Lý do đề xuất giảm giờ làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần

Resiuss

Senior Member
Kiến nghị giảm giờ làm đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần ở thời điểm này là phù hợp, bởi đây là nguyện vọng để công nhân có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.

Đề xuất giảm giờ làm việc của người lao động xuống dưới 48 giờ/tuần của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã được Bộ LĐ-TB&XH báo cáo Chính phủ.

Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần là một chính sách có tác động lớn đến kinh tế - xã hội.
Vì vậy, Bộ sẽ nghiên cứu đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo đảm tính khả thi khi đề xuất chính sách này trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động.

Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và một số Đại biểu Quốc hội đã có kiến nghị về giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động xuống dưới 48 giờ/tuần nhằm sớm thực hiện Nghị quyết số 101 của Quốc hội.

Nghị quyết nêu rõ: "Giao Chính phủ căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần, và báo cáo Quốc hội xem xét vào thời điểm thích hợp".

w-cong-nhan-nha-may-thep-3249.jpg

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất giảm giờ làm việc của người lao động xuống dưới 48 giờ/tuần. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Tại Đại hội công đoàn lần thứ 13 cuối năm 2023, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH chủ trì, cùng các bộ, ngành sớm nghiên cứu giảm giờ làm của người lao động, đảm bảo công bằng với khu vực hành chính Nhà nước, xuống còn 40 giờ. Mục tiêu để người lao động nghỉ ngơi, tái tạo sức lực, chăm lo cho gia đình.

Vì sao cần giảm giờ làm?
Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc giảm giờ làm giải quyết rất nhiều vấn đề. Thứ nhất, tái sản xuất sức lao động, làm cho người lao động khỏe hơn, nhiều năng lượng hơn. Thứ hai, giúp người lao động bảo vệ sức khỏe.

Thực trạng công nhân ốm, mắc bệnh hiểm nghèo đang diễn ra. "Việc giảm giờ làm tạo điều kiện để người lao động nghỉ ngơi, tái sản xuất sức lao động, chăm sóc con cái, bảo đảm hạnh phúc gia đình. Đặc biệt, việc giảm giờ làm giúp người lao động duy trì sức khỏe tốt hơn để khi về hưu, họ vẫn đảm bảo sống khỏe, giảm gánh nặng cho an sinh xã hội", ông Hiểu nói.

Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dẫn chứng thêm, tại Trung Quốc, khi thu nhập trung bình của người dân đạt 2.500 USD/năm thì nước này đã giảm giờ làm xuống 40 giờ/tuần; trong khi hiện nay mức thu nhập trung bình của Việt Nam đã cao hơn mức 2.500 USD/năm nhưng vẫn chưa giảm giờ làm.

Ông Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn cho rằng, việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị giảm giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần ở thời điểm này là phù hợp. Đề xuất này là nguyện vọng của người lao động nói chung để có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.

Ông Thọ cho rằng, đây là thời điểm chín muồi để giảm giờ làm cho người lao động, tuy nhiên, nếu giảm giờ làm việc của khu vực tư xuống quá nhiều sẽ khiến sản lượng không tăng, ảnh hưởng đến GDP của toàn bộ nền kinh tế.

Do vậy, giảm giờ làm việc bình thường của khu vực tư xuống còn 40 giờ/tuần như khu vực công hiện nay, ngay lập tức sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình cảnh khó khăn. Thay vì giảm ngay thì trước mắt có thể giảm giờ làm việc bình thường của khu vực tư xuống còn 44 giờ/tuần và dần tiệm cận mức 40 giờ/tuần như khu vực công.

Trên thực tế, trước khi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất giảm giờ làm xuống 48 giờ/ tuần, tại kỳ họp Quốc hội diễn ra cuối tháng 10/2023, ông Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội, đã đưa ra đề xuất cần phải giảm giờ làm việc cho người lao động khu vực tư nhân từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, tiến tới 40 giờ/tuần như trong khu vực công.

Theo ông Nghĩa, ở Việt Nam, quy định giờ làm thêm từ 200 – 300 giờ/năm. Nếu tính tổng thời gian làm việc thực tế và thời giờ làm thêm của người lao động tương đối cao so với mặt bằng chung của các nước.
 
Nếu loại trừ công việc của vozer tinh hoa thì:
Những nơi trả đúng lương tăng ca theo giờ: công nhân muốn được làm thêm giờ. :sweet_kiss:
Những nơi không quan tâm giờ giấc, trả lương theo KPI: không tăng ca thì biến cho người khác làm. :ah:
 
Một đất nước từ thế giới thứ 3 mà cứ học đòi đi tắt đón đầu giống thế giới thứ 1 vậy !? Phương tây nó có tích luỹ tư bản suốt nhiều năm mới làm được , Châu Á có các nước phát triển như Nhật - Hàn - Trung cũng đang bắt đầu làm , còn xứ lừa này có cái gì mà đòi làm theo ?
vI03XmX.png

Đúng mấy thằng IQ Cow chỉ biết hô hào khẩu hiệu
EHVoibS.png

via theNEXTvoz for iPhone
 
Một đất nước từ thế giới thứ 3 mà cứ học đòi đi tắt đón đầu giống thế giới thứ 1 vậy !? Phương tây nó có tích luỹ tư bản suốt nhiều năm mới làm được , Châu Á có các nước phát triển như Nhật - Hàn - Trung cũng đang bắt đầu làm , còn xứ lừa này có cái gì mà đòi làm theo ?
vI03XmX.png


via theNEXTvoz for iPhone
Tây doanh nghiệp nó cũng chửi đòi rút nhà máy chứ ở đó tích luỹ.Muốn làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu thì đọc sách cho nhanh.
 
Một đất nước từ thế giới thứ 3 mà cứ học đòi đi tắt đón đầu giống thế giới thứ 1 vậy !? Phương tây nó có tích luỹ tư bản suốt nhiều năm mới làm được , Châu Á có các nước phát triển như Nhật - Hàn - Trung cũng đang bắt đầu làm , còn xứ lừa này có cái gì mà đòi làm theo ?
vI03XmX.png

Đúng mấy thằng IQ Cow chỉ biết hô hào khẩu hiệu
EHVoibS.png

via theNEXTvoz for iPhone

Năng suất kém là do cách quản lý chứ chả phải vì số giờ làm ít. Đa phần các cty bắt đi làm thứ 7 thì đều ko có gì nổi trội hơn những cty làm 5 ngày/tuần. Vậy thà nghỉ thứ 7 để người dân chi tiêu kích cầu kinh tế, hơn là lên làm zombie mà ko mang lại lợi ích. :D
 
Mấy anh không nhìn thấy nguy cơ à? Bên mấy cty tư nhân, FDI có mấy ai được về đúng giờ đâu. Giảm giờ làm là tiền đề để giảm lương mấy anh đó. Quy định 5h tan, chứ mà đúng 5h mấy anh đi về thì không ai chứa mấy anh đâu. Level càng cao thì càng đau nữa. Bên em kêu 6h chứ sếp 7h còn ngồi, đứa nào cũng rén. Về nhà bị gọi điện hỏi này nọ, lại phải mở laptop ra làm, cũng như không về.
 
Back
Top