thắc mắc Ngành nhúng ở việt nam

anmay4.0

Junior Member
Em đang là sinh viên năm nhất đại học bách khoa hà nội chuyên ngành hệ thống nhúng IoT. Các bác cho em hỏi là ngành này tương lai ra xin việc dễ dàng không vì chương trình của em theo định hướng Nhật nhưng mà em thích làm việc ở đất nước mình hơn :))) với cả nếu mai sau xin việc thì sẽ nên xin vào mảng nào ạ. Ngành này trường em mới mở được 3 năm nên cũng chưa biết nhiều. Em xin cảm ơn
 
Lập trình nhúng khó cho người mới và ổn định cho người làm lâu năm. Học embedded vất vả hơn lập trình app, ít cơ hội nhảy việc, lương khởi điểm như nhau.
Nhúng nếu đam mê thì theo. Đam mê ví dụ như thích vọc điện, điện tử, chế tạo máy móc đơn giản và điều khiển chúng. Giống như 1 số đứa trẻ con thích ngồi nghịch tháo đồ điện tử để xem nguyên lý.
Còn đừng nghe mấy cái bánh vẽ 4.0, iot về nước mình ở trên tivi. Công nghiệp ko phát triển mà đòi đón đầu xu thế.

Tóm lại có đam mê nghiên cứu về điện tử thì theo. Không thì thôi học app cho khoẻ người và dễ phát triển. Còn mảng lập trình thì miễn là làm đc việc thì theo lĩnh vực nào cũng sống khoẻ hết.
 
Được đi Nhật thì sang bên đó rất nhiều cơ hội ấy chứ. Đại bản doanh của các tập đoàn điện máy, hệ thống điều khiển trong công nghiệp.
 
Mình sv ngành nhúng của một trường kỹ thuật, khắc nghiệt quá nên giờ đi code web/app rồi
Cũng giống như mấy bác trên nói, ở VN thì hơi ít cơ hội, nhưng nếu thực sự đam mê thì không có gì phải lăn tăn cả
 
các cụ lúc tư vấn dẹp hộ cái đam mê ra giùm em, cũng ngồi nhìn màn hình 24 trên 7 như nhau thôi có cái vẹo gì mà đam mê.
Làm khó hơn học lâu hơn mà lương thấp thì các bác đang có 1 khoản đầu tư thời gian và công sức cực ngu đấy ạ.
Mình nghĩ bác nên tìm hiểu kĩ về ngành nghề, bản thân, tương lai xã hội rồi đưa ra lựa chọn chứ ko phải cứ thấy nó hay hay rồi kêu đam mê rồi lại đâm đầu vào tường
 
các cụ lúc tư vấn dẹp hộ cái đam mê ra giùm em, cũng ngồi nhìn màn hình 24 trên 7 như nhau thôi có cái vẹo gì mà đam mê.
Làm khó hơn học lâu hơn mà lương thấp thì các bác đang có 1 khoản đầu tư thời gian và công sức cực ngu đấy ạ.
Mình nghĩ bác nên tìm hiểu kĩ về ngành nghề, bản thân, tương lai xã hội rồi đưa ra lựa chọn chứ ko phải cứ thấy nó hay hay rồi kêu đam mê rồi lại đâm đầu vào tường
năm nay genZ nộp vào IT đông như quân nguyên, 4 năm sau r sẽ thấy.....
jJMycAH.jpg
 
Thằng thợ dạy nào đặt tên chuyên ngành là "hệ thống nhúng IoT" vậy. :amazed:
Vậy có dạy hết nguyên system end2end ko, Device < - > Backend < - > Frontend, ngoài ra còn cloud infra. tích hợp IoT Core nữa. Học và làm từ phần Device ko đã quãi đạn rồi nhé, liệu cơm gấp mắm nhé em thớt.

Tập trung vào dạy cốt lõi thì ko làm, toàn chơi framework đồ ăn sẵn, riết ngu người, sv mới ra trường hổng kiến thức cả lũ.
 
Em đang là sinh viên năm nhất đại học bách khoa hà nội chuyên ngành hệ thống nhúng IoT. Các bác cho em hỏi là ngành này tương lai ra xin việc dễ dàng không vì chương trình của em theo định hướng Nhật nhưng mà em thích làm việc ở đất nước mình hơn :))) với cả nếu mai sau xin việc thì sẽ nên xin vào mảng nào ạ. Ngành này trường em mới mở được 3 năm nên cũng chưa biết nhiều. Em xin cảm ơn
mới năm nhất thì quay xe kịp đấy, đừng như mình, năm 3 cmnr :cry::cry:
 
Chạy đi bạn ơi, lên các trang chợ người mà xem, giờ học để sau làm thợ code thì cứ web hoặc AI mà fang nhé
 
Nếu e xác định cần job lương cao hơn trong ngành IT thì ko nên theo nhúng. Nhúng ở VN ít startup, làm remote cũng khó nên hầu như ít job lương cao so với bên Web App này nọ or AI/ML
Còn e thích thì cứ theo cũng oki, nên đi hướng Automotive. Các cty trong tầm ngắm: Hitachi Vantara, FPT, Renesas, Bosch, Hella, Vin, Axon, Fossil
 
Các thím tư vấn giúp em, em chuẩn bị tốt nghiệp, đang hướng làm về phần cứng(điện tử) thì có nhiều offer ngon không nhỉ?
 
Nếu yêu điện tử từ c3 thì học, còn nghe tư vấn để vào ngành này thì dẹp mẹ đi bạn, học thì cực khổ mà cơ hội việc làm chắc chắn ít hơn so với phát triển phần mềm. NGhe mấy ông thầy bên ĐTVT bách khoa chém gió về ngành này thì hay lắm, vào học rồi biết :)))) . Mình K62 ĐTVT đây nhé. Còn muốn quyết tâm theo thì có mấy lựa chọn sau lương cao nhưng học khá cực và phải theo sớm từ đầu : Xử lý tín hiệu số trên FPGA, embedded linux ,
 
Back
Top