thảo luận Tìm hiểu về thiền định

Mình thấy mẹ mình thiền cũng 1 thời gian khá là dài rồi, thấy tinh thần khá thoải mái, ăn uống khỏe, và ít bệnh vặt hơn, tâm tình cũng nhẹ nhàng hơn, mẹ cũng từng nói mình tập thiền, mà bận quá chưa bắt đầu được
 
Theo mình tìm hiểu thì Thiền cũng là một con đường bắt buộc phải trải qua nếu muốn Ngộ
:)
 
Ý mình là Thiền Anapanasati.
Chỉ có qua Thiền thì tâm mới không phóng dật được chứ bác?
Niệm hơi thở tùy theo loại thiền.

Nếu là Samatha thì nó là 1 trong 10 đề mục tùy niệm.
Còn nếu là Vipassana thì nó nằm trong Thân hành niệm của Tứ Niệm xứ.

Để không phóng dật thì phải thiết lập niệm cả ngày. Ví dụ như bạn đi chơi, lái xe, đi làm, ngồi máy sao mà niệm hơi thở được. Lúc này việc tránh phóng dật là phải quán thân trên thân với 4 oai nghi, các oai nghi nhỏ.
 
Niệm hơi thở tùy theo loại thiền.

Nếu là Samatha thì nó là 1 trong 10 đề mục tùy niệm.
Còn nếu là Vipassana thì nó nằm trong Thân hành niệm của Tứ Niệm xứ.

Để không phóng dật thì phải thiết lập niệm cả ngày. Ví dụ như bạn đi chơi, lái xe, đi làm, ngồi máy sao mà niệm hơi thở được. Lúc này việc tránh phóng dật là phải quán thân trên thân với 4 oai nghi, các oai nghi nhỏ.
Đã hiểu!
Cảm ơn bác nhiều lắm nhé.
:)
 
Một vài quan điểm sau khi đọc kinh tạng pali:
Thiền không phải ngồi ngẫm nghĩ.
Thiền không phải là ngồi chill hay relax.

Vậy thiền để làm gì?
Thiền để huấn luyện tâm. Ví như huấn luyện ngựa hoang thành ngựa thuần hóa. Mục đích huấn luyện ngựa để dễ sai khiến nó theo ý mình. Cũng như vậy, huấn luyện tâm để dễ dàng sử dụng tâm.

Gửi từ Samsung SM-G570Y bằng vozFApp
Thớt hay nhé bác. Thực chất quá trình đọc sách không giá trị bằng việc trao đổi và tranh biện về chủ đề đọc.
Mình góp ý chút, bác hoan hỉ nhé.
  • Bác nên sử dụng ngôn từ thường ngày của chính bản thân, đừng dùng thuật ngữ trong kinh của người xưa.
  • nếu được cần chỉ rõ những khái niệm: thiền là gì? Niệm là gì? Tâm là gì?… vì mọi trao đổi sẽ vô nghĩa nếu cái nền tảng căn bản ta chưa thống nhất, làm rõ với nhau đc.

Về tu tập, cá nhân e thấy nhiều khi nó rất ngang trái; có những người mình muốn nói với họ thì cứ lảng đi hoặc nó luôn kiểu ko tiện để nói. Mặt khác có những trường hợp ko quen biết gì, gặp là bắt sóng, tuôn ào ào.

Hi vọng thớt này tồn tại và ko bị phá ngang.
 
Thớt hay nhé bác. Thực chất quá trình đọc sách không giá trị bằng việc trao đổi và tranh biện về chủ đề đọc.
Mình góp ý chút, bác hoan hỉ nhé.
  • Bác nên sử dụng ngôn từ thường ngày của chính bản thân, đừng dùng thuật ngữ trong kinh của người xưa.
  • nếu được cần chỉ rõ những khái niệm: thiền là gì? Niệm là gì? Tâm là gì?… vì mọi trao đổi sẽ vô nghĩa nếu cái nền tảng căn bản ta chưa thống nhất, làm rõ với nhau đc.

Về tu tập, cá nhân e thấy nhiều khi nó rất ngang trái; có những người mình muốn nói với họ thì cứ lảng đi hoặc nó luôn kiểu ko tiện để nói. Mặt khác có những trường hợp ko quen biết gì, gặp là bắt sóng, tuôn ào ào.

Hi vọng thớt này tồn tại và ko bị phá ngang.
Theo mình thì đúng là không nên chết trong Kinh sách, chỉ cần hiểu khái niệm.
Nhưng để hiểu khái niệm thì phải đọc kĩ các định nghĩa trong Kinh tạng.

Mình thấy nếu đọc hết và hiểu đúng về 2 tài liệu là Thanh Tịnh Đạo và Abhidhammathasangha sẽ có 1 nền tảng giáo lý vững để thực hành.
 
Theo mình thì đúng là không nên chết trong Kinh sách, chỉ cần hiểu khái niệm.
Nhưng để hiểu khái niệm thì phải đọc kĩ các định nghĩa trong Kinh tạng.

Mình thấy nếu đọc hết và hiểu đúng về 2 tài liệu là Thanh Tịnh Đạo và Abhidhammathasangha sẽ có 1 nền tảng giáo lý vững để thực hành.
E ít đọc sách lắm nên nghe các bác nói tên sách thì mù tịt ko biết sách đó là về gì.
Tuy vậy e cũng biết đại khái, nếu cứ lôi sách vở ra, mang lời người viết sách ra thì đơn giản chỉ là “văn tuệ”, hay gọi là học thuộc lòng thôi.
Tới khi nào ko cần ngôn từ của sách vở mà vẫn diễn đạt đc thì tiến 1 bước gọi “tư tuệ”, lúc này đã hiểu thấu đáo nhưng chỉ là hiểu chứ bản thân chưa tự trải nghiệm (kiểu biết là ăn đạn sẽ đau nhưng cụ thể đau thế nào thì ko biết).
Tóm lại nên tranh biện với nhau các bác ạ. Giống tụi mật tông Tây tạng, có hẳn môn tranh biện trong giáo trình.
 
E ít đọc sách lắm nên nghe các bác nói tên sách thì mù tịt ko biết sách đó là về gì.
Tuy vậy e cũng biết đại khái, nếu cứ lôi sách vở ra, mang lời người viết sách ra thì đơn giản chỉ là “văn tuệ”, hay gọi là học thuộc lòng thôi.
Tới khi nào ko cần ngôn từ của sách vở mà vẫn diễn đạt đc thì tiến 1 bước gọi “tư tuệ”, lúc này đã hiểu thấu đáo nhưng chỉ là hiểu chứ bản thân chưa tự trải nghiệm (kiểu biết là ăn đạn sẽ đau nhưng cụ thể đau thế nào thì ko biết).
Tóm lại nên tranh biện với nhau các bác ạ. Giống tụi mật tông Tây tạng, có hẳn môn tranh biện trong giáo trình.
Trong Kinh Pali mình đọc được thì Đức Phật dạy là tránh tranh luận mà chỉ khuyến khích sự đàm luận về Pháp. Tức là chỉ trích dẫn về Pháp chứ không suy tư dạng như lí luận với nhau.


Trí có 3 : Văn - Tư - Tu. Nó là 1 hình xoắn ốc và không thể nào có một trí Tư đúng đắn khi trí Văn còn mơ hồ.

Thuật ngữ gọi là "Yoniso Manasikara" mà các bản dịch việt gọi là "Như lý tác ý" : quan tâm, suy tư đúng đắn, đúng hướng về vấn đề dựa theo những gì đã học (3 tạng).

Khái quát lộ trình trau dồi văn - tư - tu không phải là cái nào trước cái nào sau. Mà cả 3 cái nó đi luôn 1 lần và nâng dần dần ...

van tu tu.jpg
 
Trong Kinh Pali mình đọc được thì Đức Phật dạy là tránh tranh luận mà chỉ khuyến khích sự đàm luận về Pháp. Tức là chỉ trích dẫn về Pháp chứ không suy tư dạng như lí luận với nhau.


Trí có 3 : Văn - Tư - Tu. Nó là 1 hình xoắn ốc và không thể nào có một trí Tư đúng đắn khi trí Văn còn mơ hồ.

Thuật ngữ gọi là "Yoniso Manasikara" mà các bản dịch việt gọi là "Như lý tác ý" : quan tâm, suy tư đúng đắn, đúng hướng về vấn đề dựa theo những gì đã học (3 tạng).

Khái quát lộ trình trau dồi văn - tư - tu không phải là cái nào trước cái nào sau. Mà cả 3 cái nó đi luôn 1 lần và nâng dần dần ...

View attachment 2407099
Ko tranh luận, biện luận ko ra vấn đề được đâu bác. Quan trọng là thái độ trong quá trình đó như nào thôi.

Bản thân cái như lý tác ý nó đã có thứ tự trước sau rồi đó bác.
Kiểu như ngay lúc này, khi bác trích dẫn “…ko phân thứ tự trước sau” thì e lại nói “nó có trình tự trước sau” căn cứ vào sự thật là nếu ko đọc/nhìn/nghe thấy thì sao mà tư duy, sao mà có sự hiểu ra?
Vậy bây giờ, bác sẽ mặc kệ e để ai đi đường đó hay ta thảo luận tiếp nào?
 
Back
Top