Phát đơn xin không thi tuyển sinh lớp 10: Đáng hay không đáng trách?

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Việc giáo viên phát đơn xin không thi tuyển sinh lớp 10 cho học sinh trường THCS ở TP.HCM gây dư luận bức xúc. Tuy nhiên không ít ý kiến trái chiều.

1715659944697.png

Học sinh dự thi vào lớp 10 tại một điểm thi ở TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Nhiều bạn đọc cho biết chuyện phát đơn xin không thi tuyển sinh vào lớp 10 không phải cá biệt tại Trường THCS Nguyễn Văn Bứa (Hóc Môn, TP.HCM), cũng không phải chỉ diễn ra mới đây.

Học sinh khá cũng được khuyên không tuyển sinh lớp 10

Theo tài khoản lavi****@gmail.com: "Vụ việc này đã hình thành vài năm trước đây. Ban giám hiệu họp phụ huynh khối lớp 9 đặt vấn đề: Động viên các em lớp 9 học yếu thì viết đơn không tham dự kỳ thi tuyển vào lớp 10. Bởi các em thi cũng trượt thôi, mà trượt thì làm thành tích của trường tụt xuống.

Các em làm đơn không thi thì nhà trường sẽ nâng điểm để các em học yếu đó đạt tốt nghiệp THCS, rồi đăng ký học lớp 10 trường tư thục hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề.

Nếu các em yếu không làm đơn "không thi tuyển sinh" thì nhà trường sẽ cho các em rớt lớp 9.

Bản chất sự việc là "hai bên cùng có lợi". Nhà trường thì được tỉ lệ học sinh tốt nghiệp 100% và tỉ lệ đậu lớp 10 cao, các em học yếu được tốt nghiệp lớp 9".

Bạn đọc Nguyễn Ngọc Anh kể thêm: "Ngay tại ngoại thành Hà Nội nơi tôi đang ở, không những giáo viên ép học sinh có học lực yếu mà cả những học sinh trung bình khá cũng không đăng ký tuyển sinh lớp 10. Nhà trường còn tổ chức cho đội ngũ tư vấn các trường trung học nghề để tiếp cận và định hướng cho các em nữa!".

Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, bạn đọc Tuấn chia sẻ "nỗi buồn của một giáo viên dạy lớp 9". "Đó là ngành giáo dục còn nặng nề bệnh thành tích, như quận nơi tôi dạy năm nay đặt chỉ tiêu vào công lập 86%, mỗi môn thi trên trung bình khoảng 70%.

Là giáo viên môn toán, tôi dám chắc một điều rằng chỉ tiêu môn toán trên trung bình 70% rất khó đạt được (trừ những trường top đầu). Điều này gây ra áp lực rất nặng nề cho giáo viên lớp 9.

Chính vì bị giao chỉ tiêu quá cao như thế, tất cả hiệu trưởng và giáo viên lớp 9 đều biết không thể đạt được. Do đó họ mới có kế hoạch tư vấn cho các em học còn yếu, học lực trung bình khá lựa chọn không thi tuyển lớp 10.

Nếu còn đánh giá giáo viên, xếp hạng trường THCS theo chỉ tiêu thi tuyển vào lớp 10 thì tình trạng này sẽ không bao giờ chấm dứt".

Chuyện không đáng trách?

Tuy nhiên, một số bạn đọc có góc nhìn khác về chuyện này.

Bạn đọc Lê Hào viết: "Nhìn ở mặt tích cực thì nhà trường cho phụ huynh cam kết không thi lên lớp 10 công lập là chuyện không phải đáng trách. Bám sát năng lực học sinh, biết học sinh thi chắc chắn rớt thì tham gia thi làm gì cho tốn tiền của gia đình và xã hội.

Cho các em quen dần với việc muốn làm gì cũng căn cứ vào năng lực, chứ không phải thi cho có, cho vui. Hãy dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật cho các em đi theo con đường phù hợp với năng lực mới thức thời và đúng đắn".

Đồng tình, độc giả Lê Văn Vinh viết: "Cô thầy làm sai, nhưng bản chất là đúng. Vì nhiều học sinh hiện nay học không biết gì mà cũng được công nhận tốt nghiệp THCS.

Theo tôi, các em học yếu, kém nên chọn học nghề".

Tranh luận lại, bạn đọc Hùng Dũ có ý kiến: "Trình độ học tập các em có thể khác nhau nhưng hãy nên cho các em thử sức. Nếu không đạt thì học trường nghề cũng không muộn. Nhà trường và giáo viên không được phép tước đoạt cơ hội của các em".

"Cũng là một lần thử sức trong đời mà, đi thi có mất mát gì đâu, sao không cho các em tham gia. Quan trọng là kỳ thi phải nghiêm túc, hiệu quả", độc giả Đảm Ý bình luận.

Theo bạn đọc Dung: "Học sinh bây giờ đa số có điều kiện được học hành, cứ động viên và tư vấn cho các em thi theo nguyện vọng. Nếu có rớt thì cũng xem như trải nghiệm sau này trong cuộc sống".

Bạn đọc Thuy An nhắn gửi: "Hãy cho các em được hưởng quyền của học sinh, được bình đẳng thi vào lớp 10. Thầy cô nên động viên để các em được thi vào trường cấp 3 mà các em mơ ước. Sau có kết quả em nào không đỗ vào lớp 10 hãy phân luồng.

Tại sao không để sau khi các em thi vào lớp 10, em nào không đỗ thì phân luồng. Lúc đó các em học nghề, học trường dân lập, trung tâm giáo dục thường xuyên vẫn chưa muộn mà".

Cùng quan điểm, độc giả Nhật viết: "Việc một học sinh có thể tốt nghiệp THCS và vào THPT nên được đánh giá thông qua kỳ thi, chứ không phải ý kiến chủ quan của giáo viên. Nếu thầy cô đánh giá tốt nghiệp được thì xét tốt nghiệp, chứ cần chi phải tổ chức kỳ thi cho tốn kém".

................
 
Não đặc thì đi học nghề sớm đúng rồi . Nhiều nhà ko chấp nhận con mình dốt . đó mới đáng sợ . Học dốt ko có nghĩa mọi thứ đều dốt

Đúng rồi. Ko muốn học nghề thì ít ra phải cố gắng đưa điểm lên mức khá. Cái loại học trung bình mà thi đậu công lập rất rất là ít.
 
Não đặc thì đi học nghề sớm đúng rồi . Nhiều nhà ko chấp nhận con mình dốt . đó mới đáng sợ . Học dốt ko có nghĩa mọi thứ đều dốt
Đúng, không phải phụ huynh nào cũng nhìn nhận chính xác được năng lực học tập của con. Nhưng tất cả các phụ huynh đều yêu thương và kỳ vọng vào con của họ.
Cái họ mong muốn là con của họ được đối xử bình đẳng như tất cả các bạn bè khác, có trượt đi chăng nữa thì các cháu cũng nhận ra giới hạn của bản thân chỉ có thế, chứ đél phải vì thằng hiệu trưởng não tàn muốn lấy tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đẹp rồi có cái hành động khốn nạn như vậy.
 
Đúng, không phải phụ huynh nào cũng nhìn nhận chính xác được năng lực học tập của con. Nhưng tất cả các phụ huynh đều yêu thương và kỳ vọng vào con của họ.
Cái họ mong muốn là con của họ được đối xử bình đẳng như tất cả các bạn bè khác, có trượt đi chăng nữa thì các cháu cũng nhận ra giới hạn của bản thân chỉ có thế, chứ đél phải vì thằng hiệu trưởng não tàn muốn lấy tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đẹp rồi có cái hành động khốn nạn như vậy.
ko phải giáo viên nào cũng xấu đâu , năm tôi lớp 9 , cô giáo cũng họp phụ huynh rồi khuyên ghi nguyện vọng ( năm ấy đc 3 nguyện vọng 1 2 3 ) . Mấy đứa quá ngu thì đc khuyên đăng kí Hàn Thuyên , Lý Tự Trong , GDTT ( 3 trường này hồi ấy là bét luôn) .

Phụ huynh thì ko thể nào rõ học lực của con như giáo viên đc . Nhiều đứa ko nghe trượt cả 3 nguyện vọng , hên gia đình có tiền thì vào dân lập hoặc bỏ tiền xin slot GDTT , còn nhiều đứa phải bỏ học luôn
 
ko phải giáo viên nào cũng xấu đâu , năm tôi lớp 9 , cô giáo cũng họp phụ huynh rồi khuyên ghi nguyện vọng ( năm ấy đc 3 nguyện vọng 1 2 3 ) . Mấy đứa quá ngu thì đc khuyên đăng kí Hàn Thuyên , Lý Tự Trong , GDTT ( 3 trường này hồi ấy là bét luôn) .

Phụ huynh thì ko thể nào rõ học lực của con như giáo viên đc . Nhiều đứa ko nghe trượt cả 3 nguyện vọng , hên gia đình có tiền thì vào dân lập hoặc bỏ tiền xin slot GDTT , còn nhiều đứa phải bỏ học luôn
Mấu chốt là khuyên với tư vấn thôi. Đằng này bắt ký cam kết thì có cãi thế nào cũng do chạy theo thành tích.
Mà bọn sở với bộ miệng leo lẻo không có chuyện nhưng ép chỉ tiêu đậu lớp 10 để tính thi đua mà cứ làm như vô can.
 
ko phải giáo viên nào cũng xấu đâu , năm tôi lớp 9 , cô giáo cũng họp phụ huynh rồi khuyên ghi nguyện vọng ( năm ấy đc 3 nguyện vọng 1 2 3 ) . Mấy đứa quá ngu thì đc khuyên đăng kí Hàn Thuyên , Lý Tự Trong , GDTT ( 3 trường này hồi ấy là bét luôn) .

Phụ huynh thì ko thể nào rõ học lực của con như giáo viên đc . Nhiều đứa ko nghe trượt cả 3 nguyện vọng , hên gia đình có tiền thì vào dân lập hoặc bỏ tiền xin slot GDTT , còn nhiều đứa phải bỏ học luôn
Đr fen, chỉ là hơi nhiều gv xấu thôi. M may mắn cấp 2 được toàn gv tốt dạy, đến tận bây giờ vẫn thấy biết ơn. :)
 
Não đặc thì đi học nghề sớm đúng rồi . Nhiều nhà ko chấp nhận con mình dốt . đó mới đáng sợ . Học dốt ko có nghĩa mọi thứ đều dốt
Tư vấn nó khác kí cam kết. Tính chất vấn đề khác nhau.

Ủng hộ làm càn làm bậy rồi sẽ có ngày ...
 
Ở nước ngoài làm ntn thì khen là quan tâm học sinh, ở VN làm thì chửi là vì thành tích :smile: . Cái gì ở nước ngoài đem về VN cũng bị chửi hết, bảo sao GD cứ như chuyện con lừa và 2 vợ chồng. Làm gì cũng bị chửi
 
Nếu các em yếu không làm đơn "không thi tuyển sinh" thì nhà trường sẽ cho các em rớt lớp 9
Bản chất sự việc là "hai bên cùng có lợi". Nhà trường thì được tỉ lệ học sinh tốt nghiệp 100% và tỉ lệ đậu lớp 10 cao, các em học yếu được tốt nghiệp lớp 9
Nhà trường đang lạm dụng quyền lực để ép hs. Hs ko đủ điểm thì cho học lại lớp 9, chứ sao cho tốt nghiệp lớp 9 lun.

Đồng tình, độc giả Lê Văn Vinh viết: "Cô thầy làm sai, nhưng bản chất là đúng. Vì nhiều học sinh hiện nay học không biết gì mà cũng được công nhận tốt nghiệp THCS.
Ko hiểu ý bạn này, ý chê hs ko biết j vẫn lên lớp , dc tốt nghiệp, nhưng lại nói là đúng.

Bạn mình đã gặp trường hợp 1 người học hết lớp 6 mà vẫn ko biết đọc, viết ở ngay tại SG, giờ tuổi cũng 3x. Nói chung cũng tạo dk cho làm mà nó khôn lỏi quá, lười nhác, trốn việc nên bị đuổi rồi.:amazed:
 
Mất dạy nhất là cái dòng này.
Nếu các em yếu không làm đơn "không thi tuyển sinh" thì nhà trường sẽ cho các em rớt lớp 9
U nhọt bệnh thành tích nhưng lại mở mồm nói quan tâm đến học sinh. Nếu thật sự quan tâm đến học sinh thì cứ để học sinh dự thi tuyển sinh lớp 10 đi. Nó đi tiếp được hay không là tùy vào năng lực của nó.
 
Não đặc thì đi học nghề sớm đúng rồi . Nhiều nhà ko chấp nhận con mình dốt . đó mới đáng sợ . Học dốt ko có nghĩa mọi thứ đều dốt
Nói như anh thì thằng đéo nào chả não đặc như xi măng , sai còn sửa lỗi được . Con anh sai anh có tha nó không hay là anh trù dập mắng nhiếc nó đến mệt mỏi để rồi đến khi nó 44 thì lại biết thế . Chắc anh ngày xưa học từ lớp mầm là thần đồng cm rồi , xiên +4 năm đại học loại giỏi nên đéo có từ tha thứ , vị tha , dung thứ , ...

Nói như anh thì cái nền giáo dục này toàn thằng giỏi đặc , không ai có điểm yếu
 
Bạn đọc Lê Hào viết: "Nhìn ở mặt tích cực thì nhà trường cho phụ huynh cam kết không thi lên lớp 10 công lập là chuyện không phải đáng trách. Bám sát năng lực học sinh, biết học sinh thi chắc chắn rớt thì tham gia thi làm gì cho tốn tiền của gia đình và xã hội.
Đồng tình, độc giả Lê Văn Vinh viết: "Cô thầy làm sai, nhưng bản chất là đúng. Vì nhiều học sinh hiện nay học không biết gì mà cũng được công nhận tốt nghiệp THCS.
Độc giả Lê Hào và Lê Văn Vinh chính là IQ tương lai confirmed.
 
Nói như anh thì thằng đéo nào chả não đặc như xi măng , sai còn sửa lỗi được . Con anh sai anh có tha nó không hay là anh trù dập mắng nhiếc nó đến mệt mỏi để rồi đến khi nó 44 thì lại biết thế . Chắc anh ngày xưa học từ lớp mầm là thần đồng cm rồi , xiên +4 năm đại học loại giỏi nên đéo có từ tha thứ , vị tha , dung thứ , ...

Nói như anh thì cái nền giáo dục này toàn thằng giỏi đặc , không ai có điểm yếu
Học nghề thì nó vẫn đc học lớp 10 11 12 như thường , vẫn có cơ hội thi đại học nếu nó có khả năng . sao lại bảo là ko còn cơ hội sửa

Anh hơi có định kiến xấu về trường nghề rồi
 
Văn nói hay văn viết cũng làm gì có câu kiểu: "Đáng hay không đáng trách" nhỉ?
 
ko phải giáo viên nào cũng xấu đâu , năm tôi lớp 9 , cô giáo cũng họp phụ huynh rồi khuyên ghi nguyện vọng ( năm ấy đc 3 nguyện vọng 1 2 3 ) . Mấy đứa quá ngu thì đc khuyên đăng kí Hàn Thuyên , Lý Tự Trong , GDTT ( 3 trường này hồi ấy là bét luôn) .

Phụ huynh thì ko thể nào rõ học lực của con như giáo viên đc . Nhiều đứa ko nghe trượt cả 3 nguyện vọng , hên gia đình có tiền thì vào dân lập hoặc bỏ tiền xin slot GDTT , còn nhiều đứa phải bỏ học luôn
Nhiều đứa dốt như lá mít nhưng điểm cứ 7-8 do copy đấy. Nhiều báo chí ghi học lực khá nhưng vẫn bị tư vấn là k chính xác
 
Nhà trường đang lạm dụng quyền lực để ép hs. Hs ko đủ điểm thì cho học lại lớp 9, chứ sao cho tốt nghiệp lớp 9 lun.


Ko hiểu ý bạn này, ý chê hs ko biết j vẫn lên lớp , dc tốt nghiệp, nhưng lại nói là đúng.

Bạn mình đã gặp trường hợp 1 người học hết lớp 6 mà vẫn ko biết đọc, viết ở ngay tại SG, giờ tuổi cũng 3x. Nói chung cũng tạo dk cho làm mà nó khôn lỏi quá, lười nhác, trốn việc nên bị đuổi rồi.:amazed:
Nói thẳng, học sinh tốt nghiệp THPT giờ kiến thức chỉ xứng đáng tốt nghiệp tiểu học = biết chữ, biết cộng trừ nhân chia cơ bản.
Còn chưa thèm nói nhiều đứa viết sai chính tả loạn lên
 
Back
Top