Mùa nắng nóng, kiểm soát thức ăn đường phố thế nào để ngăn ngộ độc thực phẩm?

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Việc kiểm soát thức ăn đường phố mùa nắng nóng hiện nay ra sao, làm gì để ngăn ngừa các vụ ngộ độc tiếp theo xảy ra đang là vấn đề được mọi người quan tâm.

1715056150225.png

Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh (Đồng Nai) thăm hỏi một bệnh nhân ngộ độc sau ăn bánh mì - Ảnh: A.B.

Vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở tỉnh Đồng Nai là lời cảnh tỉnh cho các cơ sở thực phẩm không thể coi thường sức khỏe người tiêu dùng vì ngộ độc có thể xảy ra ở bất kỳ lúc nào, nơi nào, nếu không tuân thủ các quy định về bảo quản, chế biến thực phẩm.

Vi khuẩn nào thường gây ngộ độc trong mùa hè?

Những ngày gần đây, người dân cần đặc biệt lưu ý vấn đề ăn uống bên ngoài và lưu trữ thực phẩm. Thời tiết nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển với cấp số nhân, sinh ra độc tố trong thực phẩm dễ gây ngộ độc.

Chỉ trong vòng 8 tháng, từ tháng 9-2023 đến tháng 5-2024, cả nước đã xảy ra ba vụ ngộ độc lớn và hàng loạt vụ ngộ độc nhỏ khiến hơn 1.000 người nhập viện.

Tính riêng năm 2023, có 28 người tử vong do ngộ độc thực phẩm và có xu hướng gia tăng so với năm 2022.

Các vụ ngộ độc lớn với số lượng bệnh nhân nhiều xảy ra liên tiếp thời gian gần đây: ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2 tại tỉnh Quảng Nam (313 người); ngộ độc sau khi ăn cơm gà Trâm Anh ở tỉnh Khánh Hòa (368 người); mới đây nhất là hơn 500 người đã bị ngộ độc ở tiệm bánh mì Cô Băng (tỉnh Đồng Nai).

Đa số các kết quả kiểm nghiệm thực phẩm hoặc bệnh phẩm (bánh mì, thịt heo xá xíu, cơm gà, gà nướng...) của các vụ ngộ độc trên đều có sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella spp. Ngoài ra còn một số các loại vi khuẩn khác như E.coli, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus...

Chú ý các thực phẩm nào?

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho hay vi khuẩn Salmonella là vi khuẩn đường ruột, có trong phân người, động vật bị nhiễm bệnh và môi trường.

Thời gian ủ bệnh khi nhiễm Salmonella là từ 6 giờ đến 72 giờ sau khi ăn, thông thường là từ 18 giờ đến 36 giờ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau quặn bụng, tiêu chảy, ớn lạnh, sốt, một số ít còn bị buồn nôn ói mửa.

1715056157311.png

Bảo quản thức ăn chín là một trong những yêu cầu quan trọng để phòng chống ngộ độc thực phẩm

Các triệu chứng trên thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Trong đó, tiêu chảy có thể kéo dài tới 10 ngày. Đôi khi cần vài tháng để thói quen đại tiện và phân trở lại bình thường. Một số ít trường hợp có thể bị biến chứng nặng nếu nhiễm Salmonella lan rộng, xuyên qua ruột, có thể dẫn đến tử vong.

Một số loại thực phẩm dễ nhiễm vi khuẩn Salmonella như: thịt gia cầm và các sản phẩm từ thịt; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa và các sản phẩm từ sữa; các loại thực phẩm khác; trái cây và rau củ, sôcôla, ngũ cốc, bơ đậu phộng, bánh, gia vị...

Các yếu tố góp phần gây ra ngộ độc như: bảo quản thức ăn ở nhiệt độ phòng trong thời gian quá lâu (hơn 2 tiếng); nhiệt độ hâm nóng chưa đạt yêu cầu, bảo quản thực phẩm làm lây nhiễm chéo, thực phẩm bị nhiễm bệnh, chạm tay vào thực phẩm đã chế biến sẵn...

Ngoài ra, một số loại vi khuẩn khác thường gây ngộ độc trong mùa hè như: Escherichia coli (E.coli) khiến người bệnh buồn nôn và nôn, tiêu chảy ra nước hoặc máu; vi khuẩn Campylobacter là tác nhân thường gặp gây viêm dạ dày và ruột...

..............
 
dv67XHR.jpg
quán có máy lạnh + nấu trong nhà là đông khách nhé , còn nữa nấu ăn xong k ai bị ngộ độc thì đáng cho vào bookmark của thành phố . Kể cả là xiên bẩn
XE8gxo0.png
 
Có thím nào giống e ko, giờ chủ yếu dùng đồ ăn uống ở các chuỗi, đồ có thể ko quá ngon, nhưng sáng sủa, mát mẻ, ngồi thoải mái, có điều hòa, nhân viên ko ngó nghiêng mình làm gì cả
 
Back
Top