Những kỉ niệm đáng quên

g8XXj8u.gif
g8XXj8u.gif
g8XXj8u.gif

Fen nào có khúc đầu ko?
 
Muốn sinh hoạt trong thớt này nữa thì lên bài gì phải đưa vợ đọc trước :beat_brick:
Lại qua 1 bước kiểm duyệt của nhà nước xong mới được công chiếu , vậy thì còn gì là tính thời sự nữa, mất đi cái chất ký sự tuổi trẻ rồi. Haiz
 
Hắn thích đọc truyện tranh của Adachi Mitsuru, xem phim của Quentin Tarantino, những bậc thầy trong việc kể những câu chuyện rất vô lí một cách đời thực. Hay những câu chuyện đời thực cực kì vô lí.

Đầu tiên, nó khiến người ta ngớ ra trong một chốc, rồi không tự chủ được mà bật cười khanh khách, sau đó, hoài nghi. Cuối cùng, lại ngớ ra rồi bật cười khanh khách.

Đã có thời, ước mơ của hắn là viết được những câu chuyện như thế.

Những câu chuyện hắn viết trên đây, có tạo được hiệu ứng như thế không? Có đủ chân thực? Có khiến người ta hoài nghi rồi lại tin tưởng rồi lại hoài nghi?

Trí tưởng tượng và tư duy logic thổi phồng trải nghiệm thực tế của nhà văn. Anh viết một câu chuyện, dù là hoang đường, cũng rất cần tư duy logic.

Nhưng trước nhất, anh phải có nền tảng trải nghiệm.

Một cách có chủ đích, hắn ngấm ngầm reo rắc sự hoang đường.

Cái lần hắn tặng hoa cả lớp vào dịp 20/10 là một ví dụ.



Bên Nhật hiện vẫn sử dụng tiền xu, loại 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên, 500 yên. Một yên tỉ giá hiện tại tương đương 167 VNĐ, không để làm gì.

Nhà hắn đang tích đâu đó 2kg tiền xu do không có thói quen sử dụng.

Thời điểm 2018 khi về nước lần đầu, hắn đem 1 chai coca lít rưỡi đầy ự đồng 1 xu, 1 chai coca lít rưỡi quá nửa đồng 5 xu, và một chai coca lít rưỡi non nửa tiền 10 xu, ra quán conbini gần nhà trút hết vào hòm quyên góp.

Tay nhân viên đứng quầy như bị thôi miên, nhìn chăm chăm đến mức quên cả quét mã hàng thanh toán cho khách.

Cái khe nhỏ, nên hắn cứ thong thả nhét từng đồng vào, đâu đó mất chừng 20 phút. Người ra người vào đều cố ngó lại một hai lần. Hắn nhớ có 3 hay 4 khách khác, mua đồ xong không đi ngay mà nán lại, cố chờ xem hắn định lặp đi lặp lại động tác ấy đến bao giờ.

Tay nhân viên bảo lần đầu tiên trong lịch sử 14 năm làm việc mới được thấy cảnh tượng vừa rồi, hỏi hắn có ý gì.

- Nếu đổ vào bồn cầu thì sẽ bị tắc chứ sao nữa.

Hắn cười, nói xong đi thẳng.



Một dịp khác, thời hắn mới sang Nhật được nửa năm, nhưng cũng đã kịp tích được đâu đó một lon coca 330ml đồng 1 yên.

Hắn chờ đến gần hết giờ đóng cửa siêu thị, tầm 11h30, thì vào mua hàng. Tầm giờ đó, trái lại, siêu thị khá đông do nhiều mặt hàng giảm giá sâu.

Hắn mua chừng 15 món đồ ở gian hàng 100 yên, ra xếp hàng ở quầy tự thanh toán. Sau 9h chỉ có thể thanh toán ở quầy thanh toán tự động.

Nhân viên về gần hết, chỉ còn vài người ở lại dọn dẹp.

Mỗi lần hắn quét mã vạch, máy sẽ kêu ting một tiếng, sau đó báo giá tiền “ 110 yên”.

Mỗi lần hắn cho tiền vào, máy sẽ báo “1 yên”.

Lặp lại đủ 110 lần từ “1 yên” thì sẽ ting một tiếng rồi quay lại từ “110 yên”.

Sau lưng hắn còn chừng 4,5 người. Những người khác xếp hàng dài ngoằng ở phía máy đối diện.

Cả siêu thị rộng lớn im phăng phắc, nhẫn nại nghe âm thanh cứng nhắc từ máy phát ra đều như vắt chanh. Hắn phải nể phục sức chịu đựng của người Nhật.

Mọi người nhìn lom lom vào hắn, tiếng 1 yên như nạo khoét lỗ tai. Một số nhân viên đã xong việc bắt đầu tụ lại chỉ trỏ xì xào.

Cuối cùng hắn cũng đợi được.

Đến tiếng 1 yên thứ 3 3 1 thì máy hú lên inh ỏi. Tất thảy ngơ ngác.

Một bà nhân viên ở gần nhất chạy lại đon đả hỏi xã giao:

- Có chuyện gì thế, thưa quý khách? Tôi có thể giúp gì cho quý khách?

- Không nhét tiền vào được nữa :v

Bà nhân viên bấm một hồi rồi lắc đầu, alo đàm gọi một người khác đến.

Người này cũng bấm một hồi, vừa bấm vừa nói:

- Xin lỗi đã làm phiền quý khách, xin hãy chờ cho giây lát.

Những người chờ phía sau đã mất hết kiên nhẫn, một bà nói:

- Mở lại quầy thanh toán đi, cho chúng tôi còn về, quá giờ đóng cửa rồi.

Xin lỗi, việc này không thuộc thẩm quyền của tôi ạ.

Nhân viên đáp, ngần ngừ một lúc rồi alo cho một người khác nữa.

Người này hẳn là quản lí cấp cao nhất. Ông ta đến máy thanh toán sau 5 phút. Hông đeo một chùm chìa khóa lớn. Không nói không rằng, mở khóa khay đựng tiền phía hông máy.

Khay vẫn chưa đầy hẳn. Nhưng đồng một yên nhỏ, nên lăn xuống gập ngang, kẹt vào khe lọc tiền.

- 4 năm rồi, 4 năm rồi mới lại gặp sự cố như thế này đấy.

Ông ta lầm bầm, sau đó ra hiệu cho nhân viên mở quầy thanh toán cho khách. Xong xuôi, quay lại phía hắn đang đứng làm bộ ngơ ngác, thở dài bảo:

- Xin lỗi quý khách, mời quý khách qua xếp hàng ở quầy bên cạnh, chúng tôi sẽ hủy giao dịch ban nãy và hoàn lại số tiền quý khách đã cho vào máy tự động.

- Không mua nữa có được không?

Hắn cười bảo. Mặt tay quản lí giống như vừa hít phải một quả rắm cực thối. Ngớ ra mấy giây rồi tối sầm lại. Gã cười gượng gạo nói:

- Được, thưa quý khách.

- Tôi để đây nhé.

Hắn tiện tay đặt cái giỏ sang quầy bên cạnh, vẫy tay chào, rồi ngang nhiên bước ra ngoài.

Chừng 2 tháng sau đó hắn không quay lại siêu thị đấy.


Đợt mới quen Ly, bọn hắn thỉnh thoảng ngồi ăn bánh mì trứng và ngô nướng với nhau đoạn chân cầu vượt đoạn giao cắt Trần Duy Hưng và Láng.
Ly mặc mấy bộ như đồ ngủ tơ hơ cả ra, tóc dài xõa không chịu buộc.
Tay bán bánh mì rất hóm.
Nhưng hắn muốn kể về đoạn hội thoại với anh chàng xe ôm hơn.

-- Anh giai ơi? Này! Này!
- Đjt m* đang ngủ ngon. Gì đấy anh?
-- Anh xe ôm phải không?
- Đang ngủ ôm ấp đ*o gì, về đâu?
-- Về (@*$&$(@($($&#^$(@
- Đjt m* có hơn 1 cây đ*o đi bộ được à??
-- Ô hay thế có chở không?
- Chở, đằng nào cũng dậy rồi. Bốn chục em nhé
😃

-- Ơ cái đ.. 1 cây 4 chục là thế đ*o nào.
- Tao thích thế đấy, sao?
-- Đéo đi nữa thôi chứ sao trăng gì?
- A đt m thế tao đang ngủ mày dựng dậy thì tính như nào?
-- Ở đây có chục cái bánh rán, còn nóng, anh cầm tạm.
- Ơ..
-- Ơ đ*o gì, bánh ngon đấy. Thôi em về đây. Ngủ tiếp đi.
- Ơ...
 
Hắn thích đọc truyện tranh của Adachi Mitsuru, xem phim của Quentin Tarantino, những bậc thầy trong việc kể những câu chuyện rất vô lí một cách đời thực. Hay những câu chuyện đời thực cực kì vô lí.

Đầu tiên, nó khiến người ta ngớ ra trong một chốc, rồi không tự chủ được mà bật cười khanh khách, sau đó, hoài nghi. Cuối cùng, lại ngớ ra rồi bật cười khanh khách.

Đã có thời, ước mơ của hắn là viết được những câu chuyện như thế.

Những câu chuyện hắn viết trên đây, có tạo được hiệu ứng như thế không? Có đủ chân thực? Có khiến người ta hoài nghi rồi lại tin tưởng rồi lại hoài nghi?

Trí tưởng tượng và tư duy logic thổi phồng trải nghiệm thực tế của nhà văn. Anh viết một câu chuyện, dù là hoang đường, cũng rất cần tư duy logic.

Nhưng trước nhất, anh phải có nền tảng trải nghiệm.

Một cách có chủ đích, hắn ngấm ngầm reo rắc sự hoang đường.

Cái lần hắn tặng hoa cả lớp vào dịp 20/10 là một ví dụ.



Bên Nhật hiện vẫn sử dụng tiền xu, loại 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên, 500 yên. Một yên tỉ giá hiện tại tương đương 167 VNĐ, không để làm gì.

Nhà hắn đang tích đâu đó 2kg tiền xu do không có thói quen sử dụng.

Thời điểm 2018 khi về nước lần đầu, hắn đem 1 chai coca lít rưỡi đầy ự đồng 1 xu, 1 chai coca lít rưỡi quá nửa đồng 5 xu, và một chai coca lít rưỡi non nửa tiền 10 xu, ra quán conbini gần nhà trút hết vào hòm quyên góp.

Tay nhân viên đứng quầy như bị thôi miên, nhìn chăm chăm đến mức quên cả quét mã hàng thanh toán cho khách.

Cái khe nhỏ, nên hắn cứ thong thả nhét từng đồng vào, đâu đó mất chừng 20 phút. Người ra người vào đều cố ngó lại một hai lần. Hắn nhớ có 3 hay 4 khách khác, mua đồ xong không đi ngay mà nán lại, cố chờ xem hắn định lặp đi lặp lại động tác ấy đến bao giờ.

Tay nhân viên bảo lần đầu tiên trong lịch sử 14 năm làm việc mới được thấy cảnh tượng vừa rồi, hỏi hắn có ý gì.

- Nếu đổ vào bồn cầu thì sẽ bị tắc chứ sao nữa.

Hắn cười, nói xong đi thẳng.



Một dịp khác, thời hắn mới sang Nhật được nửa năm, nhưng cũng đã kịp tích được đâu đó một lon coca 330ml đồng 1 yên.

Hắn chờ đến gần hết giờ đóng cửa siêu thị, tầm 11h30, thì vào mua hàng. Tầm giờ đó, trái lại, siêu thị khá đông do nhiều mặt hàng giảm giá sâu.

Hắn mua chừng 15 món đồ ở gian hàng 100 yên, ra xếp hàng ở quầy tự thanh toán. Sau 9h chỉ có thể thanh toán ở quầy thanh toán tự động.

Nhân viên về gần hết, chỉ còn vài người ở lại dọn dẹp.

Mỗi lần hắn quét mã vạch, máy sẽ kêu ting một tiếng, sau đó báo giá tiền “ 110 yên”.

Mỗi lần hắn cho tiền vào, máy sẽ báo “1 yên”.

Lặp lại đủ 110 lần từ “1 yên” thì sẽ ting một tiếng rồi quay lại từ “110 yên”.

Sau lưng hắn còn chừng 4,5 người. Những người khác xếp hàng dài ngoằng ở phía máy đối diện.

Cả siêu thị rộng lớn im phăng phắc, nhẫn nại nghe âm thanh cứng nhắc từ máy phát ra đều như vắt chanh. Hắn phải nể phục sức chịu đựng của người Nhật.

Mọi người nhìn lom lom vào hắn, tiếng 1 yên như nạo khoét lỗ tai. Một số nhân viên đã xong việc bắt đầu tụ lại chỉ trỏ xì xào.

Cuối cùng hắn cũng đợi được.

Đến tiếng 1 yên thứ 3 3 1 thì máy hú lên inh ỏi. Tất thảy ngơ ngác.

Một bà nhân viên ở gần nhất chạy lại đon đả hỏi xã giao:

- Có chuyện gì thế, thưa quý khách? Tôi có thể giúp gì cho quý khách?

- Không nhét tiền vào được nữa :v

Bà nhân viên bấm một hồi rồi lắc đầu, alo đàm gọi một người khác đến.

Người này cũng bấm một hồi, vừa bấm vừa nói:

- Xin lỗi đã làm phiền quý khách, xin hãy chờ cho giây lát.

Những người chờ phía sau đã mất hết kiên nhẫn, một bà nói:

- Mở lại quầy thanh toán đi, cho chúng tôi còn về, quá giờ đóng cửa rồi.

Xin lỗi, việc này không thuộc thẩm quyền của tôi ạ.

Nhân viên đáp, ngần ngừ một lúc rồi alo cho một người khác nữa.

Người này hẳn là quản lí cấp cao nhất. Ông ta đến máy thanh toán sau 5 phút. Hông đeo một chùm chìa khóa lớn. Không nói không rằng, mở khóa khay đựng tiền phía hông máy.

Khay vẫn chưa đầy hẳn. Nhưng đồng một yên nhỏ, nên lăn xuống gập ngang, kẹt vào khe lọc tiền.

- 4 năm rồi, 4 năm rồi mới lại gặp sự cố như thế này đấy.

Ông ta lầm bầm, sau đó ra hiệu cho nhân viên mở quầy thanh toán cho khách. Xong xuôi, quay lại phía hắn đang đứng làm bộ ngơ ngác, thở dài bảo:

- Xin lỗi quý khách, mời quý khách qua xếp hàng ở quầy bên cạnh, chúng tôi sẽ hủy giao dịch ban nãy và hoàn lại số tiền quý khách đã cho vào máy tự động.

- Không mua nữa có được không?

Hắn cười bảo. Mặt tay quản lí giống như vừa hít phải một quả rắm cực thối. Ngớ ra mấy giây rồi tối sầm lại. Gã cười gượng gạo nói:

- Được, thưa quý khách.

- Tôi để đây nhé.

Hắn tiện tay đặt cái giỏ sang quầy bên cạnh, vẫy tay chào, rồi ngang nhiên bước ra ngoài.

Chừng 2 tháng sau đó hắn không quay lại siêu thị đấy.


Đợt mới quen Ly, bọn hắn thỉnh thoảng ngồi ăn bánh mì trứng và ngô nướng với nhau đoạn chân cầu vượt đoạn giao cắt Trần Duy Hưng và Láng.
Ly mặc mấy bộ như đồ ngủ tơ hơ cả ra, tóc dài xõa không chịu buộc.
Tay bán bánh mì rất hóm.
Nhưng hắn muốn kể về đoạn hội thoại với anh chàng xe ôm hơn.

-- Anh giai ơi? Này! Này!
- Đjt m* đang ngủ ngon. Gì đấy anh?
-- Anh xe ôm phải không?
- Đang ngủ ôm ấp đ*o gì, về đâu?
-- Về (@*$&$(@($($&#^$(@
- Đjt m* có hơn 1 cây đ*o đi bộ được à??
-- Ô hay thế có chở không?
- Chở, đằng nào cũng dậy rồi. Bốn chục em nhé
😃

-- Ơ cái đ.. 1 cây 4 chục là thế đ*o nào.
- Tao thích thế đấy, sao?
-- Đéo đi nữa thôi chứ sao trăng gì?
- A đt m thế tao đang ngủ mày dựng dậy thì tính như nào?
-- Ở đây có chục cái bánh rán, còn nóng, anh cầm tạm.
- Ơ..
-- Ơ đ*o gì, bánh ngon đấy. Thôi em về đây. Ngủ tiếp đi.
- Ơ...
giờ có kiểm duyệt nên hết tình tiết cao trào rồi nhỉ :rolleyes:
 
Một chương viết từ năm 2014.

Lần đầu tiên tôi thấy người chết, là năm 4 tuổi. Một ngày cuối hạ đầu thu nhiều nắng. Tôi vẫn nhớ được, phần vì nỗi ám ảnh không buông tha, dù chỉ trong tiềm thức, phần vì trong nỗi ám ảnh, không có lấy một tia sợ hãi.
Đó là buổi học đầu tiên của lớp mẫu giáo, tôi đến sớm hẳn. Hồi bé, đến lớp một mình, và đến sớm nhất là một điều hay ho lắm. Tôi giữ thói quen này trong nhiều năm.

Lủng lẳng giữa lớp trống không, là một hình người gầy tóp, trầm ngâm. Không nhìn rõ mặt vì tối quá. Máu đen đặc thành vũng dưới sàn, xa lạ. Tôi nhớ tôi đã khép cửa lại, chạy ra sau cầu trượt bê tông, chui vào hốc ngồi lặng đi rất lâu, đến khi không còn tiếng huyên náo và bụng sôi sung sục.

Mẹ tôi nói người sửa điện không may bị giật khi đang thay bóng đèn, chết đã vài ngày.

Bẵng đi một thời gian, tôi có chiếc bàn học đầu tiên.


Chương 1: Những chiếc bàn của tôi


Con người quá cô độc, tôi biết thế. Đến mức họ có ham muốn thành bản năng gắn bó ràng buộc mình với nhiều thứ khác, tạo nên xã hội. Họ có anh em họ hàng bạn bè nhà cửa mồ mả làng xã quê hương. Khi nhắc đến bản thân, ở tuổi 24 này, tôi có những chiếc bàn. Nếu không nhờ chúng, tôi không tài nào nhớ được về mình.

Chiếc bàn đầu tiên.

Trong kí ức của tôi, nó màu đen, mặt bàn dốc xuống, mép trên cùng bằng phẳng để kê bút máy và lọ mực. Ngăn bàn đựng cặp và sách. Bàn đặt cạnh lan can nhìn xuống tầng một, đối diện với tường, cách cửa sổ phía bên kia chừng một mét rưỡi. Nhiều lần tôi cố bê bàn ra đối diện cửa sổ học cho thoáng, nhưng mẹ tôi không cho.

Từ cửa sổ nhìn ra, là ao bèo mênh mông xanh ngắt. Bên kia ao, là nhà con bạn cùng lớp 3B, tên là B. Cạnh nhà nó là cầu ao nhà thằng N, hiện tại không rõ sống chết ra sao. ( N đã mất vì tai nạn giao thông năm 2022, để lại một vợ ba con. ) Cách đây 13, 14 năm, hai đứa nó là một trong những đứa bạn rất thân mà đến tận bây giờ tôi còn nhớ được.

Bàn của tôi chằng chịt nét vẽ. Mực bút máy, bút chì hồi lớp 1, bút bi hồi lớp 5. Tràn cả ra mép tường, trên trần nhà, trên các tấm gỗ. Đến mức không biết bao nhiêu lần mẹ tôi phải nạo đi cho sạch. Tôi đã luôn vẽ lên những chiếc bàn mình ngồi, những quyển sách mình đọc, những quyển vở mình viết.

Không hiểu sao, tôi không nhớ được đoạn kí ức nào có ai ngoài tôi bên bàn học. Không hiểu thằng em tôi nó ngồi học ở đâu? Duy có một lần, mẹ tôi ngồi tựa mặt vào cạnh bàn, nhìn tôi, nói những từ tôi không nhớ, và khóc. Ám ảnh day dứt.

Năm tôi lớp 8 thì chuyển nhà. 3 mẹ con hì hục chở mấy chuyến xe cải tiến lên nhà mới cách chừng 3 cây số. Tôi mất rất nhiều thứ, nhiều kỉ vật trong lần đấy. Cái bàn thì vẫn mang theo. Nhưng từ đó, tôi không còn nhớ gì về nó nữa. Thành thực thì, nó cũng là chiếc bàn học duy nhất của tôi. Từ khi vào cấp 3, tôi đã không còn cần đến bàn để học nữa.



Cho đến tận lớp 4, sau bao nhiêu lần đổi chỗ ngồi, đổi lớp, tôi mới biết bàn còn được dùng thay giường ngủ.

Lớp 1 tôi học ở chùa. Tôi nhớ mình ngồi bàn đầu cạnh bục cô giáo. Cô S. Tôi nhớ có lần cô bắt mỗi đứa chúng tôi đứng lên giữa bục cặp với một đứa con gái khác để nhảy choi choi cho cả lớp xem. Hồi bé bị bắt chơi cùng con gái là một điều gì nhục nhã lắm.

Có điều sau dạo ấy hình như tôi chơi với con gái nhiều hơn. Ngẫm lại, từ bé đến giờ quanh tôi chỉ toàn con gái. Thật.

Lớp 4 tôi chuyển trường. Tôi được chọn lọc để lên thị trấn học. Trường mới cách xa 7km, học cả ngày nên buổi trưa phải ở lại, và thời gian đầu bố chở tôi đi.

Ngày hôm đó rất nắng, tôi đứng ngoài cửa sổ tầng 2 lớp 4B, nhìn đăm đăm vào khoảng trống chiếc bàn từng là lãnh thổ của mình trong lúc chờ bố rút học bạ giấy tờ, lòng chùng lại. Bạn bè có đứa ngoảnh ra nhìn lần cuối, có đứa cố tránh mặt, có đứa nhe răng ra cười toe toe. Hồi đó cứ nghĩ đi ôn thi lấy giải rồi về, mắt ráo hoảnh.

Trưa, tôi lóng ngóng theo chân mấy đứa con trai đi lấy cơm ở nhà ăn, rồi ớ ra mẹ có đưa cặp lồng cơm cho từ sáng. Cả lớp mỗi đứa ở một xã khác nhau, tụ về đây, cùng xã, cùng trường cũ tôi cũng có vài đứa. Lần đầu tiên tôi thấy thế giới rộng lớn, nhiều người giỏi hơn mình, và thấy nhớ nhà.

Ăn xong bọn nó lục tục kê bàn sát vào nhau cạnh cửa sổ như tấm phản, rồi tranh nhau xí chỗ nằm. Một thằng cao, gầy choắt mà tôi không nhớ tên kéo tôi lại nằm gần nó, bảo khóc lóc đếch gì, rồi quen hết.

Ở nhà tôi nằm sàn bê tông mãi nên nằm bàn gỗ thấy quen thuộc lắm. Tình trạng này kéo dài đến hết cấp 3.

Từ bé tí tôi đã phải đấu trí với bố mẹ để trốn ngủ trưa đi chơi, thành ra hồi đầu tập mãi tôi cũng không ngủ được. Trưa nào cũng trốn ra ngoài. Bọn tôi kéo thành đoàn, trèo ra từ cổng trước, qua các bờ tường thấp gần bể nước, trèo bờ tường khu vệ sinh ra đồng, đủ kiểu. Bọn nó đi chơi điện tử, tôi đọc truyện tranh, luôn luôn là như thế.

Bác bảo vệ trường thì dù quên tên, tôi cũng không sao quên mặt được, cho đến tận bây giờ.

Hồi lớp 4, lớp 5 thì sợ lắm, trưa nào ông cũng vác roi đi tuần tra các lớp, cấm nói chuyện, cấm bật đèn này nọ. Ông cụ khỏe, túm được thằng nào thì có mà giãy. Phạt đứng cả buổi trưa ngoài hiên mà không đứa nào dám trốn. Mặt gầy choắt, cả người quắt lại như bụi tre, râu trắng.

Thuở đấy ghét, căm hận kinh khủng, đến mức bảo nhau ra trường rồi nhất định phải túm lại giã cho một trận. Rốt cuộc đợi đến lúc ra trường mới hiểu tấm lòng cụ.

Ra trường, chuyển bao nhiêu chỗ ngồi, bao nhiêu lớp, ngồi cạnh bao nhiêu đứa, không nhớ. Tôi không tin những kí ức sót lại về hồi cấp 2 của mình.

Lớp 6, bọn tôi học ở dãy cấp 4 gần phòng kí túc của bọn nội trú. Bé tẹo. Chẳng nhớ nổi tổ mấy, nhưng là bàn thứ 2 dãy trong. Có thằng Vinh còi, thằng Tuấn Anh cao kều lập bộ 3 suốt ngày bị bắt lỗi.

Kỉ lục một tuần mắc 85 lỗi gì đó. Kinh hoàng. Tổ trưởng to lắm. Kiểm tra vở có đủ không, bài lập làm chưa, chưa làm thì trừ điểm. Mở mồm ra nói nó nghe thấy cũng trừ điểm. Ngứa mắt, trừ điểm. Lại còn ôn bài cũ. Tôi không nhớ được cách người ta gọi hành động ấy nữa, đại để trước giờ vào lớp thì phải kéo ra sân túm tụm vào nhau ôn tập, chừng 15 phút.

Đứa nào không chịu ra ngồi trong lớp hay cố tình đi muộn là gan lắm. Thể dục giữa giờ không ra cũng oai nữa.

Hồi đó thích chống đối, ưa quậy phá.

Nghĩ lại, có lẽ vì thế mà có cảnh mẹ tôi ngồi khóc cạnh bàn học.



Lớp 8 tôi suýt bị đuổi học. Chính là từ dạo đó, tôi gắn bó với bàn học không dứt ra được. Tôi không ra ngoài vào giờ ra chơi nhiều, bớt trèo tường đi chơi buổi trưa. Người ta có lẽ chỉ thấy tôi bất động bên bàn học từ sáng đến tối. Tôi thường đến lớp sớm nhất và ra về muộn nhất.

Cũng chính từ đó, những kí ức cứ bị tước đoạt dần đi.

Cấp 3 tôi ngồi bàn cuối. Tôi thích ngồi bàn cuối, đến giờ vẫn vậy, vì thích quan sát. Lên đại học thì còn vì kín đáo dễ ngủ không bị làm phiền. Tôi rất phục những đứa ngồi gần bàn đầu ngay trước mũi giảng viên mà vẫn ngủ được. Cũng như việc phục những đứa ngang nhiên quay cóp trong giờ thi vậy.

Lớp 12, sinh nhật chính mình, tôi gấp 42 bông hoa giấy và viết 42 tấm thiệp chúc mừng, đến thật sớm nhét vào ngăn bàn các bạn nữ.

Mất mấy ngày chuẩn bị. Chuẩn bị sơ đồ lớp để không nhét nhầm thiệp. Gấp hoa. Bịa ra 42 lời chúc khác nhau.

Hiệu quả không ngờ.

Tại góc bàn ấy, họ lướt qua tôi hờ hững hàng ngày. Hôm ấy từng người đã đi qua tôi để chúc mừng, cám ơn. Cũng đã từng đi qua tôi để an ủi, thương hại, khi tôi gục xuống khóc nguyên buổi sáng.

Sự vụ chả hay ho gì.

Chỉ nhớ khi ngẩng lên đã không còn ai. Lau bàn bằng cái áo khoác thì ướt sũng.

Kí ức cùng những chiếc bàn ngừng lại tại thời điểm đấy.

Rốt cuộc, phía cuối giấc mơ, lại là hình ảnh thảm hại hiếm hoi tôi đã khóc.

Một ngày khác, tôi sẽ kể về kí ức của những con đường.
 
Back
Top