thảo luận Thưởng trà

nãy em mới biết là ấm đất thì chỉ pha 1 loại thôi chứ ko nên pha nhiều loại
BlKBCuN.png

còn việc các gương mặt ở đây đều là bên kia thì quá rõ rồi
dNFIRaZ.png
Cái món phổ nhĩ là nó ám mùi ấm lâu nhất. E thì ít tiền mua mỗi cái ấm sa tử cung về pha trà mộc , còn loại lên men các kiểu phang cái ấm bát tràng cho đỡ ám mùi :)) ấm bát tràng mua loại nào vỏ nó mỏng mỏng để thoát nhiệt cho nhanh là oki lắm rồi. Ba cái đồ sa tử cung đắt vãi nhái. Chưa kể chén , tống các kiểu :beat_brick:
 
tống chỉ uống nhiều ng thôi độc ẩm hay nhị ẩm kiếm cái lưới lọc trà bỏ vào ấm ủ xong thì lấy hẳng ra luôn để ấm ko có lá trà uống nhây nhây cần gì tống
Có lưới lọc thì như thế đúng là hợp lý rồi fence
Có cái ấm sứ mất nắp kìa fen :shame::shame:. Ấm tử sa noname rẻ bèo có 300k :shame:

Sent from asus ASUS_I003DD via nextVOZ
Tử sa lại noname nghe hơi phiêu lưu nhỉ :shame:
 
Phân biệt các loại ấm trà: nên chọn ấm gốm (trà xanh loại thượng hạng thì dùng ấm thuỷ tinh), không chọn ấm làm bằng kim loại

A. Đồ gốm (ceramics; pottery): gồm để chỉ tất cả các loại đồ đất nung: Đồ đất, Đồ sành và Đồ sứ

B. Đồ đất aka đồ đất nung (Unglazed Earthenware).
  1. Không tráng men
  2. Cứng nhưng đủ mềm để có thể đánh bóng
  3. Thấm nước
  4. Nung dưới 1200 độ C
C. Đồ sành: Stoneware
  1. Tráng men
  2. Không thấm nước (dưới 5% khối lượng)
  3. Nung trên 1200 độ C (các hợp chất dùng để làm men bóng (các hợp chất fluxes như feldspar, limestone, nepheline syenite) bình thường ở thể lỏng, khi nung trên 1200 độ C sẽ tạo liên kết gắn đất sét lại với nhau, vừa tạo độ kín (không thấm nước), vừa tạo men bóng
D. Đồ sứ: Porcelain
  1. Trắng bóng (translucent)
  2. Pha nhiều chất đá keo flux
  3. Nung từ 1250-1450 độc C
  4. Thời cổ phân biệt: đồ gốm cứng và mỏng nhất, khi gõ có tiếng vang
 
Ấm thì tận mấy bộ mà toàn đồ tào lao thôi, mua cũng có mà ngta cho cũng có. Thích nhất là bộ này:D
Còn trà chắc cũng chục kí, cũng toàn ngta cho:)
v6DiY6i.jpg
OGPtgtA.jpg


Gửi bằng vozFApp
Ấm của thím bằng thép à? Ấm Liên Xô à thím?

Trước tết được tặng mấy gói trà ô long, mãi không đụng đến cho đến đợt giãn cách. Giờ chuyển hẳn qua môn này thay vì cafe.
2021f61064c6-0f33-4ed4-93dd-8f5d3df644d8.jpg

2021763038d2-4a87-4dc4-a02e-b76556d3d885.jpg


via nextVOZ for Android

Theo mình biết:

Sứ và thủy linh nó "trung tính" nên dùng cũng ok.

Ấm đất nun (gọi là gốm?) là ngon nhất thì phải. Hình như Nghi Sơn hay Thiệu Hưng gì đó Trung Quốc.

Kim loại và nhựa là dỡ nhất, nó làm ảnh hưởng mùi vị trà.
Ở trên mình có nói sơ qua về các loại ấm đó thím.

Có loại cốc hãm trà nào để bàn làm việc không các bác nhỉ, vừa lọc được trà mà giữ được nhiệt. Mình đang cần tìm loại đó. Mùa đông uống trà bao phê:big_smile:
Mình uống trà xanh thì kinh nghiệm thế này: Phẩm chất trà càng cao thì nhiệt độ ủ càng thấp và thời gian ủ càng rút ngắn. Thím để lâu quá sẽ bị cháy trà (over-extracted), trà bị đắng chát do chất tannin tiết ra nhiều quá mà các cụ già hay gọi là trà đặc.


2-3 tr chắc ấm ở đâu chứ tử sa nghi hưng thì khó, tớ chơi ấm tử sa hoàng kim đoàn (nghi hưng) loại lèo phèo cũng $3-5k/ấm.

Khiếp vậy thím, thím có thể chia sẻ kinh nghiệm chơi ấm được không? Ấm độc ẩm thím dùng loại bao nhiêu ml vậy?
Mình thấy trên mạng rao có khoảng 5tr 1 ấm bán thủ công thì là đồ fake à? Bạn mình bên Mỹ mua cũng có $150 cái ấm tử sa Nghi Hưng :shame:

2 câu này mâu thuẫn nhau thế mike fece. Gốm và sứ khác nhau à:shame:

Có khác đó fence, gốm trong trà luôn có giá cao hơn sứ, ấm sứ thường có một lớp tráng men, cho nên các lỗ nhỏ li ti để lưu hương, vị trong ấm ko còn nhiều, nhưng đẹp mắt, dễ dùng cho người uống nhiều loại trà thập cẩm khác nhau. Dùng xong rửa đi, dùng trà khác ok.
Còn gốm nếu dùng loại trà nào thì ấm sẽ lưu hương, vị loại đó, người uống trà thường có nhiều ấm trong nhà là như thế, 1 loại trà chỉ dùng 1 chiếc ấm gốm riêng biệt

Thím đọc bài viết bên trên nhé.
 
Sài Gòn có hội trà nào để mình đến thưởng thức trà do cao thủ pha không nhỉ? đó giờ cứ thắc mắc không biết trà do cao thủ pha ra nó như thế nào. hehe.
 
Khiếp vậy thím, thím có thể chia sẻ kinh nghiệm chơi ấm được không? Ấm độc ẩm thím dùng loại bao nhiêu ml vậy?
Mình thấy trên mạng rao có khoảng 5tr 1 ấm bán thủ công thì là đồ fake à? Bạn mình bên Mỹ mua cũng có $150 cái ấm tử sa Nghi Hưng :shame:
Ấm độc ẩm hay đối ẩm thì xài loại 140-180ml đc rồi, hoặc xài ấm tống (cái chén to có nắp phim thời nhà thanh hay xài)
Thật ra chả quan trọng lắm, tớ thì thấy từ 220/240 đổ lại là độc ẩm vô tư, muốn tránh khê trà thì thay vì chuyên trà sang chén tống có thể chuyên sang ấm khác rồi đậy nắp, giữ nhiệt cơ bản là ổn.
Tử sa nghi hưng là ấm từ sa khoáng huyện nghi hưng, sa khoáng ngày càng hiếm, lấy đâu ra mà bán như gà con như thế. Chưa kể phẩm chất của ấm cũng nhiều vấn đề lắm, dòng có khoẻ ko, xoáy có rõ không, ngắt dòng tốt không, nhiệt năng cân không, da ấm đủ độ bóng độ đanhko, hình chất khí phải đúng và đủ v…v…
Phải nhớ khai ấm tử sa gồm 4 bước cơ bản, luộc nước, luộc đậu/cháo, luộc mía, và luộc trà. Trong đó công tác luộc trà là tốn kém nhất. Uống trà nào thì luộc trà đó, dăm ba cái ô long hay trà sống thì rẻ, chơi phổ nhĩ cổ hay đại hồng bào, tiền trà để khai ấm cũng 4-500$. Đấy thím cứ suy ra thử, có ai mua ấm 1-200$ lại bỏ gấp đôi ra để khai ấm ko :)
Thật ra về lâu về dài ấm tốt và ấm kém mới rõ để phân biệt, cứ phải dưỡng bèo nhèo 4-5 năm mới thấy rõ đc (trừ mấy ấm lỗi, hở nước, thịt ko đều, da dẻ bất đồng, hình thù lệch lạc thì thôi ném đi chứ xài làm gì)
 
Phân biệt các loại ấm trà: nên chọn ấm gốm (trà xanh loại thượng hạng thì dùng ấm thuỷ tinh), không chọn ấm làm bằng kim loại

A. Đồ gốm (ceramics; pottery): gồm để chỉ tất cả các loại đồ đất nung: Đồ đất, Đồ sành và Đồ sứ

B. Đồ đất aka đồ đất nung (Unglazed Earthenware).
  1. Không tráng men
  2. Cứng nhưng đủ mềm để có thể đánh bóng
  3. Thấm nước
  4. Nung dưới 1200 độ C
C. Đồ sành: Stoneware
  1. Tráng men
  2. Không thấm nước (dưới 5% khối lượng)
  3. Nung trên 1200 độ C (các hợp chất dùng để làm men bóng (các hợp chất fluxes như feldspar, limestone, nepheline syenite) bình thường ở thể lỏng, khi nung trên 1200 độ C sẽ tạo liên kết gắn đất sét lại với nhau, vừa tạo độ kín (không thấm nước), vừa tạo men bóng
D. Đồ sứ: Porcelain
  1. Trắng bóng (translucent)
  2. Pha nhiều chất đá keo flux
  3. Nung từ 1250-1450 độc C
  4. Thời cổ phân biệt: đồ gốm cứng và mỏng nhất, khi gõ có tiếng vang

Phân biệt các loại ấm trà: nên chọn ấm gốm (trà xanh loại thượng hạng thì dùng ấm thuỷ tinh), không chọn ấm làm bằng kim loại

A. Đồ gốm (ceramics; pottery): gồm để chỉ tất cả các loại đồ đất nung: Đồ đất, Đồ sành và Đồ sứ

B. Đồ đất aka đồ đất nung (Unglazed Earthenware).
  1. Không tráng men
  2. Cứng nhưng đủ mềm để có thể đánh bóng
  3. Thấm nước
  4. Nung dưới 1200 độ C
C. Đồ sành: Stoneware
  1. Tráng men
  2. Không thấm nước (dưới 5% khối lượng)
  3. Nung trên 1200 độ C (các hợp chất dùng để làm men bóng (các hợp chất fluxes như feldspar, limestone, nepheline syenite) bình thường ở thể lỏng, khi nung trên 1200 độ C sẽ tạo liên kết gắn đất sét lại với nhau, vừa tạo độ kín (không thấm nước), vừa tạo men bóng
D. Đồ sứ: Porcelain
  1. Trắng bóng (translucent)
  2. Pha nhiều chất đá keo flux
  3. Nung từ 1250-1450 độc C
  4. Thời cổ phân biệt: đồ gốm cứng và mỏng nhất, khi gõ có tiếng vang
tôi có đại ca đi du học trung quốc thời 200x về phán, để thẩm đúng vị trà thì hoặc là ấm thủy tinh, hoặc ấm sứ. Vì nó cho ra đúng vị trà ổn định nhất, còn bọn tử sa thì chất gốm ảnh hưởng nhiều quá. Ngẫm cũng đúng. 1 loại trà ông uống ngon tôi uống như hạch có khi không phải do mồm tôi đểu mà tôi không có ấm xịn như ông :v
 
Back
Top