đánh giá Windows Dev Kit 2023 - quá hời cho 600 usd

hoctrokha

Member
1667281189436.png
Mình mới nhận được con Windows Dev Kit 2023 của Microsoft, theo đánh giá ban đầu thì đây có thể coi là một món hời với mình. Trong bài này mình sẽ giải thích tại sao.

Trước tiên là về geekbench:

Microsoft Corporation Windows Dev Kit 2023 - Geekbench Browser

attachFull5718829


Điểm số như trên thì cũng thuộc dạng xoàng nếu đem so với M1.

Mac mini (Late 2020) - Geekbench Browser



attachFull5718831


Và đây là 1 con Mac book pro core i9 mình đang dùng:

MacBook Pro (16-inch Late 2019) - Geekbench Browser

attachFull5718832

Vậy lời chỗ nào?

Nếu lấy điểm benchmark ra so sánh thì rõ con Windows Dev Kit cùng lắm chỉ ngang con mac i9 2019 là căng.

Rõ là điểm benchmark đâu có ý nghĩa nếu như không chạy trên 1 phần mềm cụ thể nào đó, một workflow nào đó.

Workflow của mình là gì?

Mình là một lập trình viên web, làm việc với microservice, mình sử dụng docker làm môi trường code.
Setup của mình thế này: Docker chạy trên máy chính, sau đó mình dùng dev container của vs code để tạo môi trường làm việc. Mình chạy code và chạy test các kiểu con đà điểu trên đó. Hoàn toàn không cài gì trên hệ điều hành chính cả.

Cho các bạn không biết docker là gì: Các bạn cứ hiểu nó là 1 con máy ảo là ok. Mình k làm việc trên máy thật, mình làm trên con máy ảo.

Vấn đề với Mac

Nói một cách đơn giản, mac không phải linux, mà docker làm việc rất rất mượt trên nền linux.
Thực chất Windows cũng y chang, cả Windows + Mac đều phải có một tầng giả lâp ở giữa giúp chạy docker. Nhưng Windows lại có WSL, thành thử coi như mình chạy song song 2 hệ điều hành cùng 1 lúc.

Cho các bạn không biết WSL là gì: đây là 1 chức năng của Windows cho phép chạy 1 con máy linux song song với con Windows, hiệu suất ngang ngửa với chạy linux không qua ảo hoá.

Mình đã viết 1 bài về WSL ở đây:

Review WSL trên windows sau 6 tháng sử dụng - The best of both world (tinhte.vn)

Sorry các bạn không phải dev nếu khó hiểu quá.

Túm cái váy lại, trước khi mua con Windows Dev Kit này mình đã biết hiệu năng của nó sẽ khá hơn so với con Mac book pro core i9 của mình rồi. Tại vì với workflow của mình, hai con benchmark ngang nhau thì chắc chắn Windows (chính xác hơn là linux) sẽ ăn chặt.

Thử chạy trên workflow thực tế

Mình thử chạy test cho 1 micro service, task này dùng nhiều CPU.

Mặc dù điểm benchmark của Mac book Pro intel i9 cho multi core là 7436, cao hơn 21% so với 5898 của Windows Dev Kit Snapdragon 8cx gen 3, nhưng đây là kết quả đắng lòng:

Windows Dev Kit: 36.615 giây

Mac book Pro: 127.049 giây

Windows Dev Kit hoàn thành task nhanh hơn Mac book Pro 90.434 giây (71.19%)
Nếu có bạn nào hỏi mình có tối ưu docker cho mac chưa thì mình đã làm rồi, có dùng volume để lưu node_modules rồi, không làm vậy thì chắc chạy cả nửa tiếng.
Bên Windows Dev Kit thì mình k cần tối ưu gì cả.

Còn làm gì được nữa nhỉ?

Có một con máy windows on arm chạy 24/24, mình nghĩ ra đủ trò, nào là media server, file server …
Có khi dùng để host BTFS kiếm coin cũng ngon nữa.

Nhưng trên hết, 32Gb ram và 512 Gb bộ nhớ trong là một thứ không sinh ra để làm cảnh. Mình có dự tính có thể dùng con này làm code server, lúc đó mình có thể ôm 1 cái màn hình nhỏ gọn, ra 1 quán cafe ngồi kết nối đến con server này để code.

Chưa kể con này có chip NPU nữa, có khi vọc vạch đc vài trò hay ho.

Nói chung có 1 con máy tiết kiệm điện, nhiều ram mà chạy 24/24 thì nhiều trò để làm lắm.
Mình cũng có dùng qua office, lướt web các kiểu, thấy khá ok (tại hiệu suất ngang con i9 mình đang dùng mà), cũng chả hiểu tại sao mọi người kêu than về snapdragon đến vậy (mình đoán là do các bác k dùng app tối ưu cho chip arm nên mới vậy).
Cũng có thể do con này tản nhiệt tốt hơn.
Mấy con này mua về cho các bô lão hoặc cho các cháu nhỏ dùng thì phải gọi là đỉnh của chóp.

Kết luận

Nhìn chung, kết quả benchmark này chỉ có giá trị với một phần rất rất nhỏ người dùng, phần lớn là lập trình viên. Thậm chí kết quả benchmark chỉ phù hợp với những lập trình viên lập trình trên docker thôi.
Tuy nhiên, việc đây là một sản phẩm ngon, bổ, rẻ (nếu như bạn biết bạn đang mua cái gì) là điều khó có thể chối cãi. Ngoài lập trình viên ra thì cũng khá phù hợp với người già và trẻ em.

Tuy nhiên, các bạn nên tỉnh táo và phải hiểu workflow của bạn có phù hợp với thiết bị này hay không.

Các bạn đừng kêu mình review phototoshop hay các phần mềm j khác nhé, mình k có license.

Cảm ơn đã đọc.
 
View attachment 1473502Mình mới nhận được con Windows Dev Kit 2023 của Microsoft, theo đánh giá ban đầu thì đây có thể coi là một món hời với mình. Trong bài này mình sẽ giải thích tại sao.

Trước tiên là về geekbench:

Microsoft Corporation Windows Dev Kit 2023 - Geekbench Browser

attachFull5718829


Điểm số như trên thì cũng thuộc dạng xoàng nếu đem so với M1.

Mac mini (Late 2020) - Geekbench Browser



attachFull5718831


Và đây là 1 con Mac book pro core i9 mình đang dùng:

MacBook Pro (16-inch Late 2019) - Geekbench Browser

attachFull5718832

Vậy lời chỗ nào?

Nếu lấy điểm benchmark ra so sánh thì rõ con Windows Dev Kit cùng lắm chỉ ngang con mac i9 2019 là căng.

Rõ là điểm benchmark đâu có ý nghĩa nếu như không chạy trên 1 phần mềm cụ thể nào đó, một workflow nào đó.

Workflow của mình là gì?

Mình là một lập trình viên web, làm việc với microservice, mình sử dụng docker làm môi trường code.
Setup của mình thế này: Docker chạy trên máy chính, sau đó mình dùng dev container của vs code để tạo môi trường làm việc. Mình chạy code và chạy test các kiểu con đà điểu trên đó. Hoàn toàn không cài gì trên hệ điều hành chính cả.

Cho các bạn không biết docker là gì: Các bạn cứ hiểu nó là 1 con máy ảo là ok. Mình k làm việc trên máy thật, mình làm trên con máy ảo.

Vấn đề với Mac

Nói một cách đơn giản, mac không phải linux, mà docker làm việc rất rất mượt trên nền linux.
Thực chất Windows cũng y chang, cả Windows + Mac đều phải có một tầng giả lâp ở giữa giúp chạy docker. Nhưng Windows lại có WSL, thành thử coi như mình chạy song song 2 hệ điều hành cùng 1 lúc.

Cho các bạn không biết WSL là gì: đây là 1 chức năng của Windows cho phép chạy 1 con máy linux song song với con Windows, hiệu suất ngang ngửa với chạy linux không qua ảo hoá.

Mình đã viết 1 bài về WSL ở đây:

Review WSL trên windows sau 6 tháng sử dụng - The best of both world (tinhte.vn)

Sorry các bạn không phải dev nếu khó hiểu quá.

Túm cái váy lại, trước khi mua con Windows Dev Kit này mình đã biết hiệu năng của nó sẽ khá hơn so với con Mac book pro core i9 của mình rồi. Tại vì với workflow của mình, hai con benchmark ngang nhau thì chắc chắn Windows (chính xác hơn là linux) sẽ ăn chặt.

Thử chạy trên workflow thực tế

Mình thử chạy test cho 1 micro service, task này dùng nhiều CPU.

Mặc dù điểm benchmark của Mac book Pro intel i9 cho multi core là 7436, cao hơn 21% so với 5898 của Windows Dev Kit Snapdragon 8cx gen 3, nhưng đây là kết quả đắng lòng:

Windows Dev Kit: 36.615 giây

Mac book Pro: 127.049 giây

Windows Dev Kit hoàn thành task nhanh hơn Mac book Pro 90.434 giây (71.19%)
Nếu có bạn nào hỏi mình có tối ưu docker cho mac chưa thì mình đã làm rồi, có dùng volume để lưu node_modules rồi, không làm vậy thì chắc chạy cả nửa tiếng.
Bên Windows Dev Kit thì mình k cần tối ưu gì cả.

Còn làm gì được nữa nhỉ?

Có một con máy windows on arm chạy 24/24, mình nghĩ ra đủ trò, nào là media server, file server …
Có khi dùng để host BTFS kiếm coin cũng ngon nữa.

Nhưng trên hết, 32Gb ram và 512 Gb bộ nhớ trong là một thứ không sinh ra để làm cảnh. Mình có dự tính có thể dùng con này làm code server, lúc đó mình có thể ôm 1 cái màn hình nhỏ gọn, ra 1 quán cafe ngồi kết nối đến con server này để code.

Chưa kể con này có chip NPU nữa, có khi vọc vạch đc vài trò hay ho.

Nói chung có 1 con máy tiết kiệm điện, nhiều ram mà chạy 24/24 thì nhiều trò để làm lắm.
Mình cũng có dùng qua office, lướt web các kiểu, thấy khá ok (tại hiệu suất ngang con i9 mình đang dùng mà), cũng chả hiểu tại sao mọi người kêu than về snapdragon đến vậy (mình đoán là do các bác k dùng app tối ưu cho chip arm nên mới vậy).
Cũng có thể do con này tản nhiệt tốt hơn.
Mấy con này mua về cho các bô lão hoặc cho các cháu nhỏ dùng thì phải gọi là đỉnh của chóp.

Kết luận

Nhìn chung, kết quả benchmark này chỉ có giá trị với một phần rất rất nhỏ người dùng, phần lớn là lập trình viên. Thậm chí kết quả benchmark chỉ phù hợp với những lập trình viên lập trình trên docker thôi.
Tuy nhiên, việc đây là một sản phẩm ngon, bổ, rẻ (nếu như bạn biết bạn đang mua cái gì) là điều khó có thể chối cãi. Ngoài lập trình viên ra thì cũng khá phù hợp với người già và trẻ em.

Tuy nhiên, các bạn nên tỉnh táo và phải hiểu workflow của bạn có phù hợp với thiết bị này hay không.

Các bạn đừng kêu mình review phototoshop hay các phần mềm j khác nhé, mình k có license.

Cảm ơn đã đọc.
cài linux được k fence?
 
Wsl hạn chế nhiều quá, sync file các kiểu thấy mệt. à đó là chuyện mấy năm trước, k biết giờ sao r
Xác định làm trên wsl thì chỉ dùng windows làm giao diện + lưu file cá nhân thôi bạn.
Code lưu bên WSL hết, đối xử với WSL như 1 con linux tách biệt là đc.
 
600 là quá ngon rồi. Cơ mà đúng nó là dev kit. Còn người già trẻ em 600 có thể múc 1 con laptop hoặc mini m1 cũng ko tồi
Làm sao có đc mức độ hoàn thiện thế này bạn.
Chỉ có điều 32gb ram là hơi quá với ng già và trẻ em.
Nếu sợ phí thì có thể bật 24/24 làm media server/ chỗ lưu file cho security camera các kiểu ...
khi nào các cụ dùng thì bật màn hình lên là dùng thôi.
 
^ ... và review thêm phần power consumtion, full load thì con chip tốn bao nhiêu watt, có chia luôn E core và P core luôn thì càng tốt ạ
 
Hóng chủ thớt cài linux
Linux bare metal thì còn lâu, hiện tại chỉ có thể thẩm trong WSL. Muốn dùng OS opensource khác thì hiện có OpenBSD https://blog.alexellis.io/linux-on-microsoft-dev-kit-2023/
^ ... và review thêm phần power consumtion, full load thì con chip tốn bao nhiêu watt, có chia luôn E core và P core luôn thì càng tốt ạ
Vì là devkit nên các thông số không tối ưu đâu vì mục đích chính dành cho dev. Expect max load ~ 90W consumption. Về kiến trúc thì là cơ bản thôi: Qualcomm 8cx gen chia làm 4 big (P - theo cách gọi của intel) và 4 little (E - intel)
 
Linux bare metal thì còn lâu, hiện tại chỉ có thể thẩm trong WSL. Muốn dùng OS opensource khác thì hiện có OpenBSD https://blog.alexellis.io/linux-on-microsoft-dev-kit-2023/

Vì là devkit nên các thông số không tối ưu đâu vì mục đích chính dành cho dev. Expect max load ~ 90W consumption. Về kiến trúc thì là cơ bản thôi: Qualcomm 8cx gen chia làm 4 big (P - theo cách gọi của intel) và 4 little (E - intel)
Mua con này về cắm làm j mà lên tới 90W lận bạn?
Sạc hay j?
 
Mua vê lam mấy tinh ban dc ko các bác
Vậy mua mấy con máy mini về dùng cho sướng, ưu điểm của con này là arm tiết kiệm điện để làm server thôi.

Máy mini thì muốn cài linux hay gì cũng được. Cá nhân tôi workflow chỉ thích dùng tiling window manager nên WSL có ngon thế nào tôi cũng không dùng.
 
Vậy mua mấy con máy mini về dùng cho sướng, ưu điểm của con này là arm tiết kiệm điện để làm server thôi.

Máy mini thì muốn cài linux hay gì cũng được. Cá nhân tôi workflow chỉ thích dùng tiling window manager nên WSL có ngon thế nào tôi cũng không dùng.
Nó là dev kit, ưu điểm là bán cho dev để phát triển cái máy đấy, còn consumer thì phải đợi đến lúc laptop, tablet ra mới được hưởng lợi về cái chỗ tiết kiệm điện và kết nối 5G (ưu điểm của ARM)
 
Back
Top