Trên 13.000 học sinh TPHCM bỏ thi lớp 10

Shikaku

Senior Member
TPO - Dự kiến có hơn 13.000 học sinh lớp 9 tại TPHCM bỏ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM vừa có báo cáo gửi UBND TPHCM về việc thực hiện công tác phân luồng sau tốt nghiệp THCS và giao chỉ tiêu vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.

Theo thống kế từ Sở GD&ĐT, hàng năm có khoảng 15.000 học sinh lớp 9 ở TPHCM bỏ thi vào lớp 10 công lập. Khi không học tiếp THPT, các em lựa chọn du học hoặc chuyển sang học nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.
Trên 13.000 học sinh TPHCM bỏ thi lớp 10 ảnh 1
Học sinh thi vào lớp 10 tại TPHCM. Ảnh: Nhàn Lê

Riêng năm học này, Sở GD&ĐT TPHCM thống kê có 115.759 học sinh đang học lớp 9. Số em dự kiến tốt nghiệp THCS là 114.601 học sinh (tỷ lệ 99%). Cùng với đó, có khoảng 102.349 học sinh lớp 9 đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025.

Như vậy, năm nay sẽ có khoảng 13.410 học sinh bỏ thi lớp 10 để lựa chọn phương án du học hoặc chuyển sang học tiếp bốn chương trình phân luồng sau tốt nghiệp THCS.

Trong năm học 2024 - 2025, Sở GD&ĐT TPHCM đã giao 71.020 chỉ tiêu tuyển sinh cho 113 trường THPT công lập. Trong số này, Sở không giao chỉ tiêu tuyển sinh trực tiếp cho trường Phổ thông Năng khiếu trực thuộc Đại học Quốc gia TPHCM năm học 2024 - 2025 (595 chỉ tiêu) và chưa giao chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung cho trường THCS và THPT Trần Đại Nghĩa (đang thực hiện quy trình thủ tục tách từ Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa với 205 chỉ tiêu). Như vậy, số liệu thực giảm chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 so với năm học trước của các trường THPT công lập là 5.324 chỉ tiêu.

Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT TPHCM giao 12.036 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 cho chương trình giáo dục thường xuyên. 8 trường cao đẳng và trung cấp thuộc Sở GD&ĐT cũng tuyển 10.135 chỉ tiêu. Các trường hợp còn lại, các em có thể lựa chọn tiếp tục học lớp 10 tại các trường THPT tư thục (khoảng 28.908 chỉ tiêu).
 
Kinh tế đang khó khăn, thị trường layoff chưa thấy điểm dừng, bằng đại học xong ra trái ngành, sales, grab thì học nghề nó có tương lai hơn hẳn.
Đó là ở trong nam chứ ở bắc vẫn nên học công văn hoá hơn . Nói thật ở bắc học nghề lộn nhộn vc , học phí cao , chất lượng kém , học sinh tạp nham học trong nguy hiểm . Trong nam học t thấy cởi mở , học phí thấp , chất lượng đảm bảo , học sinh đầu vào ổn
 
Đó là ở trong nam chứ ở bắc vẫn nên học công văn hoá hơn . Nói thật ở bắc học nghề lộn nhộn vc , học phí cao , chất lượng kém , học sinh tạp nham học trong nguy hiểm . Trong nam học t thấy cởi mở , học phí thấp , chất lượng đảm bảo , học sinh đầu vào ổn
Ngoài bắc đúng trọng bằng cấp hơn thật. Có thằng bạn đi làm từ năm nhất đại học Design, giờ vẫn nợ môn nhưng nó ở tầm mid-senior level rồi, toàn quen tai to + product nước ngoài. Đến khi phỏng vấn vào MB Bank, test project, portfo kinh nghiệm ngon lắm rồi, chuẩn bị chốt thì con HR hỏi em có bằng đại học không thì nó bảo em chưa ra trường. Thế là tạch :big_smile: :big_smile:
 
Ngoài bắc đúng trọng bằng cấp hơn thật. Có thằng bạn đi làm từ năm nhất đại học Design, giờ vẫn nợ môn nhưng nó ở tầm mid-senior level rồi, toàn quen tai to + product nước ngoài. Đến khi phỏng vấn vào MB Bank, test project, portfo kinh nghiệm ngon lắm rồi, chuẩn bị chốt thì con HR hỏi em có bằng đại học không thì nó bảo em chưa ra trường. Thế là tạch :big_smile: :big_smile:
Học xong 12 ở bắc đ khác gì xoá mù chữ , ít thì có cái bằng nghề + c3 (trường nào cũng có) hoặc nghề + văn hoá + trung cấp nữa thì ngon . Chứ nói thật đ có bằng đi làm rất khó có việc , làm tay chân giống t khổ lắm
 
Đó là ở trong nam chứ ở bắc vẫn nên học công văn hoá hơn . Nói thật ở bắc học nghề lộn nhộn vc , học phí cao , chất lượng kém , học sinh tạp nham học trong nguy hiểm . Trong nam học t thấy cởi mở , học phí thấp , chất lượng đảm bảo , học sinh đầu vào ổn
Bọn thợ dạy mấy chục năm qua vẫn khuyến khích học sinh học lực trung bình yếu đi học nghề, mà t biết những thằng bạn nghe lời đăng ký học nghề nhân đạo t chưa thấy một thằng học hành ra hồn.

Đứa nào ôn tập thi tiếp cấp ba thì bị chì chiết. Đm thợ dạy :feel_good:
 
Học xong 12 ở bắc đ khác gì xoá mù chữ , ít thì có cái bằng nghề + c3 (trường nào cũng có) hoặc nghề + văn hoá + trung cấp nữa thì ngon . Chứ nói thật đ có bằng đi làm rất khó có việc , làm tay chân giống t khổ lắm
Đúng rồi, nó là kiến thức phổ thông mà, tạo điều kiện toàn dân học để nắm được cái cơ bản thôi. Còn kiến thức mà kiếm được tiền thì 1 là trường top xịn, ngành xịn học cao hẳn, 2 là phải đi làm thợ sớm, có cần câu cơm rồi thì mở rộng quan hệ, chuyển dần sang kinh doanh làm chủ, hoặc ít nhất là làm thợ lành nghề, chuyên gia...Điểm chung vẫn là phải có bằng cấp gì đấy treo trên người.

Đấy là ngoài này nó thế, nghe bảo ở trỏng chỉ cần năng lực, doanh số là nhận offer luôn ko biết có phải không :shame:
 
Bọn thợ dạy mấy chục năm qua vẫn khuyến khích học sinh học lực trung bình yếu đi học nghề, mà t biết những thằng bạn nghe lời đăng ký học nghề nhân đạo t chưa thấy một thằng học hành ra hồn.

Đứa nào ôn tập thi tiếp cấp ba thì bị chì chiết. Đm thợ dạy :feel_good:
Năm đéo nào chả thế , nhớ có vid ông bố nói thẳng mặt th hiệu trưởng khi cứ hơi tí ép con ngta đi nghề dù kém có 1 tí . Học lực khá . Bọn đi học nghề thường bọn đầu đường xó chợ , làng chơi , súc vật , boi phố gơ phố , nhà giàu quá đ biết tiêu đâu

Còn ai đi thi mà đéo học lớp lò cô hay người quen cô là cô đì cho đéo ngóc dc lên
 
Đúng rồi, nó là kiến thức phổ thông mà, tạo điều kiện toàn dân học để nắm được cái cơ bản thôi. Còn kiến thức mà kiếm được tiền thì 1 là trường top xịn, ngành xịn học cao hẳn, 2 là phải đi làm thợ sớm, có cần câu cơm rồi thì mở rộng quan hệ, chuyển dần sang kinh doanh làm chủ, hoặc ít nhất là làm thợ lành nghề, chuyên gia...Điểm chung vẫn là phải có bằng cấp gì đấy treo trên người.

Đấy là ngoài này nó thế, nghe bảo ở trỏng chỉ cần năng lực, doanh số là nhận offer luôn ko biết có phải không :shame:
Ở nam là thực lực hơn bằng cấp , ý là anh đưa việc chú / chú phải làm dc 80-100% task . Ngoài này ấy hả , bằng em đã giao anh . Việc em sẽ ntn , em auto làm dc nhưng ai tin khi k có giám sát , ai làm chứng . Nên là tỉ lệ nhảy việc ở ngoài này cao hơn trong đó , phần vì fomo việc , nghe theo bạn bè đồng nghiệp phắn , lương thấp , nhiều job không lương , ...

Trong đó thấy ngta làm gì cũng yêu nghề quý trọng đồng tiền lắm , t thích sống trong đó hơn ngoài này , nếu có đk t chuyển cả 2 bên với gia đình t vào sống
DYRqxCI.png
 
Kinh tế đang khó khăn, thị trường layoff chưa thấy điểm dừng, bằng đại học xong ra trái ngành, sales, grab thì học nghề nó có tương lai hơn hẳn.
mẹ nó, không có bằng đại học thì khi dễ, bằng trái ngành thì nó du di, éo hiểu kiểu gì trái ngành == không học đại học ngành đó mà :censored:
 
Mấy nay tôi phải đi các trường ở miền Tây vùng huyện rừng sông nước ở tỉnh lẻ để vận động tư tưởng cho các cháu c2 ráng lên c3 đây, chứ tỉ lệ drop ngang hơi bị nhiều. Càng về vùng sâu xa thì chuyện đi học càng khó khăn nên đa số c2 xong là đi lấy chồng vợ hoặc kiếm việc làm, cố lắm lên c3 thì cũng khó theo hết c3 nổi để có cái bằng 12 lận lưng.

Dù biết bằng ĐH giờ phổ cập như mua bán chả có giá trị gì mấy nên bằng 12 càng yếu thế nhưng có còn hơn ko, sau học nghề, học tiếp cũng được. Ít ra đi học ko chỉ vì cái bằng mà còn có môi trường giáo dục, giao tiếp ứng xử, cách tư duy, cách nhìn đời trải nghiệm xã hội ít nhiều và quan trọng nhất là quãng thời gian đáng nhớ của đời người dù ngọt hay đắng vẫn là mọt bài học quý cho tương lai.
 
Như vậy, năm nay sẽ có khoảng 13.410 học sinh bỏ thi lớp 10 để lựa chọn phương án du học...
13k em này du học xong, được bao nhiêu em về nước cống hiến. Đề nghị xích cổ lại ngăn chảy máu chất xám, hoặc phải có chế tài ràng buộc! :shame:
 
mẹ nó, không có bằng đại học thì khi dễ, bằng trái ngành thì nó du di, éo hiểu kiểu gì trái ngành == không học đại học ngành đó mà :censored:
Cái bằng đại học chỉ chứng minh 1 việc.
Anh ở 1 địa điểm nhất định, đúng giờ, làm được các nhiệm vụ được giao, làm việc nhóm trong 4 năm ròng để đạt được cái bằng.
Tức là anh đủ khả năng để làm ở 1 địa điểm, đến đúng giờ, làm nhiệm vụ được giao, làm việc nhóm với đồng nghiệp
 
Ngoài bắc đúng trọng bằng cấp hơn thật. Có thằng bạn đi làm từ năm nhất đại học Design, giờ vẫn nợ môn nhưng nó ở tầm mid-senior level rồi, toàn quen tai to + product nước ngoài. Đến khi phỏng vấn vào MB Bank, test project, portfo kinh nghiệm ngon lắm rồi, chuẩn bị chốt thì con HR hỏi em có bằng đại học không thì nó bảo em chưa ra trường. Thế là tạch :big_smile: :big_smile:
Bỏ qua vấn đề kinh tế, thì bằng đại học còn cho biết bạn học ở đâu, cùng với những người trình độ thế nào. Có bằng nghĩa là bạn đủ khả năng tiếp nhận tri thức, giải quyết những vấn đề cần tri thức và đó là 1 quá trình nên cần nghiêm túc có được tri thức.
 
13k em này du học xong, được bao nhiêu em về nước cống hiến. Đề nghị xích cổ lại ngăn chảy máu chất xám, hoặc phải có chế tài ràng buộc! :shame:
Gia đình các cháu đúng vì giữ lại xét từ thực tế là lương thưởng và chất lượng sống có tốt không . Giữ nó lại mà nó hư mình cũng mang tội
 
Back
Top