Phân luồng sau lớp 9 sao cho đúng, không gây tổn thương?

Masterchiefs

Thành viên tích cực

'Chúng tôi biết con khó đậu lớp 10 công lập, nhưng tại sao không để con thi thử sức trước khi nộp vào trường nghề? Phân luồng bằng cách bắt cam kết không thi lớp 10 thật tổn thương các con'.

1715658536170.png

Phụ huynh chờ con thi vào lớp 10 năm học 2023-2024 ở Hà Nội - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Những ngày qua, câu chuyện phân luồng học sinh sau lớp 9 lại "nóng" sau khi phụ huynh phản ảnh được "vận động" không cho con thi tuyển sinh vào lớp 10, mà mới nhất là vụ việc tại Trường THCS Nguyễn Văn Bứa, huyện Hóc Môn, TP.HCM.

Việc phân luồng chỉ đạt hiệu quả thực sự nếu việc tư vấn hướng nghiệp được làm tốt để phụ huynh và học sinh thấy rõ quyền lợi của mình và tự nguyện lựa chọn.

TS NGUYỄN TÙNG LÂM (Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội)

Giáo viên không khéo, học trò tổn thương

"Con chỉ đạt học lực trung bình nên vào giữa học kỳ 2, cô giáo chủ nhiệm đã gặp riêng tôi. Có vài phụ huynh khác cũng được mời đến gặp riêng. Cô thông tin về học lực của con và cho rằng con khó có thể thi đậu vào lớp 10 công lập. Nên để đỡ áp lực, con không nên đăng ký dự thi", anh Hoàng Anh Tuấn, một phụ huynh có con học ở Trường THCS Ngô Gia Tự (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), chia sẻ.

Anh Tuấn cho biết thêm đúng là con trai anh lực học đuối. Trong năm học kỳ đã có điểm ghi học bạ thì có một kỳ con chỉ đạt học lực yếu. Gia đình cũng xác định con khó có thể thi đỗ vào lớp 10 công lập. Khi trao đổi với anh, cô giáo chủ nhiệm cũng cung cấp một danh sách các trường tư thục tuyển sinh bằng phương thức xét học bạ THCS.

Bên cạnh đó, anh Tuấn cũng chia sẻ: "Cô cho biết con có thể học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc học nghề ở những trường nghề tuyển đầu vào sau lớp 9. Dù buồn vì sức học của con nhưng những phân tích của cô giáo cũng hợp lý.

Tôi chỉ có một băn khoăn không hiểu vì sao phụ huynh phải cam kết không đăng ký cho con dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập của TP. Vì phụ huynh có thể nắm thông tin và chủ động cùng con cân nhắc. Nếu con vẫn muốn thử sức thi thì sẽ để con thi cho tâm lý thoải mái trước khi đăng ký vào trường tư hay học nghề".

Chị Hằng - một phụ huynh khác có con học lớp 9 ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) - cho biết cô giáo chủ nhiệm đề nghị phụ huynh cam kết để con "không thi", trường sẽ tạo điều kiện cho con gỡ điểm để tổng kết học kỳ 2 lớp 9 được cải thiện, thuận lợi cho con xét tuyển vào trường nghề hay các trường tư thục.

"Nhóm phụ huynh có con học đuối sau khi gặp cô giáo chủ nhiệm cũng có liên hệ chia sẻ thông tin với nhau. Không phải ai cũng bình tĩnh và không phải ai cũng nhận được thái độ tôn trọng, cách tư vấn khéo léo của thầy cô giáo. Có mẹ bất bình cho biết cô đã nói thẳng con mình quá dốt thì thi làm gì" - chị Hằng cho biết.

Áp lực "xếp hạng"

Phân luồng giáo dục sau THCS là mục tiêu đặt ra với ngành giáo dục nói chung. Chỉ thị số 10-CT/TW đặt mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 30% số học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề.

Tại Hà Nội, nơi có khoảng 130.000 học sinh tốt nghiệp lớp 9 hằng năm. Nhưng tổng chỉ tiêu tuyển sinh với học sinh tốt nghiệp THCS vào các trường nghề chỉ chiếm 13%. Nhiều trường nghề của Hà Nội khó khăn về nguồn tuyển dù đã thay đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế, thay đổi chương trình, phương thức đào tạo và đến tận các trường THCS "tiếp thị", cùng các nhà trường tư vấn hướng nghiệp. Tâm lý phải cho con học lên THPT rồi thi đại học là cản trở lớn trong việc phân luồng.

Theo các hiệu trưởng THCS, Sở GD-ĐT Hà Nội không có văn bản nào yêu cầu các trường phải "phân luồng" bằng cách vận động học sinh có lực học yếu không thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, buộc phải rẽ ngang học nghề hay học trường tư. Nhưng trong nhiệm vụ năm học, vấn đề phân luồng luôn được đặt ra như một nhiệm vụ của các phòng giáo dục, các nhà trường.

"Áp lực lớn nhất là việc xếp thứ hạng hằng năm của các trường THCS dựa trên kết quả từng môn thi và tổng điểm thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Kỳ thi của Hà Nội có ba môn thi toán, ngữ văn, ngoại ngữ.

Việc xếp hạng không chỉ là áp lực với hiệu trưởng mà với giáo viên phụ trách các môn học nằm trong số môn thi, giáo viên chủ nhiệm lớp 9. Vì thế, một trong những giải pháp để nâng hạng là vận động học sinh có học lực yếu không tham gia kỳ thi" - hiệu trưởng một trường THCS chia sẻ.

Vị hiệu trưởng này cho biết áp lực trong việc "xếp hạng" từ trên xuống khiến họ lại gieo áp lực lên các tổ trưởng bộ môn, trưởng khối, giáo viên chủ nhiệm. Và giáo viên sẽ phải có cách để vận động phụ huynh.

Hướng nghiệp để tự nguyện

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, việc phân luồng chỉ đạt hiệu quả thực sự nếu việc tư vấn hướng nghiệp được làm tốt để phụ huynh và học sinh thấy rõ quyền lợi của mình và tự nguyện lựa chọn.

Bên cạnh đó, muốn tạo nên nhiều "ngã rẽ" để người học tự nguyện lựa chọn thì cần có mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo đủ sự tin cậy. Và hơn hết không để những học sinh có lực học đuối trong trường THCS mang cảm giác mình là người bị loại.

Mỗi học sinh đều có những điểm mạnh, yếu khác nhau. Những học sinh học văn hóa không tốt vẫn có thể học nghề để trở thành người có tay nghề tốt, thành công và hạnh phúc với nghề nghiệp mình được đào tạo và làm việc.

Chỉ khi nhận thức của người làm công tác tư vấn, hướng nghiệp thực sự tốt và nhân văn thì phụ huynh và học sinh mới yên tâm có lựa chọn khác nhau thay vì ký vào các bản cam kết có điều kiện như thực tế đang diễn ra.

Theo một số hiệu trưởng ở Hà Nội, việc "giao phân luồng" nếu đi kèm với kế hoạch, giải pháp và làm sớm từ khi học sinh học lớp 7, lớp 8 thì sẽ không xảy ra tình trạng phụ huynh bất bình vì "bị ép" hoặc gây tổn thương cho học sinh.

Bà Diệu Hằng, phó hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An (Hà Nội), chia sẻ trường có kế hoạch phân luồng, hướng nghiệp từ lớp 8. Học sinh được chia nhóm dựa theo học lực và cả nguyện vọng. Căn cứ vào đó sẽ có kế hoạch ôn tập, hỗ trợ học sinh có học lực còn đuối.

Những học sinh ở nhóm bị đuối có một lộ trình dài hơn để nỗ lực khắc phục. Cùng với đó, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm cung cấp thông tin cho phụ huynh về các cơ hội học tập của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS để phụ huynh nắm bắt, tìm hiểu.

Tuy nhiên bà Hằng cũng cho biết hầu hết phụ huynh học sinh đều mong muốn con sẽ được học tiếp lên lớp 10 công lập.

..........
 
Phân luồng giáo dục sau THCS là mục tiêu đặt ra với ngành giáo dục nói chung. Chỉ thị số 10-CT/TW đặt mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 30% số học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề.
Theo các hiệu trưởng THCS, Sở GD-ĐT Hà Nội không có văn bản nào yêu cầu các trường phải "phân luồng" bằng cách vận động học sinh có lực học yếu không thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, buộc phải rẽ ngang học nghề hay học trường tư. Nhưng trong nhiệm vụ năm học, vấn đề phân luồng luôn được đặt ra như một nhiệm vụ của các phòng giáo dục, các nhà trường.
tóm tắt: văn quen thuộc của đám iq bên trên, chỉ khổ cấp cơ sở ở dưới thôi, mồm lên báo công khai thì bảo "ko chỉ đạo phân luồng như vậy" nhưng ra công văn ép chỉ tiêu "phải thực hiện phân luồng bằng mọi cách, ko làm được thì hạ thi đua cắt khen thưởng". y chang đợt làm cccd, lên báo thì bô bô "cmnd còn thời hạn vẫn sử dụng được, ko có chuyện công an bắt buộc người dân đi làm cccd" nhưng lại ra công văn ép chỉ tiêu đám conan phường xã "phải vận động nhân dân làm cccd 100%, ko được thì hạ thi đua" :LOL:, và kết quả là đám conan phường xã nai lưng ra mời gọi, năn nỉ kết hợp dọa nạt dân đi làm cccd, xui gặp anh nào cứng kiện thì tự mà gánh chứ "bộ conan ko có chỉ đạo anh bắt buộc người dân đi làm cccd như vậy nha" :LOL:
 
:ah: theo tôi cứ mở đầu vào , nhưng đóng chặt đầu ra..

Kiến thức cơ bản thì phải cởi mở, ko hạn chế, không phân cấp, anh nào cần đều có thể tiếp cận..
Nhưng anh có tiếp thu được kiến thức và sử dụng nó thành thạo hay không thì cần phải đánh giá..Và đánh giá này thì phải căng, có thể đánh giá nhiều lần để loại bớt ...

Kiểu anh có thể đăng kí học trường ĐH thoả mái, nhưng học phí cao..Bằng các kì thi các khoá để loại bớt những anh ko có tố chất, và thêm học bổng với những người có tố chất nhưng không có kinh tế..Anh nào trụ được qua từng đấy kì thi là đạt tiêu chuẩn..Anh nào rụng thì đi học nghề..
 
Việc tư vấn định hướng này các nước phát triển họ làm cẩn thận lắm, để hạn chế việc thừa thầy thiếu thợ, giảm chi phí tổ chức thi cử cũng như định hướng nghề nghiệp sớm theo năng khiếu và khả năng thực tế của học sinh. Chứ cái kiểu nhà nhà đi thi, người người học ĐH chỉ để lấy cái bằng xong ra không có việc làm lại làm công nhân thì quá lãng phí tài nguyên xã hội.
 
Diệt bệnh thành tích, xóa phong trào thi đua, bỏ xếp hạng. Tăng cường liên kết giữa đào tạo và nhu cầu tuyển dụng. Nếu được thì tổ chức luôn các buổi tham quan công việc làm thực tế sau các buổi tư vấn định hướng nghề nghiệp. À mà trước hết phải đấm cái bọn tiêm nhiễm vào đầu bọn nhóc rằng lương ra trường phải xx củ mới xứng đã, không thôi đéo đứa nào chịu cái lương phổ thông thì có mà định hướng nghề nghiệp bằng bán quạt
aTiUJyS.png
 
:ah: theo tôi cứ mở đầu vào , nhưng đóng chặt đầu ra..

Kiến thức cơ bản thì phải cởi mở, ko hạn chế, không phân cấp, anh nào cần đều có thể tiếp cận..
Nhưng anh có tiếp thu được kiến thức và sử dụng nó thành thạo hay không thì cần phải đánh giá..Và đánh giá này thì phải căng, có thể đánh giá nhiều lần để loại bớt ...

Kiểu anh có thể đăng kí học trường ĐH thoả mái, nhưng học phí cao..Bằng các kì thi các khoá để loại bớt những anh ko có tố chất, và thêm học bổng với những người có tố chất nhưng không có kinh tế..Anh nào trụ được qua từng đấy kì thi là đạt tiêu chuẩn..Anh nào rụng thì đi học nghề..
Phải đủ trình độ thì mới tiếp thu được kiến thức(dù là cơ bản chứ) :amazed: .

Cho số đông vào gây tình trạng cào bằng, khó phân loại được người giỏi, tạo môi trường học tập và nghiên cứu xấu, ảnh hưởng đến đào tạo.... chứ chẳng thấy tí lợi nào. Và quan trọng nhất là dễ phát sinh tiêu cực :haha:
 
Back
Top