Hệ lụy vì ký "bừa" hợp đồng lao động

t(-_-t)

Senior Member

Hệ lụy vì ký "bừa" hợp đồng lao động​


Việc ký hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không đúng bản chất, mục đích sẽ dẫn đến tranh chấp không đáng có

Theo quy định của Bộ Luật Lao động, hợp đồng lao động (HĐLĐ) là sự thỏa thuận giữa NLĐ và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Nội dung của HĐLĐ liên quan đến hầu hết chế định của pháp luật lao động và là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên. Thế nhưng, một số người sử dụng lao động và NLĐ đã lạm dụng việc giao kết HĐLĐ để phục vụ cho những mục đích khác nhau, trái với tinh thần của Bộ Luật Lao động, từ đó dẫn đến tranh chấp. Trường hợp xảy ra tại Công ty TNHH N.K (tỉnh Bình Dương) là một ví dụ.

Theo đó, ngày 21-12-2020, công ty này có ký hợp đồng thử việc trong thời gian 2 tháng (từ ngày 21-12-2020 đến 20-2-2021) với bà K.T.T ở vị trí nhân viên chất lượng. Hết hạn thử việc, hai bên đã ký HĐLĐ xác định thời hạn 1 năm (từ ngày 20-2-2021 đến 19-2-2022). Tuy nhiên, sau đó do bà T. muốn kéo dài thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp nên đã đề nghị công ty ký lại hợp đồng thử việc và HĐLĐ mới. Công ty đồng ý và đã ký lại hợp đồng thử việc (thời hạn từ ngày 21-2-2021 đến 29-3-2022) cùng HĐLĐ xác định thời hạn 1 năm (từ ngày 21-4-2021 đến 20-4-2022). Bà T. cũng đã ký bản cam kết tự chịu trách nhiệm về việc xin thêm thời gian thử việc 2 tháng.

Đến tháng 4-2022, khi công ty chấm dứt HĐLĐ với lý do hợp đồng hết hạn, bà T. đã khởi kiện yêu cầu tòa tuyên bố HĐLĐ cuối cùng vô hiệu; công nhận HĐLĐ thứ 2 có hiệu lực và là HĐLĐ không xác định thời hạn do đã hết hạn nhưng công ty chưa ký hợp đồng mới. Đồng thời, phán quyết quyết định chấm dứt HĐLĐ của công ty là trái pháp luật. "Việc công ty ký lại HĐLĐ là thực hiện theo yêu cầu và vì quyền lợi của bà T. Sau khi đạt được mục đích riêng, bà T. kiện ngược công ty để tiếp tục đòi quyền lợi. May mắn là sau 2 phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm, yêu cầu vô lý của bà T. đều bị tòa bác bỏ, nếu không công ty sẽ thiệt hại nhiều hơn" - đại diện công ty chia sẻ.


 
Kiến nghị hội đồng thẩm phán, bldtbxh ra nghị quyết, thông tư hướng dẫn cụ thể về các điều khoản độc lập về hiệu lực trong hợp đồng lao động.
 
Tuy nhiên, sau đó do bà T. muốn kéo dài thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp nên đã đề nghị công ty ký lại hợp đồng thử việc và HĐLĐ mới. Công ty đồng ý và đã ký lại hợp đồng thử việc (thời hạn từ ngày 21-2-2021 đến 29-3-2022) cùng HĐLĐ xác định thời hạn 1 năm (từ ngày 21-4-2021 đến 20-4-2022). Bà T. cũng đã ký bản cam kết tự chịu trách nhiệm về việc xin thêm thời gian thử việc 2 tháng.

Đến tháng 4-2022, khi công ty chấm dứt HĐLĐ với lý do hợp đồng hết hạn, bà T. đã khởi kiện yêu cầu tòa tuyên bố HĐLĐ cuối cùng vô hiệu; công nhận HĐLĐ thứ 2 có hiệu lực và là HĐLĐ không xác định thời hạn do đã hết hạn nhưng công ty chưa ký hợp đồng mới.


————
Lều báo không đọc lại những gì mình viết ra hay sao mà sai lắm thế. Ai không biết đọc cái này lú luôn.
 
Back
Top