kiến thức Cẩm nang về việc thành lập, vận hành doanh nghiệp, hỗ trợ startup về các vấn đề kế toán, thuế, tài chính, quản trị

Bài viết bổ ích quá bác ơi

Em đang có ý định thành lập 1 công ty TNHH về dịch vụ Logistics, giao nhận vận chuyển (Công ty chỉ làm thương mại, thuê xe của đơn vị khác, rồi cung cấp cho chủ hàng; không mua/đầu tư xe) Giả sử công ty có khoảng 1-3 thành viên

1. Các chi phí trung bình 1 tháng sẽ rơi vào khoảng bao nhiêu tiền a: kiểu như thuế, bảo hiểm...(Hoặc có thể là tương ứng với bao nhiêu % trong lợi nhuận của mình a. Do là thương mại mà, đi thuê lại xe, thuê tàu, mua cước của đơn vị khác rồi bán là ra lợi nhuận chuyến hàng. Nên tính chi phí ăn vào bao nhiêu % trong lợi nhuận trên cho dễ hình dung)
Mỗi năm thì các chi phí hành chính để nuôi 1 doanh nghiệp quy mô nhỏ 1-3 người như vậy là khoảng bao nhiêu a
Cứ giả sử doanh thu trung bình 1 năm là 1 tỷ cho dễ a
2. Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực vận tải thì người đại diện (người đại diện không lái xe, chạy xe) có cần phải có bằng cấp về vận tải không a? (bởi vì em có bằng kinh tế thôi a) Nếu yêu cầu bằng về vận tải thì mình phải nhờ người khác đứng tên hay có phương án như nào không a?
Và doanh nghiệp có cần đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải không a? Doanh nghiệp em không có xe, chỉ làm thương mại thôi a
3. Trong trường hợp nhờ người khác đứng tên (không phải mỗi lý do bằng cấp ở trên mà còn nhiều lý do khác), sau này mình muốn tự đứng tên lại có được không a? Và thủ tục có đơn giản không a? Chi phí hết khoảng bao nhiêu a?
4. Công ty em hoạt động chính lĩnh vực logistics, giao nhận vận chuyển. Nhưng em có được đăng ký thêm các ngành nghề khác không bác. Do hoạt động trong ngành này tiếp xúc với nhiều chủ hàng. Nếu kiếm được lô hàng nào tốt có thể mua đi bán lại lấy lời ấy a. Đăng ký nhiều ngành nghề thì có dễ được duyệt ko a. Và chi phí có cao hơn. Hay có sợ bị kiểm tra gắt gao hơn ko b?
5. Em đọc mấy bài nói là thành lập doanh nghiệp thì dễ và ít chi phí nhưng giải thể thì khó và tốn nhiều tiền hả b? Vậy giải thể Công ty TNHH như trên thì hết chi phí khoảng bao nhiêu a
6. Giả sử công ty TNHH có hai thành viên trở lên là A (góp vốn nhiều nhất) và B (góp vốn ít hơn). Không may B qua đời thì nó sẽ ảnh hưởng gì đến công ty a. Số vốn góp của B tại công ty như thế nào nếu không có di chúc. Trong trường hợp A và B có quan hệ huyết thống, hoặc không có quan hệ huyết thống thì ảnh hưởng có giống như nhau không a?

Mình có tự thành lập doanh nghiệp online mà không cần phải chạy đi chạy lại nhiều không bác
Hay nên đăng ký qua các công ty dịch vụ, luật
Em thấy ở đây hình như có đăng ký online được. Nhưng không rõ có được duyệt, hoặc lâu hay khó khăn hơn khi mình làm thông qua các công ty dịch vụ, luật không a
https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/auth/Public/LogOn.aspx?ReturnUrl=/online/default.aspx
1. Vấn đề kinh doanh em k rõ ạ
2. Nếu doanh nghiệp bạn là bên trung gian giữa người giao hàng và nhận hàng thì không cần giấy phép kinh doanh vận tải, người đại diện theo pháp luật/ người đứng đầu doanh nghiệp không cần phải có giấy phép lái xe
3. Nếu bạn nhờ người khác đứng tên (có 02 trường hợp: giám đốc hoặc người đại diện theo pháp luật, hoặc là đứng tên cả 2) thì sau này làm thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, hồ sơ đơn giản thôi, gửi lên phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư. Hình như hết có mấy trăm nghìn á. Mình nghỉ 1 thời gian rồi nên k nhớ rõ
4. Bạn được đăng ký không giới hạn ngành nghề kinh doanh (trừ ngành nghề pháp luật cấm, danh sách ngành nghề kinh doanh ở quyết định 27 thì phải)
a. Đăng ký bao nhiêu ngành nghề kinh doanh thì vẫn tính chung 1 số tiền. Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khi đăng ký bạn phải tìm điều kiện của nó trong các luật chuyên ngành để bổ sung vào, nếu k có điều kiện đó thì sở k duyệt hồ sơ cho đâu (ngành nghề kinh doanh có điều kiện xem trong Luật đầu tư)
5. Thành lập thì dễ thật :v chỉ cần làm hồ sơ đăng ký, mở số tài khoản ngân hàng để nộp vốn điều lệ, giao dịch sau này, nộp thuế môn bài,...mình thấy giải thể cũng dễ á, chỉ cần nộp hết thuế là được. Trước mình làm cho công ty nọ k nộp thuế đủ chạy đi chạy lại muốn xỉu
6. B mà qua đời thì phần tài sản góp vốn đó sau khi trừ đi các khoản nợ nghĩa vụ ở doanh nghiệp thì sẽ tính vào tài sản để chia cho người thân theo Luật dân sự về thừa kế.
Đăng ký doanh nghiệp online trên cổng đăng ký kinh doanh được nhé bác. Sau khi bác nộp hồ sơ thì 03 ngày sau sẽ trả kết quả cho bạn (không tính T7, CN). Cái khó nhất đó là chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp, điều kiện cho ngành nghề kinh doanh, đóng các loại thuế ban đầu, đăng ký con dấu, mở tài khoản ngân hàng,...thì mình nghĩ là nếu bạn k thông thạo thì thuê cho lẹ :v giờ mình thấy thuê cũng rẻ lắm á
Theo hiểu biết và kinh nghiệm đã làm (nhưng đã nghỉ :v) thì là như vậy.
 
Bài viết bổ ích quá bác ơi

Em đang có ý định thành lập 1 công ty TNHH về dịch vụ Logistics, giao nhận vận chuyển (Công ty chỉ làm thương mại, thuê xe của đơn vị khác, rồi cung cấp cho chủ hàng; không mua/đầu tư xe) Giả sử công ty có khoảng 1-3 thành viên

1. Các chi phí trung bình 1 tháng sẽ rơi vào khoảng bao nhiêu tiền a: kiểu như thuế, bảo hiểm...(Hoặc có thể là tương ứng với bao nhiêu % trong lợi nhuận của mình a. Do là thương mại mà, đi thuê lại xe, thuê tàu, mua cước của đơn vị khác rồi bán là ra lợi nhuận chuyến hàng. Nên tính chi phí ăn vào bao nhiêu % trong lợi nhuận trên cho dễ hình dung)
Mỗi năm thì các chi phí hành chính để nuôi 1 doanh nghiệp quy mô nhỏ 1-3 người như vậy là khoảng bao nhiêu a
Cứ giả sử doanh thu trung bình 1 năm là 1 tỷ cho dễ a
2. Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực vận tải thì người đại diện (người đại diện không lái xe, chạy xe) có cần phải có bằng cấp về vận tải không a? (bởi vì em có bằng kinh tế thôi a) Nếu yêu cầu bằng về vận tải thì mình phải nhờ người khác đứng tên hay có phương án như nào không a?
Và doanh nghiệp có cần đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải không a? Doanh nghiệp em không có xe, chỉ làm thương mại thôi a
3. Trong trường hợp nhờ người khác đứng tên (không phải mỗi lý do bằng cấp ở trên mà còn nhiều lý do khác), sau này mình muốn tự đứng tên lại có được không a? Và thủ tục có đơn giản không a? Chi phí hết khoảng bao nhiêu a?
4. Công ty em hoạt động chính lĩnh vực logistics, giao nhận vận chuyển. Nhưng em có được đăng ký thêm các ngành nghề khác không bác. Do hoạt động trong ngành này tiếp xúc với nhiều chủ hàng. Nếu kiếm được lô hàng nào tốt có thể mua đi bán lại lấy lời ấy a. Đăng ký nhiều ngành nghề thì có dễ được duyệt ko a. Và chi phí có cao hơn. Hay có sợ bị kiểm tra gắt gao hơn ko b?
5. Em đọc mấy bài nói là thành lập doanh nghiệp thì dễ và ít chi phí nhưng giải thể thì khó và tốn nhiều tiền hả b? Vậy giải thể Công ty TNHH như trên thì hết chi phí khoảng bao nhiêu a
6. Giả sử công ty TNHH có hai thành viên trở lên là A (góp vốn nhiều nhất) và B (góp vốn ít hơn). Không may B qua đời thì nó sẽ ảnh hưởng gì đến công ty a. Số vốn góp của B tại công ty như thế nào nếu không có di chúc. Trong trường hợp A và B có quan hệ huyết thống, hoặc không có quan hệ huyết thống thì ảnh hưởng có giống như nhau không a?

Mình có tự thành lập doanh nghiệp online mà không cần phải chạy đi chạy lại nhiều không bác
Hay nên đăng ký qua các công ty dịch vụ, luật
Em thấy ở đây hình như có đăng ký online được. Nhưng không rõ có được duyệt, hoặc lâu hay khó khăn hơn khi mình làm thông qua các công ty dịch vụ, luật không a
https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/auth/Public/LogOn.aspx?ReturnUrl=/online/default.aspx
1. Với mô hình kinh doanh của bạn thì chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất sẽ là giá vốn. Các chi phí quản lý còn lại thì tùy từng doanh nghiệp, không có mức cụ thể. Nhưng về cơ bản thì các chi phí quản lý thường sẽ có xu hướng cố định, nên doanh thu càng cao thì tỷ lệ % trên doanh thu càng thấp và ngược lại.

2. Theo mình tìm hiểu thì hoạt động cho thuê xe không phải là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Tức là bạn thuê xe về, sau đó cho thuê lại xe, còn xe đó khách hàng dùng để chở hàng hay làm gì thì là do khách. Còn hoạt động vận tải theo mình tìm hiểu là hoạt động kinh doanh có điều kiện, tức là phải xin giấy phép con tại Sở giao thông vận tải.

Việc hoạt động của bạn được coi như hoạt động cho thuê hay hoạt động vận tải phụ thuộc vào hóa đơn mà bạn xuất cho khách hàng. Ví dụ bạn xuất hóa đơn cho thuê xe thì không sao. Còn nếu bạn xuất hóa đơn vận chuyển mà bạn chưa có giấy phép vận tải thì tức là bạn đang làm sai.

Về mặt pháp lý thì họ không quan tâm đầu vào của bạn như thế nào. Tức là bạn có thể tự tổ chức đội xe riêng, thuê nhân viên lái xe riêng, hoặc bạn có thể thuê lại từ các đơn vị khác. Tuy nhiên, nếu đầu ra của bạn là dịch vụ vận chuyển thì bạn cần đáp ứng được điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải.

Về điều kiện để được cấp giấy phép con thì bạn cần tự tìm hiểu nhé, vì mỗi ngành có một quy định khác nhau nên mình cũng không có đủ hiểu biết để tư vấn cho bạn được.

3. Thủ tục thay đổi rất đơn giản nhé, chi phí bạn không cần phải lo đâu, chẳng hết bao nhiêu cả

4. Bạn có thể đăng ký nhiều ngành nghề nhé, không có vấn đề gì cả. Cũng không bị kiểm soát chặt hơn hay gì đâu

5. Giải thể doanh nghiệp thì mệt hơn thành lập, nhưng vẫn làm được bình thường thôi. Quan trọng nhất là lúc hoạt động sổ sách kế toán, báo cáo thuế chuẩn chỉnh, thuế nộp đầy đủ là được.

6. Cái này bạn tìm hiểu trong luật doanh nghiệp nhé. Thường nếu B mất thì vốn góp sẽ được thừa kế sang người thân của B (vợ, con).

7. Về mặt thủ tục thì bạn có thể thuê các công ty dịch vụ họ làm cho gọn. Họ sẽ thu của bạn khoảng 1,5 triệu cho các chi phí, nhưng thực tế phần phí mà họ được hưởng chỉ khoảng 250-300k thôi, còn lại là các lệ phí phải nộp nhà nước, phí khắc dấu, ...

Nếu bạn tự làm sẽ tiết kiệm được khoảng 300-400k, nhưng doanh nghiệp chỉ đăng ký thành lập một lần thôi nên mình hay thuê dịch vụ làm cho nhanh chứ cũng không tự làm bao giờ.
 
Bác cho e hỏi khi qltt vào kiểm tra thì dc kiểm tra những gì ạ, nếu hàng hóa có hóa đơn nhưng ko dán nhãn của cty nhập khẩu trên sản phẩm thì có hợp lệ ko, vì nếu khách thấy nhãn dán của cty nhập khẩu thì khách sẽ tới thẳng nơi đó để mua
Trong quá trình kiểm tra nếu xuất trình hóa đơn 2-3 năm trước thì có hợp lệ ko bác, trước e có trình hóa đơn 3 năm trước cho qltt để chứng minh xuất xứ mà bên qltt ko chấp nhận
Theo mình tìm hiểu thì quản lý thị trường có chức năng kiểm tra các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Như vậy, có thể hiểu là bạn sẽ cần chứng minh được hàng hóa mình kinh doanh được nhập chính ngạch, không phải là hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, ... Để chứng minh được vấn đề này thì cần dựa vào hóa đơn, chứng từ nhập khẩu.

Về mặt quy định kiểm tra thì bạn cần cung cấp được chứng từ chứng minh nguồn gốc của lô hàng hiện tại. Không có quy định cụ thể nào liên quan tới thời hạn của chứng từ cả, nhưng phải phù hợp với thực tế. Ví dụ hàng bạn nhập từ 3 năm trước, trong 3 năm đó bạn vẫn chưa bán được thì lúc này chứng từ bạn đưa ra sẽ là phù hợp. Nhưng nếu hàng bạn bán liên tục, mà lại đưa ra hóa đơn từ 3 năm trước thì lúc này đương nhiên sẽ không có giá trị.

Còn việc làm sao chứng minh là hàng bán được hay không, thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng, số lô, hóa đơn xuất bán, ...

Về việc nhãn dán thì cần thể hiện được tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài -> nên bắt buộc trên sản phẩm của bạn phải thể hiện được thông tin này nhé. Nhưng đây là thông tin của nhà cung cấp tại nước ngoài, cái này bạn đang lo khách họ chuyển sang nhập khẩu trực tiếp hay sao nhỉ?

Vì thường nhập khẩu trực tiếp thì phải nhập với số lượng lớn mới có giá tốt. Còn không thì mua qua các đơn vị phân phối tại Việt Nam sẽ có giá tốt hơn, nên mình thấy đa phần các doanh nghiệp nhỏ họ vẫn mua qua nhà phân phối thay vì nhập khẩu trực tiếp.
 
Theo mình tìm hiểu thì quản lý thị trường có chức năng kiểm tra các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Như vậy, có thể hiểu là bạn sẽ cần chứng minh được hàng hóa mình kinh doanh được nhập chính ngạch, không phải là hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, ... Để chứng minh được vấn đề này thì cần dựa vào hóa đơn, chứng từ nhập khẩu.

Về mặt quy định kiểm tra thì bạn cần cung cấp được chứng từ chứng minh nguồn gốc của lô hàng hiện tại. Không có quy định cụ thể nào liên quan tới thời hạn của chứng từ cả, nhưng phải phù hợp với thực tế. Ví dụ hàng bạn nhập từ 3 năm trước, trong 3 năm đó bạn vẫn chưa bán được thì lúc này chứng từ bạn đưa ra sẽ là phù hợp. Nhưng nếu hàng bạn bán liên tục, mà lại đưa ra hóa đơn từ 3 năm trước thì lúc này đương nhiên sẽ không có giá trị.

Còn việc làm sao chứng minh là hàng bán được hay không, thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng, số lô, hóa đơn xuất bán, ...

Về việc nhãn dán thì cần thể hiện được tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài -> nên bắt buộc trên sản phẩm của bạn phải thể hiện được thông tin này nhé. Nhưng đây là thông tin của nhà cung cấp tại nước ngoài, cái này bạn đang lo khách họ chuyển sang nhập khẩu trực tiếp hay sao nhỉ?

Vì thường nhập khẩu trực tiếp thì phải nhập với số lượng lớn mới có giá tốt. Còn không thì mua qua các đơn vị phân phối tại Việt Nam sẽ có giá tốt hơn, nên mình thấy đa phần các doanh nghiệp nhỏ họ vẫn mua qua nhà phân phối thay vì nhập khẩu trực tiếp.
Hàng hóa của e đa số chỉ in tên thương hiệu, chứ ko có in tên cty và địa chỉ của nhà sản xuất ở nước ngoài. Cái e lo là nếu dán nhãn vào sản phẩm nếu để tên cty và địa chỉ nhà nhập khẩu ở VN thì ko dc, khách thấy nhãn như thế sẽ tới cty nhập khẩu ở VN mua luôn
 
Hàng hóa của e đa số chỉ in tên thương hiệu, chứ ko có in tên cty và địa chỉ của nhà sản xuất ở nước ngoài. Cái e lo là nếu dán nhãn vào sản phẩm nếu để tên cty và địa chỉ nhà nhập khẩu ở VN thì ko dc, khách thấy nhãn như thế sẽ tới cty nhập khẩu ở VN mua luôn
Luật chỉ yêu cầu dán nhãn thông tin nhà sản xuất (hoặc nhà phân phối) sản phẩm ở nước ngoài thôi bạn nhé. Còn không có quy định nào yêu cầu dán nhãn thông tin nhà phân phối tại Việt Nam cả nên bạn không cần phải thể hiện thông tin này lên sản phẩm nha.
 
Luật chỉ yêu cầu dán nhãn thông tin nhà sản xuất (hoặc nhà phân phối) sản phẩm ở nước ngoài thôi bạn nhé. Còn không có quy định nào yêu cầu dán nhãn thông tin nhà phân phối tại Việt Nam cả nên bạn không cần phải thể hiện thông tin này lên sản phẩm nha.
Nếu e in đại tên cty ở nước ngoài rồi dán lên hàng hóa thì có hợp lệ ko bác, tại hàng e mua từ cty ở VN mà e lại ko biết nó nhập từ cty nào ở nước ngoài. Mà lỗi nhãn dán này nếu ko hợp lệ thì có bị tịch thu hàng ko, nếu ko tịch thu thì khung phạt tiền là bao nhiêu
 
Bác cho e hỏi khi qltt vào kiểm tra thì dc kiểm tra những gì ạ, nếu hàng hóa có hóa đơn nhưng ko dán nhãn của cty nhập khẩu trên sản phẩm thì có hợp lệ ko, vì nếu khách thấy nhãn dán của cty nhập khẩu thì khách sẽ tới thẳng nơi đó để mua
Trong quá trình kiểm tra nếu xuất trình hóa đơn 2-3 năm trước thì có hợp lệ ko bác, trước e có trình hóa đơn 3 năm trước cho qltt để chứng minh xuất xứ mà bên qltt ko chấp nhận
Hôm trước ngồi họp với phòng xuất nhập khẩu nghe lỏm được là hàng hoá nhập khẩu ngoài hoá đơn thì phải có nhãn phụ thể hiện bằng tiếng Việt ấy. Bạn có thể đặt trực tiếp bao bì với bên xuất khẩu để họ làm trục in (càng ít mặt hàng càng tiết kiệm) còn k thì bạn phải dán nhãn phụ bằng tiếng Việt lên sản phẩm, mà nhãn phụ thì có thể đặt luôn bên xuất khẩu hoặc mình về tự dánh. Các nội dung phải thể hiện trên nhãn phụ thì bạn xem từ Điều 10 đến Điều 19ở Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Không có nhãn phụ là bị bem đấy ạ.
Mình chỉ nghe được nhiêu đó thôi cringe cringe
 
Bác cho e hỏi khi qltt vào kiểm tra thì dc kiểm tra những gì ạ :unsure:
trog qua trinh kiiem tra neu xuat trinh hoa don 2-3 nam truoc thi co hop le ko ban!.trước e có trình hóa đơn 3 năm trước cho qltt để chứg minh xuuất xứ mà bên qltt không chấp nhận :sexy_girl::sexy_girl:
 
@longnguyen.aiec @Ta_Thin 2 thím cho em hỏi về loại hình TNHH 1 thành viên và 2 thành viên với a
Em đọc được thì lương trả cho GĐ cty 1 thành viên không phải chịu 5% thuế TNCN từ hoạt động góp vốn, còn cty 2 thành viên sẽ phải chịu 5%x lợi nhuận được chia

Vậy lợi nhuận trong khoảng bao nhiêu và tiền lương trả cho thành viên góp vốn trong khoảng bao nhiêu thì chọn loại hình 1 thành viên hay 2 thành viên sẽ hợp lý hơn a?
Các bước chuẩn bị ban đầu khi thành lập doanh nghiệp - Phần 1

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Có hai loại hình công ty phổ biến nhất là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhìn chung thì trong quá trình hoạt động kinh doanh thì hai công ty này không có khác biệt gì cả, không loại hình nào tốt hơn loại hình nào. Khác biệt giữa hai loại hình doanh nghiệp này chỉ nằm ở việc góp vốn và chuyển nhượng vốn góp.

Việc góp vốn thành lập hai loại hình doanh nghiệp này có thể được tóm tắt như sau:

View attachment 1732381

Như vậy, có thể thấy là để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ cần tối thiểu 1 người góp vốn, còn công ty cổ phần thì cần tối thiểu 3 người. Trừ khi các bác có ý định huy động vốn cổ phần từ các nhà đầu tư bên ngoài thì em nghĩ chỉ cần thành lập công ty theo mô hình trách nhiệm hữu hạn là đủ.

Công ty TNHH có một thành viên góp vốn được gọi là công ty TNHH một thành viên, còn công ty TNHH có từ hai đến 50 thành viên góp vốn được gọi là công ty TNHH hai thành viên trở lên. Công ty TNHH một thành viên thì tất cả các quyết định về kinh doanh chỉ cần một người quyết là được. Còn nếu có từ hai thành viên trở lên thì sẽ cần phải họp hội đồng thành viên, sau đó biểu quyết thông qua các quyết định.

Về mặt pháp luật thuế thì có một số khác biệt như sau:

View attachment 1732416

Đối với công ty TNHH Một thành viên do một cá nhân góp vốn, khi chi trả lương cho giám đốc (thông thường cũng là chủ sở hữu công ty) thì thuế họ không coi đây là một giao dịch trả tiền lương mà họ coi như đây là một giao dịch chi trả cổ tức. Ảnh hưởng tới thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp được trình bày như ở trên (chúng ta sẽ tìm hiểu về các sắc thuế này sau).

Nói một cách ngắn gọn thì khi thành lập công ty TNHH Một thành viên thì trong một số trường hợp sẽ bị thiệt thòi về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân phải nộp so với khi thành lập công ty TNHH Hai thành viên trở lên.

Trong trường hợp có nhiều người tham gia cùng góp vốn thì đơn giản rồi. Nhưng nếu chỉ có một mình các bác góp vốn thành lập công ty thì lời khuyên của em là các bác vẫn nên đăng ký thêm một người (bố, mẹ hoặc vợ đều được, nói chung là những người thân mà mình có thể tin tưởng được) nữa góp vốn (về mặt hồ sơ đăng ký với nhà nước thôi) để được hưởng lợi thế hơn về thuế. Cái này thì tùy các bác, nếu không quá quan tâm tới tiền thuế phải nộp thêm thì có thể đăng ký công ty TNHH Một thành viên cũng được, không sao cả.
 
Hello các bác, em nhận mở tài khoản cho doanh nghiệp free số đẹp, giao dịch miễn phí chuyển tiền 100% và còn được hoàn tiền. Đặc biệt tk mới mở đc tặng tiền vào tk nhé :v. Điều kiện: là doanh nghiệp thành lập tại VN, hết :v sdt em 0926176666 bác nào cần thì mình kết nối nha

via theNEXTvoz for iPhone
 
Góp ý với các bác sắp mở doanh nghiệp, từ thằng cu em 2k cũng đi từ DN gia đình, kế toán dịch vụ đến kiểm toán:
  • Các bác để ý quả sổ sách chứng từ kế toán đầy đủ vào. Đừng nghĩ doanh nghiệp bé thì không cần, cuối năm vứt hết sang cho bên kế toán dịch vụ làm. Không thừa đâu.
  • Các việc xây dựng quy chuẩn quản trị rất quan trọng luôn, kể cả DN bé, DN to càng quan trọng. Các bác cần xây dựng quy chuẩn, định mức giá thành chi phí phù hợp mới quản trị DN hiệu quả được. Em từng chứng kiến quả DN rất nhiều vốn nhưng vỡ mồm vì quả này :D
 
Bài viết bổ ích quá bác ơi

Mình đang có ý định thành lập 1 công ty TNHH về dịch vụ CNTT, kiểu làm sản phẩm dịch vụ rồi bán cho khách hàng kiểu B2C, có thể nhận làm outsource cho các doanh nghiệp khác (thường là của bạn bè) nhưng ít thôi. Dự định thành lập có 2 thành viên, nhưng mình làm là chủ yếu. Mình muốn hỏi thêm về:

1. Vì mở công ty làm kiểu startup nên vốn cũng chưa dư dả nên cả 2 thành viên này đều dự định không nhận lương trong thời gian đầu thì có được không? Nếu được, mình có gặp bất lợi gì về thuế má sau này không bạn? Và như thế hàng tháng mình có phải kê khai thuế hay bảo hiểm gì không?
2. Mình làm dịch vụ CNTT lại toàn mua dịch vụ của bên thứ 3 nhưng của nước ngoài (của Google, các dịch vụ cloud hoặc serverless, database...) có phải trả phí hàng tháng hoặc hàng năm. Những thông tin như này thì mình khai báo chi phí như thế nào? Có phải quy đổi về VND không hay cứ để USD như vậy? Thêm nữa, vì đa phần các chi phí này không có VAT nên các chi phí này không dùng để chiết khấu VAT mà chỉ chiết khấu để tính thuế doanh nghiệp thôi phải không bạn?
3. Vì ngành nghề kinh doanh là CNTT nên công ty mình được miễn thuế doanh nghiệp đúng không bạn? Mặc định là thế hay lại phải cửa sau với bên thuế hả bạn? Và có cần kê khai thuế không bạn? Trong TH lỗ (chắc chắn lỗ thời gian đầu phát triển + chi phí marketing) thì cũng cần kê khai luôn hả bạn?
4. Với tình hình như trên, cộng với dự tính khoảng 6 tháng chưa có người dùng trả phí, thì hàng tháng chi phí khoảng bao nhiêu vậy bác? Coi như bỏ qua các chi phí khác.
5. Mình có cái thắc mắc về thuê văn phòng ảo làm địa điểm kinh doanh. Các bên đều bảo gửi MST cty để làm hợp đồng, mà lúc đó mình chưa đăng ký doanh nghiệp nên chưa có MST thì thuê kiểu gì nhỉ? Trong lúc đkkd online có mục nhập địa chỉ là required luôn. Có bác nào có quen biết vụ văn phòng ảo này có thể giải thích được không?
6. Lúc mình có khách hàng rồi, nhưng đa phần KH sẽ thanh toán online qua chuyển khoản, hoặc dịch vụ bên thứ 3. Lúc này hoạch toán doanh thu kiểu gì khi không có hoá đơn vậy bạn? Hay cứ in giao dịch trong internet banking ra thành chứng từ thôi.

Cám ơn bác! Lần đầu làm còn nhiều bỡ ngỡ, mong bác giải đáp.
 
Back
Top