tin tức [TechPowerUp]Review - I5 10400f mát hơn 16 độ C so với Ryzen 5 3600 khi full load với tản nhiệt Noctua NH-U12

*Nhiệt độ cpu quá cao toả ra trong thùng máy, làm nhiệt độ các linh kiện như ổ cứng, board mạch, ram, nguồn... tăng cao.

Nhiệt lượng mới đúng ý... Nhưng nói thế này thì hơi hồ đồ.
 
Hồ đồ cái gì. nhiệt độ thùng máy chỉ cần trên 60 độ nếu chạy trong thời gian dài linh kiện sẽ giảm tuổi thọ.

Nhiệt độ đó là đo bên trong CPU. Nhiệt cần được truyền qua heat sink rồi trao đổi với bên ngoài.

Nguyên lý cơ bản là chênh lệch nhiệt độ càng cao thì tốc độ truyền nhiệt càng nhanh, các chất liệu khác nhau thì có tốc độ truyền nhiệt khác nhau, diện tích trao đổi nhiệt lớn thì tốc độ trao đổi nhiệt trực tiếp nhanh.

Áp dụng vào tình huống này sẽ thấy vấn đề trong lập luận của bạn: CPU khác nhau nên chất liệu, diện tích truyền nhiệt khác nhau -> Nhiệt độ bên trong CPU cao hơn nhưng chưa chắc nhiệt lượng được trao đổi ra môi trường đã lớn hơn -> Nhiệt lượng được giải phóng ra môi trường bên trong case chính là yếu tố làm tăng nhiệt độ của không khí bên trong và các linh kiện khác. Trong tình huống này sẽ không thể đoán định như bạn đưa ra.

Ví dụ: nước nóng bên trong cái phích đựng nước, không khí xung quanh nó không bị nóng lên nhiều bằng xung quanh cốc nước nóng, tay sờ vào vỏ phích không bị bỏng nhưng sờ vào cốc nước là bị bỏng.

Để có thể kết luận như bạn thì cần đo nhiệt độ trong case, trên các linh kiện khác. Bài này cũng nên đo tổng nhiệt lượng được giải phóng và so sánh với nhau, hoặc đơn giải hơn là công suất năng lượng được tiêu thụ. Kiểu đo và so sánh thế này chỉ có thể xảy ra khi reviewer không hiểu gì về nhiệt hoặc ăn tiền để viết bài.

P.s cái này hình như là vật lý lớp 7...
 
Thằng thớt càng nói càng lộ cái ngu + kiến thức mẫu giáo, bao nhiêu bài rồi
Seeder có kiến thức mình còn tranh luận, còn loại ko não như này giờ cũng chả buồn chửi
n7V7ITW.gif


Gửi bằng vozFApp
 
Hồ đồ cái gì. nhiệt độ thùng máy chỉ cần trên 60 độ nếu chạy trong thời gian dài linh kiện sẽ giảm tuổi thọ.
Thể loại này tồn tại làm sao được ở Voz. Không có kiến thức mà đòi tranh tài ở đây thì chỉ ngậm gạch.
Như @spamtest nó là clone của mod nên không nói :LOL:
 
Chắc ý thớt là ông nào có thêm 2 củ để mua tản ngon thì nên dùng i5 10400f, còn ông nào dùng tản stock thì nên mua r5 3600 :)
 
cứ tạm coi là sợ CPU nó nóng làm các thứ khác nóng theo thì phải xét tới cái năng lượng nó tiêu thụ ấy, 51W so với 48W thì khác mẹ gì nhau đâu...

còn chuyện tiêu thụ điện giống nhau mà dùng chung tản nhiệt lại có nhiệt độ nhau thì bởi con CPU nóng hơn nó khó tản nhiệt hơn... giống như bóng đèn 65W thì không nóng bằng cái mỏ hàn 15W vậy, die bọn Ryzen bé quá thì mật độ nhiệt nó cao hơn -> khó tản nhiệt hơn...

nhưng nóng hơn mà cũng chỉ 60 độ thì thôi đm bon chen làm clgt?
 
Nhiệt độ đó là đo bên trong CPU. Nhiệt cần được truyền qua heat sink rồi trao đổi với bên ngoài.

Nguyên lý cơ bản là chênh lệch nhiệt độ càng cao thì tốc độ truyền nhiệt càng nhanh, các chất liệu khác nhau thì có tốc độ truyền nhiệt khác nhau, diện tích trao đổi nhiệt lớn thì tốc độ trao đổi nhiệt trực tiếp nhanh.

Áp dụng vào tình huống này sẽ thấy vấn đề trong lập luận của bạn: CPU khác nhau nên chất liệu, diện tích truyền nhiệt khác nhau -> Nhiệt độ bên trong CPU cao hơn nhưng chưa chắc nhiệt lượng được trao đổi ra môi trường đã lớn hơn -> Nhiệt lượng được giải phóng ra môi trường bên trong case chính là yếu tố làm tăng nhiệt độ của không khí bên trong và các linh kiện khác. Trong tình huống này sẽ không thể đoán định như bạn đưa ra.

Ví dụ: nước nóng bên trong cái phích đựng nước, không khí xung quanh nó không bị nóng lên nhiều bằng xung quanh cốc nước nóng, tay sờ vào vỏ phích không bị bỏng nhưng sờ vào cốc nước là bị bỏng.

Để có thể kết luận như bạn thì cần đo nhiệt độ trong case, trên các linh kiện khác. Bài này cũng nên đo tổng nhiệt lượng được giải phóng và so sánh với nhau, hoặc đơn giải hơn là công suất năng lượng được tiêu thụ. Kiểu đo và so sánh thế này chỉ có thể xảy ra khi reviewer không hiểu gì về nhiệt hoặc ăn tiền để viết bài.

P.s cái này hình như là vật lý lớp 7...
cái này có chút nhầm lẫn, CPU tiêu thụ bao nhiêu điện thì toả ra đủ bấy nhiêu nhiệt ra môi trường thôi (là bên trong case) - cho nên chỉ cần nhìn cái năng lượng tiêu thụ là đủ biết, nhiệt độ của bản thân CPU không liên quan...
 
cái này có chút nhầm lẫn, CPU tiêu thụ bao nhiêu điện thì toả ra đủ bấy nhiêu nhiệt ra môi trường thôi (là bên trong case) - cho nên chỉ cần nhìn cái năng lượng tiêu thụ là đủ biết, nhiệt độ của bản thân CPU không liên quan...

Đọc lại post của mình lần nữa đi...
 
Chờ b550.....lỡ rồi nên đợi, vì 2014 vừa ráp xong tháng sau là intel ra socket 1511 ram ddr4, hối hạn quá nên lần này quyết chờ
b550 không có rẻ đâu , sơ sơ con ghẻ lở prime pro b550 đã 150$ rồi thì về vn là bao nhiêu .
B450 hoặc X570 Tomahawk (nếu về cùng đợt b550) mà đấm thôi thím
 
Đọc lại post của mình lần nữa đi...
nhầm ở chỗ lôi cái phích ra so với cái cốc... phích nước là thiết kế ra để giữ nhiệt... và nước là nguồn nhiệt thụ động, không có khả năng toả nhiệt liên tục (nguội rồi thì thôi)

trong trường hợp với máy tính thì tạm coi mọi thứ giống nhau, đều dùng một loại tản nhiệt, mainboard chắc không khác nhiều...

cái khác duy nhất chỉ là CPU và ảnh hưởng tới khả năng tản nhiệt ra môi trường chỉ là cái IHS thì có thể an toàn kết luận là CPU sẽ toả 100% nhiệt lượng ra môi trường chứ không có om lại ít nào hết... nó nóng chỉ vì mật độ nhiệt lượng của nó lớn hơn thằng kia thôi...

mà cái đó thì không liên quan gì tới tuổi thọ các thứ loanh quanh như post của cha Hari Won gì gì ấy nói...
 
nhầm ở chỗ lôi cái phích ra so với cái cốc... phích nước là thiết kế ra để giữ nhiệt... và nước là nguồn nhiệt thụ động, không có khả năng toả nhiệt liên tục (nguội rồi thì thôi)

Chả có thứ gì gọi là nguồn nhiệt thụ động cả... Mọi vật chất có nhiệt độ lớn hơn 0K đều truyền/bức xạ nhiệt ra xung quanh đồng thời với việc ”nhận” nhiệt từ môi trường. Khối nước nóng khác CPU ở điểm nó chỉ có nội năng, còn CPU thì luôn được cung cấp năng lượng từ dòng điện và nó biến năng lượng đó thành nhiệt năng. Nên theo lý thuyết thì khối nước nóng dần dần sẽ trở về nhiệt độ 0K nếu nó không nhận năng lượng dưới dạng bức xạ hay nhiệt năng truyền trực tiếp từ môi trường. Còn CPU khi được cấp điện hoạt động thì nó không thể về 0K.

Thêm tí, không có thứ gọi là ”mật độ nhiệt lượng” mà chỉ có “mật độ năng lượng”, trong tình huống này thì năng lượng nội năng tồn tại dưới dạng nhiệt năng, đo lường “quy mô” bằng ”nhiệt lượng”, đo “mức độ” bằng “nhiệt độ”.
 
Back
Top