thắc mắc Nhờ các bác tư vấn nên chọn giải pháp nào: Xpenlogy hay Mini PC?

có gì đâu chết bác, tuỳ nhu cần và định nghĩa mỗi người , nhưng theo mình nếu đã consider mua NAS từ các hãng như Synology, Terra Master , QNap chẳng hạn , mình sẽ bỏ qua những mẫu entry level và chọn custom NAS.
Lấy cụ thể tầm giá 10 triệu thì có Synology DS423 , hay Terra F4-212 chẳng hạn

  • ở tầm giá này, cpu thường là realtek, ram 2 GB ko upgrade được hơn. cổng mạng 1 hoặc 2 1Gbe
  • Tầm giá 10tr này , hầu như ko có khả năng upgrade về sau
  • Phụ thuộc hardware, trong trường hợp con NAS đấy hỏng , thì phải kiếm 1 con giống model, dùng đúng controller thì mới bê đống hdd qua lấy data được

Tầm giá 10 củ , cân nhắc build với main này, n100 hoặc n305


Bạn sẽ có : spec tốt hơn hẳn với n100/n305, 6 sata , 2 nvme, 4 cổng 2.5G , và đương nhiên là các option upgrade rất nhiều, thậm chí về sau khi cần , thay hẳn bằng 1 con main mới , cpu mới vẫn dc bình thường, có nhu cầu thêm ở lưu trữ ? vẫn có thể expand thêm 8/16 con hdd bằng nhiều option khác nhau được.

Ở tầm giá 17 củ trở lên, thì có Terra F4-424 , option này tạm đc , nhưng 17 củ thì nhiều option cho NAS custom lắm rồi



Này thì nhu cầu mỗi người rất khác nhau , ít hao điện cũng quan trọng đấy nhưng ko phải là factor quan trọng nhất.
Theo mình, build Nas quan trọng nhất là Redundancy ( data lưu trên nas khả năng mất càng thấp càng tốt ) và High availability ( Nếu có sự cố hardware hỏng hóc, ổ cứng hư ,mất bao lâu thì phục hồi trạng thái làm việc tốt nhất của NAS) , và ít phụ thuộc vào 1 hardware cụ thể càng tốt ( Nếu raid controller của nas hỏng , mất bao lâu để thay? )

Nas là để lưu trữ và bảo vệ data lâu dài và an toàn, còn phải tính tới offsite cho con nas nữa, nếu ko đáp ứng đc chuyên này thì tiết kiệm vài đồng tiền điện có ý nghĩa gì đâu bro.
Bác phân tích rất thực tế.

Nghĩ tới NAS là nghĩ tới mục đích tiết kiệm điện, hiệu năng quả ko sai nhưng ko phải yếu tố quan trọng nhất. Ít nhất là với ng dùng phổ thông, nhu cầu cá nhân (còn rõ ràng với tổ chức, câu chuyện lại khác)

Tiết kiệm được tí tiền điện mà ảnh hưởng tới các yếu tố khác + chi phí cũng trên trời thì e nghĩ làm con máy ghẻ Linux r dành tiền mua ổ cứng còn hơn. Nó thực tế hơn với ng dùng cá nhân
 
nếu nhu cầu chỉ có vậy thì mua nas đi, cho ổn định, còn. muốn vọc vạch home server thì mua thêm con pc nữa : )) rẻ như bèo ấy mà
 
Bác phân tích rất thực tế.

Nghĩ tới NAS là nghĩ tới mục đích tiết kiệm điện, hiệu năng quả ko sai nhưng ko phải yếu tố quan trọng nhất. Ít nhất là với ng dùng phổ thông, nhu cầu cá nhân (còn rõ ràng với tổ chức, câu chuyện lại khác)

Tiết kiệm được tí tiền điện mà ảnh hưởng tới các yếu tố khác + chi phí cũng trên trời thì e nghĩ làm con máy ghẻ Linux r dành tiền mua ổ cứng còn hơn. Nó thực tế hơn với ng dùng cá nhân
đúng ròi , mà mấy năm gần đây đám Data center làm tech refresh , decommission đám server cũ nhiều, thời điểm hiện tại mua linh kiện server cũ rất sướng và rẻ nữa, nên nhìn về đám NAS tầm trung trở xuống lại còn chán nữa

Build đơn giản nhẹ nhàng nhất, chúng ta có Lsa 9200i cho ra 8 hoặc 16 ổ SATA, hoặc PCIE Bifurcation 4 x nvme nhẹ nhàng , hoặc kiếm dc deal u.2 ssd ngon thì 4x U.2
Muốn gắm nhiều ssd nhưng vẫn muốn nhỏ gọn thì mạnh dạn làm con này để nhẹ nhàng gắn 8 ssd vào 1 minipc , đấy là còn chưa kể đến các option từ đám dị nhân Icy nữa

Bất kì option nào kể trên cũng đủ sức đẩy đám Nas entry level về vườn rồi
 
đúng ròi , mà mấy năm gần đây đám Data center làm tech refresh , decommission đám server cũ nhiều, thời điểm hiện tại mua linh kiện server cũ rất sướng và rẻ nữa, nên nhìn về đám NAS tầm trung trở xuống lại còn chán nữa

Build đơn giản nhẹ nhàng nhất, chúng ta có Lsa 9200i cho ra 8 hoặc 16 ổ SATA, hoặc PCIE Bifurcation 4 x nvme nhẹ nhàng , hoặc kiếm dc deal u.2 ssd ngon thì 4x U.2
Muốn gắm nhiều ssd nhưng vẫn muốn nhỏ gọn thì mạnh dạn làm con này để nhẹ nhàng gắn 8 ssd vào 1 minipc , đấy là còn chưa kể đến các option từ đám dị nhân Icy nữa

Bất kì option nào kể trên cũng đủ sức đẩy đám Nas entry level về vườn rồi
Uầy nhiều cái hay ho thế.
Em cũng mới nghiên cứu thôi chứ 1 thgian nữa mới đi vào thực hành.
Đầu tiên làm con máy ghẻ nghịch Linux trước để hiểu thêm + nghịch server tí
Rồi quay sang đầu tư để có chỗ lưu và sử dụng data lâu dài.

Nhu cầu thì không cần 24/24 nên em cũng không có lo ngại tốn điện lắm.
Linux thì thấy toàn ae bật máy nửa năm không tắt, vẫn chạy ổn định nên lại càng không lo lắng về sự ổn định.

Đúng là không cần đến NAS thật vì qua bài phân tích của bác thì thấy chi phí hơi cao, trong khi lại không nghịch ngợm được j nhiều.

Em tính sau khi nghiên cứu thì sẽ mua 1 con miniPC:
  • Vừa làm Server (ko cần hoạt động liên tục, chủ yếu lưu trữ data cá nhân thôi)
  • Vừa để dùng thay TV Box (e tính bỏ con FPT Play Box vì nó cứ chầm chậm thấy hơi bực mình) trong khi giờ dùng bàn phím từ xa + m để sẵn mọi thứ ra desktop thì cũng không khác TV Box là mấy (Linux cài Android app có vẻ còn ok hơn giả lập ở Win)
  • Hiện giờ Linux cũng cài được các thứ của Windows rồi nên giải trí cũng tiện
 
Uầy nhiều cái hay ho thế.
Em cũng mới nghiên cứu thôi chứ 1 thgian nữa mới đi vào thực hành.
Đầu tiên làm con máy ghẻ nghịch Linux trước để hiểu thêm + nghịch server tí
Rồi quay sang đầu tư để có chỗ lưu và sử dụng data lâu dài.

Nhu cầu thì không cần 24/24 nên em cũng không có lo ngại tốn điện lắm.
Linux thì thấy toàn ae bật máy nửa năm không tắt, vẫn chạy ổn định nên lại càng không lo lắng về sự ổn định.

Đúng là không cần đến NAS thật vì qua bài phân tích của bác thì thấy chi phí hơi cao, trong khi lại không nghịch ngợm được j nhiều.

Em tính sau khi nghiên cứu thì sẽ mua 1 con miniPC:
  • Vừa làm Server (ko cần hoạt động liên tục, chủ yếu lưu trữ data cá nhân thôi)
  • Vừa để dùng thay TV Box (e tính bỏ con FPT Play Box vì nó cứ chầm chậm thấy hơi bực mình) trong khi giờ dùng bàn phím từ xa + m để sẵn mọi thứ ra desktop thì cũng không khác TV Box là mấy (Linux cài Android app có vẻ còn ok hơn giả lập ở Win)
  • Hiện giờ Linux cũng cài được các thứ của Windows rồi nên giải trí cũng tiện
đây là cluster của m

Đúng, nas ko cần thiết lắm , thích thì build sau cùng.
Hiện tại m chạy cluster 3 node , host các app hay dùng trên docker và k3s, Nas là 1 vm truenas , pass through hết các hdd cho nó chạy, raidz 2, 6 hdd cùng là trên lsi 9300i. App thì chạy trên zfs mirror 2 sdd mỗi node.
Nói chung setup này build từ từ lên , cũng bắt đầu từ 1 node theo nhu cần mà up từ từ trong tầm 3 năm, chưa bao giờ tắt cả vì có nhiều app m dùng thường xuyên hàng ngày.

Mini pc ok, khuyên chọn mấy con lenovo m920 chẳng hạn, thật ra chạy homelab cho 1 người dùng thì kinh nghiệp m thế này:
  • CPU ko quan trọng , con nào cũng đc chả ảnh hưởng mấy vì chỉ có 1 user dùng
  • Càng nhiều ram càng tốt, tối thiếu 32, tối đa thì no limit.
  • Hypervisor tốt nhất cho homelab là proxmox, nhưng nếu chỉ 1 máy thì Ubuntu LXD ổn hơn
  • Build bằng 1 mini pc trước sau gì cũng sẽ bottleneck. Muốn setup chạy ngon thì đừng quan tâm tới cpu, focus improve ko để bottleneck là được
  • Cuối cùng là , nếu có nâng cấp, thì nâng = đồ server cũ còn hơn dùng đồ consumer new.
  • Ưu tiên card mạng Intel, né realtek, ưu tiên cpu Intel ( vì nó có quicksync rất bá, và nó có Intel AMT nữa )
  • Nếu ráng được , thì pick luôn Minisforum MS-01 , core i5 thôi dc rồi, đơn giản vì hiện tại nó ko có đối thủ ngang tầm
  • Nếu chọn zfs thì ko nên tắt máy nhiều vì tắt mất sạch cache , mà zfs mất cache ko khác gì phượng hoàng bị vặt lông. Còn có ý định tắt máy hằng ngày thì bỏ qua zfs. Mà nói chung là ko nên tắt máy, sự khác nhau giữa bật 24/7 và tắt daily cho mini pc là tầm 100k mỗi tháng , nhưng 100k đấy lấy đi của bro nhiều thứ quan trọng hơn về sau.
 
Last edited:
đang có con mini pc chạy ubuntu. máy chính thì dùng mac. cách nào sync data qua hay dùng ubuntu như extend disk được nhỉ. chân phương chỉ biết ssh copy
 
đang có con mini pc chạy ubuntu. máy chính thì dùng mac. cách nào sync data qua hay dùng ubuntu như extend disk được nhỉ. chân phương chỉ biết ssh copy
Chưa xài Mac nên không biết
Linux thì có nhiều giải pháp lắm. Muốn sync thì bác có thể nghiên cứu cái RSYNC, nó có thể đồng bộ file qua SSH rất ngon. Nếu lười gõ lệnh thì nhét lệnh đó vào cái icon. Sau chỉ cần click vào cái icon là xong.
Muốn sử dụng ubuntu như cái ổ đĩa thì có thể dùng SSHFS. Chuẩn công nghiệp thường dùng NFS cũng rất ngon. Nếu không dùng được SSHFS hoặc NFS thì có thể thử SAMBA, là chuẩn share file của Windows, có thể dùng được với tất cả các platform khác.
 
Back
Top