kiến thức Cẩm nang về việc thành lập, vận hành doanh nghiệp, hỗ trợ startup về các vấn đề kế toán, thuế, tài chính, quản trị

b cho e hỏi khi qltt vào kiem tra dc kiểm tra những gì ạ
trog qua trinh kiiem tra neu xuat trinh hoa don 2-3 nam truoc thi co hop le ban :sure:
 
Khi nào nên thành lập doanh nghiệp?

Trái với suy nghĩ của đa phần mọi người là để mở một công ty rất khó thì sự thực là thủ tục để thành lập một công ty cực kỳ dễ. Chỉ cần thuê dịch vụ để họ soạn hồ sơ, thì tầm 7-10 ngày là đã có được đăng ký kinh doanh, có thể ký hợp đồng và xuất hóa đơn được rồi. Muốn nhanh hơn nữa thì chi thêm tiền cho bên làm dịch vụ, mất khoảng 3-5 ngày là xong. Cái khó là các vấn đề liên quan tới tính pháp lý khi vận hành một doanh nghiệp, các vấn đề về hóa đơn, chứng từ, thanh tra thuế, thanh tra bảo hiểm, ...

Chi phí để thành lập một doanh nghiệp rất nhỏ, nhưng chi phí để vận hành một doanh nghiệp thì lại không hề nhỏ một chút nào. Nếu như trước đây, các bác chỉ cần quan tâm tới vấn đề kinh doanh, chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng, ... thì giờ đây, khi vận hành một doanh nghiệp sẽ còn phải quan tâm thêm về một số vấn đề sau:


Tính pháp lý: ví dụ hợp đồng gài nhau điều khoản để bùng tiền là chuyện bình thường trong kinh doanh
Báo cáo phải nộp cho cơ quan chức năng (hàng quý, cuối năm đều phải nộp báo cáo)
Chi phí tăng thêm để tuân thủ quy định: ví dụ trước đây chỉ cần thuê nhân viên và trả lương cho họ thôi, thì giờ thành lập doanh nghiệp phải ký hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội cho nhân viên
Chi phí thuê kế toán
Chi phí trả các khoản phạt thuế, phạt bảo hiểm: gần như chắc chắn sẽ có, do thời gian đầu kinh doanh chưa hiểu rõ các quy định thuế, ví dụ xuất hóa đơn bị chậm, chi phí bị thiếu hồ sơ nên không được thuế chấp nhận, ...
Chi phí bôi trơn cho các đoàn thanh tra thuế, bảo hiểm, ... gần như sẽ phải chi. Ít nhiều thì tùy từng doanh nghiệp, tuy nhiên trong giai đoạn mới hoạt động, chưa hiểu rõ quy định thì sai phạm của doanh nghiệp cũng nhiều, nên bôi trơn cũng là một cách để giảm thiểu các khoản phạt phải chịu.

Nói ngắn gọn lại, thì nếu như các bác xác định chuyển đổi mô hình kinh doanh lên doanh nghiệp thì cần xác định là sẽ phải chi thêm nhiều chi phí hơn so với khi còn là cá nhân tự kinh doanh. Vậy nên lúc này, các bác cần đặt lên bàn cân xem lợi ích thu về có lớn hơn so với chi phí phải bỏ ra hay không. Nếu lợi ích thu về lớn hơn hẳn so với chi phí bỏ ra thì các bác nên đăng ký thành lập doanh nghiệp. Còn nếu lợi ích thu về ít hơn, hoặc nhiều hơn đáng kể so với chi phí bỏ ra thì lời khuyên của em là các bác không nên đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vì lúc ước tính chi phí thì có thể sẽ có nhiều khoản chìm mà các bác bỏ qua, nên tổng thể về lâu dài có thể các bác sẽ bị lỗ.

Ở trên thì em nói về các khó khăn và chi phí liên quan tới việc thành lập doanh nghiệp rồi, bây giờ thì sẽ đến lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp:

- Có thể bán hàng cho doanh nghiệp. Có thể nói cuộc chơi B2B là một cuộc chơi lớn, đôi khi một vài khách hàng doanh nghiệp lớn cũng bằng doanh thu bán B2C cả năm rồi. Nên nếu như định hướng của các bác là làm với khách hàng doanh nghiệp thì việc có một pháp nhân gần như là việc bắt buộc.

- Được nhà nước bảo hộ về mặt pháp lý. Trong kinh doanh, chuyện đối tác khôn lỏi và lừa lọc là chuyện hết sức bình thường. Lúc này, giao kết giữa hai doanh nghiệp được thỏa thuận rõ bằng hợp đồng kinh tế sẽ có tính pháp lý cao hơn và được nhà nước bảo hộ tốt hơn. Ngoài ra thì doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các dịch vụ nâng cao của ngân hàng như là bảo lãnh thanh toán -> có nhiều công cụ để tự bảo vệ mình khi làm kinh doanh.

- Có thể xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Cái này thì đương nhiên là cá nhân không làm được rồi.

- Có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Nói chung là khi anh kinh doanh đúng luật, nộp thuế đầy đủ thì khi có vấn đề gì sẽ được nhà nước bảo hộ tốt hơn.

Nếu sau khi cân nhắc tới các yếu tố trên mà các bác vẫn quyết định thành lập doanh nghiệp thì hãy đến với các bài viết tiếp theo để tự có cho mình các hiểu biết
 
Back
Top