thảo luận Tất tần tật sách tiếng Trung

Phồn thể chưa chắc là chữ gốc thím, t thấy rất nhiều ng hay quá mức coi thường giản và xem trọng phồn, cả 2 đều là chữ Hán cả, và đều có lịch sử lâu đời, 2 cái chả cái nào hơn cái nào. Còn muốn chiết tự cho đúng thực sự nguồn gốc của chữ thì phải truy tra chữ sớm nhất mà nó xuất hiện, tức giáp cốt, bèo cũng phải kim văn, chứ khải là về sau rất lâu rồi. Còn nếu chỉ để học cho biết thôi thì sao cũng đc.
Tùy thím, mình học chuyên ngành và thấy vậy. Ví dụ chữ phổ biến là 累 thím giải thích bằng chữ giản thế kiểu gì.
 
Tùy thím, mình học chuyên ngành và thấy vậy. Ví dụ chữ phổ biến là 累 thím giải thích bằng chữ giản thế kiểu gì.
Tất nhiên là tùy trường hợp rồi thím. Ý t ở đây là phồn và giản đều như nhau cả, nếu muốn thực sự hiểu rõ nguồn gốc của chữ Hán, hãy cố truy tra đến chữ sớm nhất của nó có thể, chứ dựa vào mỗi phồn giản mà thực ra là dạng Khải thì ko có ý nghĩa lắm. Chỉ cần biết rõ phép tạo chữ Lục thư là đc.

Lũy phồn hay giản khác đâu có nhiều đâu thím nên ví dụ ko ý nghĩa lắm.

Như 狗 hiện tại là hình thanh, nhưng chữ gốc giáp cốt lại là tượng hình.

Như 气 với 氣 thì 气 mới là gốc, 氣 là từ tạo sau này nghĩa gốc là tặng người # thức ăn, sau dùng nhiều thay mất 气. 云, 雲 tương tự.

Như 責 (trách) nghĩa gốc là 債 (nợ).

Như 史,使,事,吏 đều là đồng nguyên.

Như 电, 申, 神 cũng đồng nguyên nghĩa gốc lôi điện.

Như 愛 cứ tưởng là hội ý nhưng đúng phải là hình thanh, nghĩa phù Tâm, âm phù Kí (既), thời cổ đại Kí và Ái cận âm.

Như 卿 (Khanh) nghĩa gốc lại là 饗 (Hưởng) thiết đãi.

Bắc 北 nghĩa gốc là Bối 背.

寅 矢 đồng nguyên nghĩa gốc mũi tên.

Còn 1 lô lốc những chữ giả tá (mượn âm) nên việc phân tích tự hình của nó là vô nghĩa, nghĩa gốc thì đã bị mai một theo thời gian ko sài nữa, chỉ sài những nghĩa phát sinh. "Dụng kì hình bất dụng kì nghĩa, độc kì âm dĩ thông kì ý", chỉ dùng chữ ko dùng nghĩa, đọc âm của chữ ắt hiểu nghĩa.
Như Tức 即 (ngồi ăn) và Kí 既 (ăn xong), Bá 霸 (1 giai đoạn của trăng), Đông 東 (túi buộc tóm lại ở 2 đầu), Tây 西 (ko rõ), Nam 南 (1 loại nhạc khí) .
 
Tất nhiên là tùy trường hợp rồi thím. Ý t ở đây là phồn và giản đều như nhau cả, nếu muốn thực sự hiểu rõ nguồn gốc của chữ Hán, hãy cố truy tra đến chữ sớm nhất của nó có thể, chứ dựa vào mỗi phồn giản mà thực ra là dạng Khải thì ko có ý nghĩa lắm. Chỉ cần biết rõ phép tạo chữ Lục thư là đc.

Lũy phồn hay giản khác đâu có nhiều đâu thím nên ví dụ ko ý nghĩa lắm.

Như 狗 hiện tại là hình thanh, nhưng chữ gốc giáp cốt lại là tượng hình.

Như 气 với 氣 thì 气 mới là gốc, 氣 là từ tạo sau này nghĩa gốc là tặng người # thức ăn, sau dùng nhiều thay mất 气. 云, 雲 tương tự.

Như 責 (trách) nghĩa gốc là 債 (nợ).

Như 史,使,事,吏 đều là đồng nguyên.

Như 电, 申, 神 cũng đồng nguyên nghĩa gốc lôi điện.

Như 愛 cứ tưởng là hội ý nhưng đúng phải là hình thanh, nghĩa phù Tâm, âm phù Kí (既), thời cổ đại Kí và Ái cận âm.

Như 卿 (Khanh) nghĩa gốc lại là 饗 (Hưởng) thiết đãi.

Bắc 北 nghĩa gốc là Bối 背.

寅 矢 đồng nguyên nghĩa gốc mũi tên.

Còn 1 lô lốc những chữ giả tá (mượn âm) nên việc phân tích tự hình của nó là vô nghĩa, nghĩa gốc thì đã bị mai một theo thời gian ko sài nữa, chỉ sài những nghĩa phát sinh. "Dụng kì hình bất dụng kì nghĩa, độc kì âm dĩ thông kì ý", chỉ dùng chữ ko dùng nghĩa, đọc âm của chữ ắt hiểu nghĩa.
Như Tức 即 (ngồi ăn) và Kí 既 (ăn xong), Bá 霸 (1 giai đoạn của trăng), Đông 東 (túi buộc tóm lại ở 2 đầu), Tây 西 (ko rõ), Nam 南 (1 loại nhạc khí) .
Nếu trường hợp chỉ là đổi cách viết của bộ thì mình thấy giản và phồn ko khác gì, nhưng chưa đầy 100 năm trước Tq mới bắt đầu thực thiện đơn giản hoá chữ viết và thực hiện tới những năm 1970, 1980. Rất nhiều chữ giản thể thay đổi hoàn toàn hoặc là 2 3 chữ phồn thể rút gọn thành cùng 1 chữ giản thể, nên luận chữ thường đổi về phồn thể, xong mới lần tiếp về trước nữa. Nó mới thành 1 chuỗi để thấy sự thay đổi. Do đó chữ giản thể nào được thay đổi so với chữ phồn thể thì nó tạo ra sau chữ phồn thể, nên đổi lại chữ phồn thể sẽ dễ tìm nguồn gốc của nó hơn.
Chữ giáp cốt (viết trên xương thú, mai rùa) hoặc chữ kim (viết trên kim loại) như thím nói có chung đặc điểm là hình vẽ, ông vẽ xấu ông vẽ đẹp chữ khó đồng nhất. Nên đến thời chữ lệ 隶书 nó mới là giai đoạn chuyển biến quan trọng nhất, chuyển sang dùng ký hiệu trừu trượng. Còn về việc đoán nghĩa thì ngoài chữ tượng hình (số lượng ít nhưng cũng có những cái ko còn xuất hiện ở hiện tại nên giờ cũng ko giải nghĩa đc), thì phần lớn là hình thanh như thím nói, cũng là đoán khả năng có thể nhất, nên nhiều chữ ở nhiều sách khác nhau cũng giải nghĩa khác nhau, nhiều chữ có thể xếp hội ý hay hình thanh đều được.
Mà thím lấy vị dụ cũng phải dùng chữ phồn thể để viết đó thôi. Còn nhiều từ không thay đổi thì nó vừa là giản vừa là phồn. Chung thời gian hình thành.
Với môn học có nguồn gốc chữ Hán thì bọn mình phải tìm nghĩa ban đầu chữ ko phải tìm nghĩa hiện tại, vì nghĩa hiện tại tìm ở từ điển được.
 
Nếu trường hợp chỉ là đổi cách viết của bộ thì mình thấy giản và phồn ko khác gì, nhưng chưa đầy 100 năm trước Tq mới bắt đầu thực thiện đơn giản hoá chữ viết và thực hiện tới những năm 1970, 1980. Rất nhiều chữ giản thể thay đổi hoàn toàn hoặc là 2 3 chữ phồn thể rút gọn thành cùng 1 chữ giản thể, nên luận chữ thường đổi về phồn thể, xong mới lần tiếp về trước nữa. Nó mới thành 1 chuỗi để thấy sự thay đổi. Do đó chữ giản thể nào được thay đổi so với chữ phồn thể thì nó tạo ra sau chữ phồn thể, nên đổi lại chữ phồn thể sẽ dễ tìm nguồn gốc của nó hơn.
Chữ giáp cốt (viết trên xương thú, mai rùa) hoặc chữ kim (viết trên kim loại) như thím nói có chung đặc điểm là hình vẽ, ông vẽ xấu ông vẽ đẹp chữ khó đồng nhất. Nên đến thời chữ lệ 隶书 nó mới là giai đoạn chuyển biến quan trọng nhất, chuyển sang dùng ký hiệu trừu trượng. Còn về việc đoán nghĩa thì ngoài chữ tượng hình (số lượng ít nhưng cũng có những cái ko còn xuất hiện ở hiện tại nên giờ cũng ko giải nghĩa đc), thì phần lớn là hình thanh như thím nói, cũng là đoán khả năng có thể nhất, nên nhiều chữ ở nhiều sách khác nhau cũng giải nghĩa khác nhau, nhiều chữ có thể xếp hội ý hay hình thanh đều được.
Mà thím lấy vị dụ cũng phải dùng chữ phồn thể để viết đó thôi. Còn nhiều từ không thay đổi thì nó vừa là giản vừa là phồn. Chung thời gian hình thành.
Với môn học có nguồn gốc chữ Hán thì bọn mình phải tìm nghĩa ban đầu chữ ko phải tìm nghĩa hiện tại, vì nghĩa hiện tại tìm ở từ điển được.
Thím search mấy hvdict hoặc baidu là có nguyên hình từ giáp cốt tới giản thôi, ko cần nhất thiết phải đổi phồn làm gì. Giản hóa Hán tự ko phải là tạo chữ mới mà là chọn cái gì làm chuẩn thôi, chọn chữ đã có trước đó xem chữ nào đơn giản mà vẫn giữ đc ý làm chữ chuẩn thôi, những chữ giản đó đã có từ xa xưa lâu rồi, ng ta hay dùng thời xưa khi viết tay cho nhanh, chứ số lượng chữ tạo mới hoàn toàn ko nhiều. Còn khi muốn thực sự biết về nghĩa 1 từ thì nên tìm đến chữ sớm nhất thì may ra mới hiểu tại sao nó là như vậy, cho nên t mới nói là phồn giản như nhau cả. Còn xét về mặt thẩm mĩ thì trên máy tính điện thoại t thích nhìn giản thể hơn, ít nét nên ko cần zoom to lên để thấy rõ, còn nếu đc viết trên giấy dạng Chính Khải thì kết cấu chữ phồn nhìn đẹp hơn.

Giải thích tại sao t lại đề cao nghĩa gốc, do là chữ Hán nó phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ nghĩa cụ thể đến trừu tượng, nên đôi khi search nghĩa từ hiện tại có khi ko hiểu nỗi hoặc khó nhớ, nhưng nếu biết nghĩa gốc là gì rồi quá trình chuyển biến ra sao, từ nghĩa gốc liên tưởng ra nghĩa phát sinh, sẽ giúp ích cho việc nhớ từ, đương nhiên công sức bỏ ra cũng nhiều hơn. Nên nếu ai ko có thời gian thì học gạo cho nhanh cũng đc.

Bonus 1 đoạn mình search đc tìm hiểu về chữ Mục cho quá trình tư duy trên.

Chữ Mục, chữ tượng hình, trong giáp cốt văn vẽ hình dạng 1 con mắt, vòng tròn bên trong tượng trưng cho con ngươi. Nghĩa gốc chỉ con mắt.
Về sau, từ nghĩa gốc là con mắt phát sinh nghĩa "nhìn bằng mắt".
Như từ "mục đích" (目的), mục là "nhìn bằng mắt", "đích" là hồng tâm của bia bắn tên.
Người dùng mắt để nhìn/ngắm lấy hồng tâm của bia, có nghĩa là muốn hoàn thành 1 việc nào đó hoặc chỉ nơi/chỗ mà mình muốn đi đến/đạt đến.
Lại vì mục nghĩa gốc là con mắt, ở trên đầu, và ở trên cùng, nên phát sinh ra từ "đầu mục" (头目), nghĩa là "người đứng đầu".
Và vị trí con mắt trên cơ thể người rất cao, nằm ngay dưới trán. Con mắt cũng đc coi là cửa sổ tâm hồn, có lúc chỉ cần nhìn vào mắt của 1 người là có thể biết đc người đó suy nghĩ gì.
Do đó "mục" lại có thêm nghĩa là "tiêu đề" (tiêu = ngọn cây).
Vì tiêu đề trong 1 bài văn nằm ở vị trí cao nhất, mà khi người khác nhìn vào 1 bài văn, liền nhìn thấy tiêu đề trước tiên, và chỉ cần đọc tiêu đề là sẽ biết đại khái bài văn nói về cái gì.
Sau này từ nghĩa tiêu đề, lại sinh ra nghĩa "mục lục" (目录), điều mục (条目), yếu mục (要目), danh mục (名目), ...
 
Last edited:
Mua đi bác để ủng hộ nxb
mình học đến đâu mua đến đấy, 2 lít/1 quyển ship tận giường.
Đầu tư bộ này đáng đồng tiền bát gạo đấy thím
Mình mua full 12 quyển. Học viên mình gửi file pdf xem trên máy tính cho tiện.
 
bác có lớp dạy onl k, m đi làm rồi nên k có tgian ra trung tâm
Có bác ơi. Nghỉ tết xong mình có lớp mới cho người chưa biết gì học từ 8h-9h45 tối thứ 3 và tối thứ 7 hàng tuần trên voov meeting. Học phí 1200k/15buổi.
 
Bác chủ tư vấn giúp mình xem mình nên học tiếp như nào với.
Mình đang làm ở cty TQ được 8 năm, có cơ hội được nói chuyện với người trung 2 năm. Mình đã học đến hsk 4 năm 2020.
Hiện tại mình làm việc với toàn ng Việt nên không nói tiếng trung nữa, bây giờ muốn cải thiện khả năng giao tiếp thì hướng đi tiếp là gì ?
 
Back
Top