đánh giá Box ssd M.2 Nvme Sata - Lỗi lạ của box dual protocol & so sánh chất lượng build box các hãng

echba

Senior Member
Với nhu cầu copy dữ liệu nhiều, dễ dàng mang đi và cần bền bỉ ít hỏng chứ không như mấy con WD Passport dùng được hơn 2 năm là dở bệnh nên tầm vài năm gần đây, mình gần như chỉ dùng box ssd m.2 thay cho cả usb. Lâu lâu quay lại dùng usb để flash bios mới cảm giác được cái tốc độ rùa bò của nó. Giá ssd m.2 đã rẻ đi rất nhiều nên không có lí do gì để quay trở lại sử dụng usb cả. Kể cả mấy dòng usb 3.2 theo đánh giá cá nhân là đắt lòi ra nhưng tốc độ và độ bền chỉ đáng xách dép cho combo ssd m.2 + box.
Một điểm nữa khiến mình dùng ssd box vì khi lên dung lượng thì kiểu gì cũng thừa ra con m.2 đang dùng ngon trong máy. Cắm thì hết slot mà bán thì phí, tận dụng như cái usb 128g-250g là hợp lí nhất.

Sau khi dùng qua phải vài chục cái box ssd m.2 từ đủ loại đắt rẻ, đủ các hãng có tên tuổi như lexar, ugreen, orico rồi đến cả hãng ít tên tuổi hơn như Jeyi, unionsine, itgz với cả các hãng noname nữa thì hôm nay làm bài review cho vui về chất lượng build ssd box của các hãng. Liệu các hãng như orico, lexar, ugreen làm box đắt v ra có hơn chất lượng so với mấy con hàng rẻ hay không? Liệu có ai gặp cái lỗi củ chuối oái oăm mà mình gặp với 90% bọn ssd box dual protocol (hỗ trợ cả m.2 sata + nvme) không biết nguyên nhân là gì?

Cấu hình test:
SSD M.2 nvme pcie 3.0x4: lexar nm610 250g
SSD M.2 sata sandisk X400 128g
Cáp thunderbolt 20 Gbps
Phần lớn bài test được đo qua ổ USB C 3.2 trên con main B550 vì các box cũng chỉ hỗ trợ 10Gbps là max. Mấy cái box chạy được 20Gbps chưa có điều kiện để trải nghiệm.

I. Thông tin chung:
Các dòng ổ đắt hay rẻ thì đều dùng con chip từ 1 trong 3 hãng Realtek, Jmicron, ASMedia. Chi tiết về các con chip thường được sử dụng như sau:

  • sata usb 6Gbps: asm2235, jsm580b, rtl9201
  • nvme usb 10Gbps: jsm583, rtl9210, asm2362
  • dual nvme+sata: jsm583b, rtl9210b/rtl9210b-cg

Không có sự khác biệt quá đáng kể về hiệu năng của các con chip. Riêng với sata thì jsm580b và rtl9201 nhanh hơn khoảng 30-50Mb/s khi dùng qua cổng type-c so với asm2235 tuy nhiên sự khác biệt có thể do thiết kế đường signal traces trên board chứ không phải do con chip.

II. Build quality:
Sau khi sử dụng thì mình tạm chia ra làm 4 tier với tier 1 là tốt nhất.

- Tier 4: Orico PDDM2-C3 và các loại box trong suốt khác sử dụng vỏ nhựa, thường tặng kèm một miếng heatsink mỏng. Tấm heatsink gắn kèm bên trong chỉ mang tính chất làm cảnh vì cái box rất kín nên hầu như không có không khí lưu thông qua khiến cho gắn hay không gắn cái heatsink đi kèm không khác biệt bao nhiêu. "Ưu điểm" là lúc dùng sờ vỏ không thấy nóng lắm vì có truyền nhiệt đâu trong khi con chip với cái ssd nóng như lò.

1715441483334.png
1715441573554.png



- Tier 3: Lexar E350, ugreen và các box khác tương tự. Đặc điểm chung là dùng kiểu kéo hay đẩy qua một đầu và phần vỏ ngoài làm bằng nhôm nguyên khối. Box của lexar và ugreen có một ưu điểm là được tặng kèm vỏ silicone khá mềm bao bên ngoài chống trầy xước. Nhược điểm là có gắn thermal pad hay không cũng như nhau vì thực tế cái ssd sẽ ko tiếp xúc tốt với phần vỏ nhôm để tản nhiệt được vì nếu tiếp xúc tốt thì sao có thể kéo ra kéo vào trơn tru.
1715441947977.png
1715441972499.jpeg
1715442362059.jpeg


- Tier 2: unionsine, orico M2PJM, UGREEN CM559, và các loại sử dụng ốc vặn để xiết phần tản vào vỏ. Do miếng thermal pad giữa ssd và phần vỏ tiếp xúc tốt nên khi sử dụng có thể thấy nhiệt truyền ra phần vỏ ổn định.
1715442402787.jpeg
1715442447752.png
1715443035869.png


- Tier 1: ITGZ, Jeyi I9. Không có gì khác biệt nhiều so với tier 2 nhưng do phần board được thiết kế ngắn nên phần khoảng trống còn lại hãng đúc luôn một khuôn nhôm đặc để bù vào phần board bị ngắn nên phần vỏ khá là nặng. Điểm đặc biệt khiến các box này được xếp loại cao nhất là thiết kế luôn cả thermal pad cho con chip điều khiển cái board và xiết cố định bằng 2 con ốc khá chắc. Có thể nhìn thấy phần chip hằn dấu lên miếng thermal pad rất rõ ràng. Khi hoạt động copy hoặc read những file dung lượng lớn trong thời gian dài, ngoài ssd thì con chip controller cũng bị nóng lên đáng kể nên thiết kế như này sẽ khiến box chạy ổn định, bền hơn, tăng tuổi thọ của con chip.
1715443078127.jpeg
1715443062646.jpeg


Phần sau sẽ là các bài test về tốc độ thực tế khi sử dụng.
 
Đang có 1 con NVME 512 khùm khoằm controller lúc nhận lúc không. Đang bỏ không.
Giờ mua 1 box tàu 100k về lắp để làm bộ cài win đc ko thím?

// Hỏi thật
 
III. Benchmark tốc độ thực tế:
-Test 1: Crystaldiskmark:
RTL9210
1715443938120.png


RTL9210B-CG
1715443941715.png


JSM581DL
1715443948510.png


Con chip JSM583, JSM581DL, RTL9210 nhanh hơn nhưng không đáng kể khi benchmark so với RTL9210B

- Test 2: Scan read quick by Victoria 5.37.

RTL9210, JSM583 tốc độ đạt được dao động từ 770Mb/s - 900Mb/s trung bình là 866Mb/s
1715444278903.png



RTL9210B, JSM581DL không phân biệt từ hãng nào hoặc board ngắn dài đều bị lỗi củ chuối khi tốc độ scan read chỉ loanh quanh 70mb/s - 80mb/s khi chạy với nvme. Chạy với m.2 sata thì ổn định ở 450Mb/s. Có thể đây là lỗi giữa phần mềm victoria khi chạy qua cổng usb và dùng usb to nvme ???
1715444373954.png

1715444588411.png


- Test 3: Copy file 30g từ ổ Hynix PC801 pcie 4.0x4 sang box. Không có sự khác biệt đáng kể giữa rlt9210, jsm583, rtl9210b, jsm581DL

nvme only
1715444685941.png


dual protocol
1715444714538.png


- Test 4: Copy từ box sang ổ pcie 4.0x4. Không có sự khác biệt đáng kể giữa các loại chip. Tốc độ max đạt được là 946mb/s và trung bình hơn 817Mb/s một chút.
rtl9210
1715445002526.png


jsm581DL
1715445052819.png



IV. Kết luận:

1. Hiệu năng không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi brand hay thiết kế của box. Các hãng làm box đắt tiền như ugreen cũng dùng các con chip và board tương tự như các dòng giá rẻ hơn.

2. Build của ugreen và orico, lexar không thực sự chất lượng so với giá bán (ugreen bán ở mức 500k cho cái box dual protocol). Chất lượng build của box chỉ ảnh hưởng đến độ bền và ổn định trong quá trình sử dụng chứ ít tác động đến hiệu năng.
 
Đang có 1 con NVME 512 khùm khoằm controller lúc nhận lúc không. Đang bỏ không.
Giờ mua 1 box tàu 100k về lắp để làm bộ cài win đc ko thím?

// Hỏi thật
box NVME thì chắc 100k không có. Bác cứ mua về mà dùng thôi vì ko lắp con ssd này thì lắp con khác được. Cài win vô tư, e có con ssd 128g dùng làm ổ cứu hộ với multiboot thay cho usb luôn.
Nếu thích thì cài thẳng win vào làm cái window portable với đống game, đi máy nào cắm máy đấy chơi được luôn.
 
Trước cũng hay để ý chipset, nhớ còn VLC nữa. 2024 mà tôi chỉ loanh quanh mấy enclosure 2.5" sata III.

z5431955306359_6d4f6f8f6b4aecd33664676da28e4242.jpg
 
Trước cũng hay để ý chipset, nhớ còn VLC nữa. 2024 mà tôi chỉ loanh quanh mấy enclosure 2.5" sata III.

View attachment 2488192
bọn này bền ít hỏng, ít nhiệt nhưng copy file to hơi ức chế. Chất lượng của mấy cái ssd 2.5 cũng kém hơn so với bọn m.2 nữa.
Rảnh e lại làm bài review về đống box 2.5 này. Hình như có 2 loại thôi
 
Thank thím, gần như đầy đủ các hãng phổ biến trên TMĐT rồi. Chắc chỉ còn hagabis với acasis chắc cũng same same.
Mình dùng cái orico rgb nó cũng dán tản sát vỏ, lúc dùng vỏ nóng ran.
Cái orico thon thon cũng vỏ nhôm, có 150k tốc độ cũng max 950-990
 
box NVME thì chắc 100k không có. Bác cứ mua về mà dùng thôi vì ko lắp con ssd này thì lắp con khác được. Cài win vô tư, e có con ssd 128g dùng làm ổ cứu hộ với multiboot thay cho usb luôn.
Nếu thích thì cài thẳng win vào làm cái window portable với đống game, đi máy nào cắm máy đấy chơi được luôn.
mình muốn clone win ra ssd box, sau đó mang cắm boot bằng máy khác mà nó toàn báo lỗi, có cách nào fix ko thím ?
 
mình muốn clone win ra ssd box, sau đó mang cắm boot bằng máy khác mà nó toàn báo lỗi, có cách nào fix ko thím ?
Có mấy nguyên nhân bác check thử xem.
1. Bản win lỗi hoặc cái ổ lỗi. Cái này thì cài lại xem sao hoặc cắm máy trực tiếp boot thử xem có được ko?
2. Set up phần boot lỗi. Cái này thì do ổ boot chuẩn UEFI hay boot qua 1 phân vùng Fat32. Tình trạng hay gặp là nếu cài nhiều win trên cùng 1 máy lúc vác cắm ổ sang máy khác cái phần boot nó hay lỗi. Dùng tool như kiểu Macrium Reflect để fix thử xem sao.
3. Cài win boot trên máy AMD xong cắm sang máy Intel hoặc ngược lại. Rất hay bị lỗi, chắc do cái driver chipset của 2 bên khá khác nhau. Cái này thì chịu chỉ có làm 2 ổ riêng cho amd hoặc intel. Hoặc làm 2 phân vùng boot riêng cho AMD và Intel với một phân vùng chứa data chung.

Tốt nhất để hạn chế lỗi thì cứ tháo hết mấy cái ổ đang chứa win trong máy. Sau đó boot bằng winPE rồi cài win vào cái ssd box. Nhớ copy tool để activate win vì cắm máy khác là nó báo yêu cầu activate liền.
 
Con Acasis này gắn với ổ Kioxia test như bên dưới là ngon hay không mấy fen? Thấy quay file log cũng ổn nhưng mà cái vỏ nó nóng quá :v
437369999_7180343128760535_6005698235928529140_n.jpg
438231190_7180342888760559_6922280318909445824_n.jpg

1715573404858.png
 
Back
Top