấy kiêng gì vẫn khoẻ như voi.
 
Back
Top