Thiếu điện hiện hữu, 'nguồn điện vô tận' vẫn tắc

mangos

Senior Member
Theo Bộ Công Thương, giai đoạn 2023-2025 cần đưa vào vận hành khoảng 19.000 MW nguồn điện mới đảm bảo đủ điện.
Vẫn lo thiếu điện, tìm cách ứng phó

Trong đó các nguồn chính gồm 6.100 MW nhiệt điện (than, khí), 4.300 MW thủy điện, 4.400 MW điện gió trên bờ và khoảng 1.900 MW điện nhập khẩu từ Lào.

dien-gio-1012.jpg

Tiến độ các dự án nguồn điện vẫn rất mông lung. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Theo số liệu từ các địa phương, đến năm 2025 sẽ đưa vào vận hành 4 dự án nhiệt điện với công suất 4.670 MW (An Khánh, Hiệp Phước giai đoạn 1, Nhơn Trạch 3,4, Vũng Áng 2), 176 dự án thủy điện với công suất 2.948 MW, 165 dự án điện gió trên bờ công suất 13.919 MW. Tổng công suất các dự án trên là khoảng 21.537 MW.

"Nếu các dự án nguồn điện thực hiện theo dự kiến như trên thì nguồn cung điện sẽ đáp ứng", Bộ Công Thương ước đoán.

Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro chậm tiến độ, nhất là đối với nguồn nhiệt điện và điện gió trên bờ.

Để giảm thiểu rủi ro trong cung ứng điện đến 2025, Bộ Công Thương cho rằng phải huy động đủ nguồn lực, cải tiến phương pháp quản lý điều hành để sớm đưa vào vận hành đường dây 500 kV liên kết giữa Bắc Trung Bộ - Bắc Bộ (đường dây Quảng Trạch - Quỳnh Lưu - Thanh Hóa - Nam Định) trước năm 2025. Đường dây này sẽ góp phần tăng dung lượng truyền tải từ miền Trung ra miền Bắc và kịp thời giải tỏa công suất nguồn điện lớn như nhiệt điện Vũng Áng 1 và 2, nhiệt điện Quảng Trạch 1 để cấp điện cho khu vực Bắc Bộ.

Ngoài ra, Bộ này tính toán việc phải tăng cường nhập khẩu điện từ các nước trong khu vực. Trước hết, có thể đàm phán nâng cao sản lượng mua điện từ Trung Quốc lên 3,5 tỷ kWh trên các đường dây 220 kV hiện trạng từ phía Lào Cai và Hà Giang. Khi có điều kiện thuận lợi, xem xét thực hiện giải pháp mua điện Trung Quốc qua hệ thống Back-To-Back với quy mô công suất khoảng 2.000 MW, sản lượng khoảng 9 tỷ kWh/năm.

Đối với nhập khẩu điện từ Lào, cần sớm có giải pháp nhập khẩu cụm nguồn điện Nậm Ou trước năm 2025. Sau 2025, cần nhập khẩu thêm các nguồn điện tiềm năng khác của Lào về khu vực Bắc Bộ.

Để đảm bảo khả năng triển khai các nguồn điện, nhất là nguồn năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho rằng cần thường xuyên đôn đốc, đảm bảo tiến độ các nguồn điện nền như nhiệt điện Vũng Áng 2, Hiệp Phước, Nhơn Trạch 3,4, An Khánh...; Tạo điều kiện khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) theo vùng, đặc biệt là với các khu vực trung tâm phụ tải, có nguy cơ thiếu điện (Bắc Bộ).

"Coi phát triển điện mặt trời mái nhà là giải pháp ưu tiên để đảm bảo an ninh cung cấp điện. Hàng năm có đánh giá về hiệu quả trong phát triển các nguồn điện mặt trời mái nhà để đưa ra những điều chỉnh phù hợp", Bộ Công Thương bày tỏ.
Điện gió ngoài khơi vẫn "tắc"
Với nguồn điện gió ngoài khơi, Bộ Công Thương cho rằng việc nghiên cứu thí điểm giao EVN và các doanh nghiệp trong nước triển khai điện gió ngoài khơi gặp nhiều khó khăn.

Một là hành lang pháp lý cho phát triển điện gió ngoài khơi còn chưa rõ ràng (chưa phê duyệt Quy hoạch không gian biển Quốc gia, chưa có căn cứ xác định phạm vi quản lý biển).

Hai là pháp luật về đầu tư chưa quy định cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư điện gió ngoài khơi.

Vì vậy, Bộ Công Thương khẳng định chưa có cơ sở pháp lý để giao cho EVN và các doanh nghiệp trong nước triển khai các dự án điện gió ngoài khơi.
................. 🍋
 
Bôi đen cái phần điện từ TQ làm éo j, 3 tỷ rưỡi số đọc thì to nhưng chỉ bằng điện trong 4 ngày nắng thôi :nosebleed: phần nhập khẩu của thằng lào mới là chính :smile:
Đặc biệt, từ cuối tháng 4 đến nay, thời tiết nắng nóng diễn ra khắc nghiệt trên diện rộng với nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện trên toàn quốc tăng cao. Trong đó, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng dân dụng (phụ tải toàn hệ thống điện quốc gia ngày 19/5 vừa qua đã tăng lên mức kỷ lục mới ~924 triệu kWh, cao nhất từ đầu năm đến nay và tăng 10,5% so với cùng kỳ tháng 05/2022; công suất tiêu thụ cực đại đạt 44.600 MW, cao nhất từ đầu năm đến nay và tăng 8,5% so với cùng kỳ tháng 05/2022), gây nguy cơ thiếu điện cho sản xuất và tiêu dùng nếu không có những giải pháp kịp thời, quyết liệt hơn.
 
Bôi đen cái phần điện từ TQ làm éo j, 3 tỷ rưỡi số đọc thì to nhưng chỉ bằng điện dân dụng sử dụng trong 4 ngày nắng thôi :nosebleed: phần nhập khẩu của thằng lào mới là chính :smile:
nguyên gốc nó vại - chắc lều báo có "thâm ý" riêng
QiDuLub.png
 
Điện gió ngoài khơi vẫn "tắc"

lều báo làm như cắm chong chóng tre là lấy được điện ngoài khơi, thế giới hiện mới có vài thằng test, giờ bê về, giá trên nóc đó mà bán chắc dân nó đốt nhà EVN
 
Điện gió ngoài khơi vẫn "tắc"

lều báo làm như cắm chong chóng tre là lấy được điện ngoài khơi, thế giới hiện mới có vài thằng test, giờ bê về, giá trên nóc đó mà bán chắc dân nó đốt nhà EVN
Vozer đầy member mua điện vs giá 10k miễn không phải độc quyền EVN mà.
Cơ mà không phải tôi nhé fen.
 
Chỗ t giờ mấy cái chong chóng gió này toàn éo cho quay nữa, mà cái của nợ nguy hiểm vl, quay quay vớ vẫn rụng càng 1 cái là thấy ghê răng :sweat:
 
Chiều hôm qua bỗng cúp điện Q.Bình Tân , sau có thấy vozer nào lập thread bên f17 hỏi mới biết các quận khác cũng bị , sự cố gì nhỉ !? Qua CN mà cúp cũng tầm 1 tiếng
TG0OxM9.gif


via theNEXTvoz for iPhone
 
Chiều hôm qua bỗng cúp điện Q.Bình Tân , sau có thấy vozer nào lập thread bên f17 hỏi mới biết các quận khác cũng bị , sự cố gì nhỉ !? Qua CN mà cúp cũng tầm 1 tiếng
TG0OxM9.gif


via theNEXTvoz for iPhone
Hôm qua cháy chỗ này ko biết có ảnh hưởng gì ko
Tôi ở thủ đức, tầm 15h30 bị cúp 1 tí rồi có lại
Mịa mấy bố hóng chuyện, cháy cái đường dây điện mà cũng đứng bu kín xung quanh livestream chụp hình. Nắng bỏ mẹ mà còn kẹt xe, phát bực :surrender:
 
Back
Top