Thị trường mì ăn liền dự báo đạt gần 100 tỷ USD vào năm 2032

mì gói thì thấp hay cao cấp gì cũng 1 đống cholesterol với chất bảo quản trong đó

ăn nhiều ko tim mạch thì cũng ung thư

nhưng mà nó ngon thật :pudency:
 
mì gói thì thấp hay cao cấp gì cũng 1 đống cholesterol với chất bảo quản trong đó

ăn nhiều ko tim mạch thì cũng ung thư

nhưng mà nó ngon thật :pudency:
bác ăn vừa đủ thôi, 1 tuần ăn 2 3 gói coi như đổi vị, chứ kiểu 1 ngày 3 bữa mà ăn đủ 3 bữa thì chịu gì nổi.
mì ngon nhờ gói soup, gói cao cấp thì càng ngon :D như mấy gói omachi với cung đình mình hay ăn, vắt mì thì bình thường, nhưng vị súp nó ngon lắm.
 
bác ăn vừa đủ thôi, 1 tuần ăn 2 3 gói coi như đổi vị, chứ kiểu 1 ngày 3 bữa mà ăn đủ 3 bữa thì chịu gì nổi.
mì ngon nhờ gói soup, gói cao cấp thì càng ngon :D như mấy gói omachi với cung đình mình hay ăn, vắt mì thì bình thường, nhưng vị súp nó ngon lắm.
mình h 1 năm ăn 2 3 lần thôi thím :sweet_kiss:
 
nói về mì ăn liền chắc Hàn nó là bố các thể loại rồi, xem phim nào cũng thấy, ăn như thay cơm, còn có cửa hàng tiện lợi 24/7 nữa, khuya nhìn thèm vãi :adore:

Không ăn đc cái sợi mỳ hàn. Cảm giác nó nhạt nhạt sao ấy.
 
cái EO này tranh cãi bỏ xừ, ngay cả mỹ, can, hàn, jp, đều để mức rất cao or méo có, vụ này đài đấm mì việt, việt đấm lại kem đài,
nhưng nếu cấm được thì tôi cũng đề nghị vn cấm

MÌ ĂN LIỀN
========

Vào một đêm mùa đông lạnh giá, Bách Phúc, người đàn ông 48 tuổi vừa đói vừa thất nghiệp đang đi tìm việc trên phố, anh dừng chân trước cửa hàng mì, nơi có những người Nhật Bản xếp hàng dài tới 20 mét. Ai cũng xoa tay vì lạnh. Họ chờ một tô mì bốc khói. Bách Phúc nghĩ, tại sao không sản xuất một loại mì ngon tương tự, chỉ cần ngâm trong nước nóng là có thể ăn được ngay.

Đó là năm 1958.

Mì ăn liền đầu tiên trên thế giới ra đời, được Bách Phúc đặt tên “Chicken Ramen”, mì nhanh chóng trở nên phổ biến trong vòng chưa đầy một năm, từ một xưởng nhỏ 10 mét vuông được mở rộng thành toà nhà 24 ngàn mét, lớn hơn ba sân vận động World Cup.

Toà nhà ấy cũng là trụ sở tập đoàn Nissin Foods.

Bách Phúc thọ 96 tuổi, 48 năm đầu của cuộc đời là tai ương và sự đau khổ, 48 năm sau là doanh nhân thành đạt với tập đoàn Nissin Foods do chính ông sáng lập tại Nhật Bản.

Sinh ra ở Gia Nghĩa, Đài Loan vào năm 1910, Bách Phúc mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ. Năm 1932, ông đến Nhật Bản một mình, mở nhà máy sản xuất lụa sa tanh, nhưng vì chiến tranh, nhà máy bị trúng bom bốc cháy, toàn bộ cơ nghiệp bị mất trắng.

Chuyển sang sản xuất máy chiếu Slide, làm ăn đang khấm khá thì đối thủ tố cáo gian dối, Bách Phúc vừa bị phá sản vừa phải đi tù một năm. Ra tù, ông xây dựng quỹ học bổng hỗ trợ sinh viên Đài Loan sang Nhật, lại bị cảnh sát tịch thu tài sản và bỏ tù hai năm vì tội trốn thuế. Hết hạn tù ở tuổi 38, Bách Phúc làm lại cuộc đời, sản xuất các loại nước uống, có ít tiền chuyển sang thành lập công ti tài chính, rồi lại trắng tay ở tuổi 48.

Tuổi 48,
hai lần ở tù
ba lần phá sản,
Bách Phúc đổi tên thành Momofuku Ando...

Cuộc đời Bách Phúc giống như hàm số bậc 2 có hệ số a dương, là đồ thị parabol quay bề lõm lên trên, đáy là thời điểm phát minh ra mì ăn liền vào năm 1958, sự hồi sinh bắt đầu ở đáy và mì ăn liền như biểu tượng của sự chống chọi trong khó khăn.

✋ Mỗi khi ăn mì gói, hãy nghĩ đến câu chuyện về người phát minh ra nó, bạn có thể cảm nhận một vị khác ở trong miệng của mình!

Nhưng nếu đó là vị của Ethylene Oxide thì sao?

Báo chí và mạng xã hội đang sôi sục với thông tin, vào ngày 20 tháng 8 năm 2021, Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hổi sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của Acecook vì chứa chất Ethylene Oxide (EO) gây ung thư.

Đó chỉ là 1/3 sự thật…

Thông tin chính xác phải là FSAI thu hồi khẩn cấp 3 lô sản phẩm, gồm mì ăn liền Hảo Hảo và miến Good của Acecook (Việt Nam), cùng với mì ăn liền Yato Seafood của Trung Quốc; lí do thu hồi vì có hàm lượng EO vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn của châu Âu.

Và đây không phải là lần thu hồi đầu tiên.

Trước đó, vào ngày 12 tháng 8 năm 2020, Văn phòng Liên bang về Bảo vệ Người tiêu dùng và An toàn Thực phẩm Đức cũng thông báo thu hồi lô sản phẩm mì ăn liền Ramen Rabokki (thương hiệu Paldo của Hàn Quốc) vì có hàm lượng EO cao. Cùng thời điểm, hệ thống cảnh báo sớm RASFF của Liên minh châu Âu cũng ra thông báo về sản phẩm "Mì ăn liền hải sản" được sản xuất tại nhà máy Busan ở Nongshim và "Mì ăn liền bánh gạo xào" được sản xuất tại nhà máy Paldo Icheon. Ngay sau đó, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đã tiến hành điều tra, kết quả xét nghiệm phát hiện 0,11㎎/㎏ EO trong hành lá khô của mì ăn liền thủy sản Nongshim xuất khẩu và 2,2㎎/㎏ EO trong gói rau bán ở thị trường nội địa. Ngoài ra, MFDS còn phát hiện 12,1 ㎎/㎏ trong gói gia vị.

Hàn Quốc chưa có quy định giới hạn EO trong thực phẩm.

Nhưng qua sự cố này, MFDS Hàn Quốc đã quy định tiêu chuẩn giới hạn tạm thời dưới 30 mg/kg, thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 10 mg/kg.

Mì ăn liền chủ yếu được sản xuất ở các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam; nhưng cũng có thể sản xuất ở chính châu Âu. Đó là những gói mì đóng thành từng phần, với mì khô có hình gợn sóng, từng gói rau khô, gia vị, bột nêm, nước sốt, nước tương và thường có một ít ớt bột.

Theo báo cáo của CVUAS (Đức) vào tháng 7 năm 2021, cơ quan này phân tích hàm lượng EO trong 25 sản phẩm mì ăn liền có nguồn gốc từ châu Âu (3) Trung Quốc (5), Hàn Quốc (4), Việt Nam (5), Thái Lan (4), Indonesia (3), Đài Loan (1).

Kết quả các phẩm chứa EO như sau:

  • Việt Nam: 5/5 sản phẩm có EO (3 đỏ & 2 cam).
  • Hàn Quốc: 3/4 sản phẩm có EO (2 đỏ & 1 cam).
  • Trung Quốc: 2/5 sản phẩm có EO (2 đỏ).
  • Thái Lan: 1/4 sản phẩm có EO (1 cam).
  • Indonesia: không sản phẩm nào có EO.
  • Đài Loan: không sản phẩm nào có EO.

Điều đáng nói, mì ăn liền của Việt Nam có EO hàm lượng cao trong gói rau, có sản phẩm lên tới 150 mg/kg, bột gia vị cũng có hàm lượng cao đáng kể; so với các nước thì mì của Việt Nam nhiễm EO nhiều hơn đáng kể.

Cụ thể EO trong từng sản phẩm của Việt Nam:

  • Sản phẩm 1 (SP1) = gia vị 0,029 = màu cam.
  • SP2 = rau 0,16 = màu cam.
  • SP3 = mì 0,066 + gia vị 9,2 = 9,266 = màu đỏ.
  • SP4 = mì 3,8 + rau 9,8 + gia vị 79 = 92,6 = màu đỏ.
  • SP5 = mì 21,5 + rau 150 + gia vị 6,2 + dầu 13,9 = 191,6 = màu đỏ.

Màu đỏ là hàm lượng EO vượt quá mức (chiếm 3 sản phẩm), màu cam là hàm lượng EO phát hiện được trong sản phẩm.

✋ EO là gì?

Có thể nhiều người không để ý tới EO, nhưng nó được sử dụng khá rộng rãi trong khử trùng, như khử trùng thực phẩm, dệt may, thuốc và thiết bị phẫu thuật. Ngay như chiếc khẩu trang chúng ta sử dụng hàng ngày, ngay bao bì bên ngoài, có thể đọc được dòng chữ khử trùng bằng Ethylene Oxide.

Thuốc trừ sâu cũng chứa EO.

EO là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C2H4O, trong đó nguyên tử O liên kết với cả hai nguyên tử C nên khá linh động. Sau khi tiếp xúc với thực phẩm, EO dễ dàng tạo thành chất chuyển hóa với sự có mặt của các phân tử H2O, ion clorua và bromua như ethylene glycol, 2-chloroethanol (2-CE) và 2- bromoetanol tương ứng. Các sản phẩm chuyển hoá này, khi định lượng, vẫn được gọi chung là EO.

Riêng 2-CE chưa có đủ bằng chứng gây ung thư.

Về cơ chế khử trùng, EO khi gặp các vi sinh vật sẽ xảy ra quá trình Alkyl hoá ADN và ARN, làm bất hoạt vi sinh vật, nên EO trở thành thuốc khử trùng phổ rộng. Tuy nhiên, chính vì EO làm biến đổi vật chất di truyền ADN và ARN, tức là biến đổi gen, nên tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

Vì lí do đó, năm 1981 Đức cấm sử dụng EO làm thuốc trừ sâu và khử trùng thực phẩm, đến năm 1991 thì Liên minh Châu Âu cũng chính thức ban hành lệnh cấm. Ngược lại, ở châu Á, thậm chí cả Mỹ và Canada vẫn cho phép sử dụng EO làm chất khử trùng hay thuốc bảo vệ thực vật.

✋ Mỗi quốc gia quy định hàm lượng EO khác nhau

Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc… trong đó có Việt Nam, chưa đưa ra quy định về hàm lượng EO trong thực phẩm.

Châu Âu chỉ cho phép từ 0,02 – 0,1 mg/kg.

Canada cho phép hàm lượng EO ở mức 500 mg/kg và 2-CE giới hạn ở mức 1500 mg/kg. Hoa Kỳ cho phép EO và 2-CE trong các loại gia vị, thảo mộc khô, rau khô và hạt có dầu (kể cả vừng) ở mức 7 và 940 mg/kg. Riên quả óc chó được quy định bổ sung với mức dung sai 50 mg/kg tại thị trường Mỹ.

Tóm lại, không chỉ mì ăn liền của Việt Nam bị thu hồi ở châu Âu, mà Hàn Quốc và Trung Quốc cũng bị. Tuỳ theo uy định tiêu chuẩn EO của từng quốc gia, một gói mì ở châu Á thì an toàn, sang Canada cũng sẽ an toàn, đến Mỹ khắt khe hơn chút, nhưng sang châu Âu thì rất dễ bị thu hồi.

Đã đến lúc Việt Nam nên đưa ra quy định về hàm lượng EO.
 
cái EO này tranh cãi bỏ xừ, ngay cả mỹ, can, hàn, jp, đều để mức rất cao or méo có, vụ này đài đấm mì việt, việt đấm lại kem đài,
nhưng nếu cấm được thì tôi cũng đề nghị vn cấm
Thì mới bảo nó y chang vụ Hảo Hảo bị EU cấm đó, cũng gọi là phốt y chang nhau thôi :doubt:
 
Thì mì xẻng cũng bị y chang mà, nhưng đã lên truyền thông thì đều là phốt cả, xưa HH dính cũng bị gọi là phốt mà :doubt:
giờ lâu lâu ăn mì, đều trụng qua 1 lần nước sôi trước, rồi xả nước đó đi, gói muối cũng ăn 1/2 :sweat:
 
giờ lâu lâu ăn mì, đều trụng qua 1 lần nước sôi trước, rồi xả nước đó đi, gói muối cũng ăn 1/2 :sweat:
Vậy fen ăn mì trộn là easy nhất, như mình hay ăn Siukay, Indomie, Samyang các thứ, đằng nào cũng phải chắt bỏ nước, 1 công 2 chuyện luôn :doubt:
 
nói về mì ăn liền chắc Hàn nó là bố các thể loại rồi, xem phim nào cũng thấy, ăn như thay cơm, còn có cửa hàng tiện lợi 24/7 nữa, khuya nhìn thèm vãi :adore:

Xung quanh mình đang có 7 đứa Hàn ăn trưa bằng mỳ hộp đây thím. Chúng nó ăn mỳ nhiều hơn ăn cơm. Một suất cơm thì cơm tính ra được 2 3 miếng to mình ăn.
 
Back
Top