Người Mỹ phản ứng thế nào khi TikTok bị cấm?

Cụ Bẩy

Senior Member

Khi Quốc hội Mỹ bỏ phiếu vào hôm 24/4 về luật cấm TikTok, hàng loạt người dân nước này ngay lập tức bày tỏ sự phản đối dữ dội trên nền tảng.

Cụ thể, dự luật cấm TikTok, cùng với gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD đã được Tổng thống Joe Biden lý thành luật với tỷ lệ bỏ phiếu 79-18. Dự luật buộc chủ sở hữu Trung Quốc của TikTok, ByteDance, phải bán ứng dụng này cho một tổ chức ở Mỹ trong vòng 12 tháng.

Nếu không, nền tảng sẽ phải đối mặt với lệnh cấm ở thị trường này. Hạ viện đã thông qua dự luật với tỷ lệ bỏ phiếu 360-58.
CEO TikTok Shou Zi Chew nói rằng lệnh cấm sẽ tước nền tảng này khỏi 170 triệu người dùng Mỹ. “Đừng nhầm lẫn, đây là lệnh cấm - lệnh cấm TikTok và lệnh cấm ảnh hưởng đến bạn và tiếng nói của bạn”, ông nói.
Theo MSNBC, TikTok có lượng người dùng khổng lồ và chủ yếu là giới trẻ. Nếu ứng dụng này bị cấm, thật khó để dự đoán họ sẽ phản ứng tiêu cực như thế nào trong thời gian tới.

“ĐÁNH MẤT CẢ MỘT CỘNG ĐỒNG”​

Rebekah Ciolli (35 tuổi), một "mẹ bỉm sữa" ở bang Indiana, đăng ký tài khoản TikTok vào đầu năm ngoái. Trước đây, cô từng hy vọng lệnh cấm TikTok sẽ thành sự thật vì cô “không cần thêm một ứng dụng mạng xã hội tiêu tốn cuộc sống của mình”.

Người Mỹ lo lắng về việc mất quyền truy cập vào ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Ảnh: MSNBC.

My ra sao cam TikTok anh 1

My ra sao cam TikTok anh 1
Người Mỹ lo lắng về việc mất quyền truy cập vào ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Ảnh: MSNBC.
Nhưng hiện tại, cô dành vài giờ cho ứng dụng này mỗi ngày, tìm kiếm các nội dung như học thêm kiến thức tại nhà và các công thức nấu ăn cho gia đình. Cô còn tìm thấy những người dùng có cùng quan điểm với mình. Đối với cô ấy, mất TikTok đồng nghĩa với việc mất đi một cộng đồng quen thuộc.
“Tôi kết bạn với tất cả những bà mẹ này trên khắp thế giới, mặc dù chưa bao giờ thực sự gặp họ trực tiếp. Tôi chắc chắn sẽ rất buồn nếu mất đi điều đó”, Ciolli nói.
Đối với những người vừa có những trải nghiệm đau buồn, TikTok còn đóng vai trò như một cuốn “nhật ký số”.
Sau khi con gái qua đời vì bệnh ung thư hiếm gặp, Gabrielle Valdez (30 tuổi) đã dùng TikTok để nâng cao nhận thức về bệnh ung thư ở trẻ em và kết nối với những người khác đang trải qua mất mát tương tự.
Valdez cho biết việc phát triển cộng đồng trên TikTok dễ dàng hơn so với các nền tảng khác, nơi cô phải “trả tiền” để “được lắng nghe”. TikTok giúp cô có khả năng tiếp cận rộng khắp và mức độ tương tác tích cực nhờ các các hashtag.
Carson Drain (29 tuổi) dùng TikTok lần đầu vào năm 2022, sau khi mất cả cha lẫn mẹ. “Tôi sẽ mất cả một cộng đồng”, Drain chia sẻ cảm nghĩ về lệnh cấm TikTok. Cô đã tìm thấy một cộng đồng và sự trợ giúp về mặt tinh thần trên TikTok. “TikTok khiến tôi nhận ra rằng mình không đơn độc với nỗi buồn, sự tức giận và trầm cảm”, cô gái nói với Washington Post.

TIKTOK LÀ “CẦN CÂU CƠM” CỦA NHIỀU NGƯỜI​

Nhà sáng tạo nội dung Ariana Afshar, còn được gọi là @arianajasmine trên TikTok, thường làm video về tin tức chính trị. Sau khi Hạ viện thông qua luật TikTok, cô ấy đã tự quay phim, ghép phía trước ảnh chụp màn hình CNN đưa tin về dự luật. Cô nói: “Điều này sẽ chỉ làm tổn hại đến niềm tin của mọi người đối với chính phủ”.
Bởi vì hầu hết khán giả của cô là Gen Z và Millennials, Afshar lo lắng rằng việc Hạ viện và Thượng viện thông qua một dự luật như vậy sẽ khiến những người trẻ tuổi ít bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm nay. "Hiệu ứng cánh bướm sẽ lớn hơn nhiều so với những gì các nhà lập pháp đang dự tính lúc này”, cô nói.

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký thành luật điều khoản buộc ByteDance (công ty mẹ của TikTok) phải thoái vốn khỏi Mỹ. Ảnh: Shutterstock.

My ra sao cam TikTok anh 2

My ra sao cam TikTok anh 2
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký thành luật điều khoản buộc ByteDance (công ty mẹ của TikTok) phải thoái vốn khỏi Mỹ. Ảnh: Shutterstock.
Đối với nhiều người sáng tạo nội dung khác, TikTok còn là “cần câu cơm”. Họ xây dựng doanh nghiệp của mình trên TikTok và đây cũng là cách khách hàng biết đến họ. Tình trạng bấp bênh của TikTok đang khiến nhiều người trong số họ lo lắng về sinh kế của mình.
"Nó ảnh hưởng đến mọi thứ, thậm chí ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của chúng tôi", Nadya Okamoto, người sáng lập start-up August, chuyên bán các sản phẩm sức khỏe phụ nữ, cho biết.
"Chúng tôi đã có thể phát triển một cách tự nhiên. Nhưng điều đáng sợ là với tư cách là chủ doanh nghiệp nhỏ, chúng tôi không biết sự phát triển này sẽ như thế nào trong tương lai”, cô chia sẻ với New York Times.

Okamoto thậm chỉ còn mở một chiến dịch gửi thư đến Tổng thống Biden để phản đối việc thông qua dự luật. Được cập nhật lần cuối vào 22/4, bức thư đã có 47 chữ ký từ những nhà sáng tạo nội dung TikTok.
 
Cấm đi em là người đầu tiên ủng hộ.

Để 2 thằng cháu ko phải lúc nào cũng dán mắt vài dt.

Đi lấy cơm, cầm cái chén, mắt dán vào toktok.

Mút cơm vào chén, mắt dán vào toktok. Tay thì múc cơm mà múc 15p chưa xong. Vì tay đã dừng ko động đẩy j nhưng mắt vẫn típ tục coi toktok.

Mở tủ lạnh lấy đồ, mắt dán vào toktok. Cửa tủ lạnh mở 10p chưa lấy j ra. Mắt vẫn tiếp tục coi.

Vừa đi mắt vừa dán vào toktok.

Có thể nói ngoại trừ lúc ngủ và học trên lớp thì tay lúc nào cũng cầm dt và mắt dán vào toktok.

Mà 2 đứa, 8t và 11t thôi.

Nhìn là mún nhảy vào quăng dt của 2 đứa nó rồi bạt cho mấy cái bạt tay.



Kêu má nó đừng cho xài dt sớm thì ko nghe. Còn mua thêm cục sạc dự phòng cho tụi nó. Chắc sợ tụi nó ko đủ pin để coi dt hay sao áh. :sad:
 
tiktok nổi lên lộ rõ mấy con genz làm phò chuyên nghiệp , giờ mất cần câu đéo có ai chú ý nên buồn thui thủi à mấy ní
 
Cấm đi em là người đầu tiên ủng hộ.

Để 2 thằng cháu ko phải lúc nào cũng dán mắt vài dt.

Đi lấy cơm, cầm cái chén, mắt dán vào toktok.

Mút cơm vào chén, mắt dán vào toktok. Tay thì múc cơm mà múc 15p chưa xong. Vì tay đã dừng ko động đẩy j nhưng mắt vẫn típ tục coi toktok.

Mở tủ lạnh lấy đồ, mắt dán vào toktok. Cửa tủ lạnh mở 10p chưa lấy j ra. Mắt vẫn tiếp tục coi.

Vừa đi mắt vừa dán vào toktok.

Có thể nói ngoại trừ lúc ngủ và học trên lớp thì tay lúc nào cũng cầm dt và mắt dán vào toktok.

Mà 2 đứa, 8t và 11t thôi.

Nhìn là mún nhảy vào quăng dt của 2 đứa nó rồi bạt cho mấy cái bạt tay.



Kêu má nó đừng cho xài dt sớm thì ko nghe. Còn mua thêm cục sạc dự phòng cho tụi nó. Chắc sợ tụi nó ko đủ pin để coi dt hay sao áh. :sad:
Cái này nên chửi phụ huynh thôi chứ Tiktok hay chính phủ nó ko có lỗi hay liên quan gì cả :byebye:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cấm đi em là người đầu tiên ủng hộ.

Để 2 thằng cháu ko phải lúc nào cũng dán mắt vài dt.

Đi lấy cơm, cầm cái chén, mắt dán vào toktok.

Mút cơm vào chén, mắt dán vào toktok. Tay thì múc cơm mà múc 15p chưa xong. Vì tay đã dừng ko động đẩy j nhưng mắt vẫn típ tục coi toktok.

Mở tủ lạnh lấy đồ, mắt dán vào toktok. Cửa tủ lạnh mở 10p chưa lấy j ra. Mắt vẫn tiếp tục coi.

Vừa đi mắt vừa dán vào toktok.

Có thể nói ngoại trừ lúc ngủ và học trên lớp thì tay lúc nào cũng cầm dt và mắt dán vào toktok.

Mà 2 đứa, 8t và 11t thôi.

Nhìn là mún nhảy vào quăng dt của 2 đứa nó rồi bạt cho mấy cái bạt tay.



Kêu má nó đừng cho xài dt sớm thì ko nghe. Còn mua thêm cục sạc dự phòng cho tụi nó. Chắc sợ tụi nó ko đủ pin để coi dt hay sao áh. :sad:

Theo bạn đây là lỗi của má tụi nhỏ, lỗi của tụi nhỏ hay lỗi của Tiktok?

Như con dao thôi, nếu dùng nó để gọt hoa quả, thái thịt, và làm các nhiệm vụ phục vụ con người... thì nó sẽ là công cụ hữu ích.

Nhưng nếu cầm nó đi giết người thì nó là công cụ gây án.

Vậy chẳng lẽ khi có nhiều án mạng xảy ra thì cấm không được sử dụng dao nữa à?

Suy nghĩ rộng ra bạn ơi, cái gì cũng có 2 mặt của nó, xem vai trò của người lớn trong việc quản lý mấy đứa nhỏ trước đã.
 
Theo bạn đây là lỗi của má tụi nhỏ, lỗi của tụi nhỏ hay lỗi của Tiktok?

Như con dao thôi, nếu dùng nó để gọt hoa quả, thái thịt, và làm các nhiệm vụ phục vụ con người... thì nó sẽ là công cụ hữu ích.

Nhưng nếu cầm nó đi giết người thì nó là công cụ gây án.

Vậy chẳng lẽ khi có nhiều án mạng xảy ra thì cấm không được sử dụng dao nữa à?

Suy nghĩ rộng ra bạn ơi, cái gì cũng có 2 mặt của nó, xem vai trò của người lớn trong việc quản lý mấy đứa nhỏ trước đã.
Cấm để tụi nhỏ khỏi coi, cũng bớt mấy content nhảm để tụi nhóc khỏi bắt chước.
 
báu bở éo gì 1 cái app củ loz vô dụng. Ko có app này thì lập tức có ngàn cái app khác nổi lên thay thế, dân Mỹ éo bao h thiếu tiềm lực để làm 1 cái app kiểu này cả.
 
Theo bạn đây là lỗi của má tụi nhỏ, lỗi của tụi nhỏ hay lỗi của Tiktok?

Như con dao thôi, nếu dùng nó để gọt hoa quả, thái thịt, và làm các nhiệm vụ phục vụ con người... thì nó sẽ là công cụ hữu ích.

Nhưng nếu cầm nó đi giết người thì nó là công cụ gây án.

Vậy chẳng lẽ khi có nhiều án mạng xảy ra thì cấm không được sử dụng dao nữa à?

Suy nghĩ rộng ra bạn ơi, cái gì cũng có 2 mặt của nó, xem vai trò của người lớn trong việc quản lý mấy đứa nhỏ trước đã.
Giờ khó nói lắm. Bọn trẻ nó còn học nhau. Dù có muốn ko cho dùng thì bọn nó đi học cũng khoe nhau những cái chúng nó biết như ae khoe truyện tranh ngày xưa, sau đấy thì cứ thế học nhau xem thôi. Hi vọng mấy năm nữa đúc rút được phương án để sau này còn có hướng giáo dục con cái theo hướng sống chung chứ ko thể cấm cản hoàn toàn dc.
Cháu nhà tôi đây, ông bà hồi bé dậy ko cho chơi game các kiểu, gắt lắm, thế mà giờ thằng đấy học lớp 4 mà nó chơi game trên đt xong chửi em gái chơi ngu khét lẹt luôn
 
báu bở éo gì 1 cái app củ loz vô dụng. Ko có app này thì lập tức có ngàn cái app khác nổi lên thay thế, dân Mỹ éo bao h thiếu tiềm lực để làm 1 cái app kiểu này cả.
Làm đi :smile: nó đấm cho fb tw không ngẩng mặt nên nổi, sau đó đấm tiếp mấy sàn tmdt rồi đó.
 
báu bở éo gì 1 cái app củ loz vô dụng. Ko có app này thì lập tức có ngàn cái app khác nổi lên thay thế, dân Mỹ éo bao h thiếu tiềm lực để làm 1 cái app kiểu này cả.

Làm thì làm được. Nhưng mà như thằng Google fail cái mạng xã hội vì đ ai dùng đấy.

Sent from Xiaomi M2010J19SG using vozFApp
 
Chúng nó coi YouTube, FB, này kia. Chả liên quan mẹ gì tới tiktok và người nhà bạn nghiện cr

Sent from Xiaomi M2010J19SG using vozFApp
Thì 2 đứa cháu nó bị nghiện mà. Mà tụi nó nghiện toktok.
Đi đâu cũng cầm dt lên coi toktok hết áh.

Hên là 2 đứa đó ko phải con em. Là con em thì cho chúng nó moin người 1 trận rồi :what:
 
Làm thì làm được. Nhưng mà như thằng Google fail cái mạng xã hội vì đ ai dùng đấy.

Sent from Xiaomi M2010J19SG using vozFApp
nhưng mà anh ơi, đối thủ bị cấm kinh doanh thì fail thế đ nào đc. Gõ còm thì lắp não hộ tôi cái.
 
báu bở éo gì 1 cái app củ loz vô dụng. Ko có app này thì lập tức có ngàn cái app khác nổi lên thay thế, dân Mỹ éo bao h thiếu tiềm lực để làm 1 cái app kiểu này cả.
Anh nghĩ đơn thuần chỉ là code và viết app thôi à :LOL: Thế thì khỏi cần Mỹ mang về Việt Nam thôi nó cũng code ra app y chang nhưng Tiktok là tiktok ;)) không phải ngẫu nhiên nó phát triển mạnh thế :)). Tôi ko dùng tiktok nhưng tôi có cài và trải nghiệm thử nó thì tôi thấy nó hơn các app phương tây ở cách tiếp cận với thị trường. Cả Tiktok và các mạng xã hội đều hướng đén mục đích sau cùng là thu tiền từ người dùng. Nhưng các các công ty phương Tây luôn chủ trương thu phí trước, cắt nhỏ ra cái gì cũng thu phí. Các ông nghĩ đến chính các ông trước khi nghĩ đến trải nghiệm khách hàng. Còn thằng Tiktok thì nó hỗ trợ hết, từ các công cụ linh tinh, chỉnh sửa các kiểu nó cho dùng hết. Kết quả thì anh cứ nhìn là thấy reel FB hay Insta cũng làm nội dung ngắn sao ko cạnh tranh nổi Tiktok :))

Giống như anh đi ăn cơm 50k suất
Với một hàng: Cơm 45k + 5k tiền gửi xe.
 
Thì cấm toktok để tụi nó khỏi coi nữa.
có cấm thì nó cũng nhảy sang nền tảng khác thôi bạn hồi xưa youtụp với facebook chả giang hồng hay thử ăn mờ trong nhà vệ sinh:byebye: cái chính mấy bọn tạo ra nội dung cấm nền tảng này nó nhẩy sang nền tảng khác thì cũng thế à :big_smile:
 
Theo bạn đây là lỗi của má tụi nhỏ, lỗi của tụi nhỏ hay lỗi của Tiktok?

Như con dao thôi, nếu dùng nó để gọt hoa quả, thái thịt, và làm các nhiệm vụ phục vụ con người... thì nó sẽ là công cụ hữu ích.

Nhưng nếu cầm nó đi giết người thì nó là công cụ gây án.

Vậy chẳng lẽ khi có nhiều án mạng xảy ra thì cấm không được sử dụng dao nữa à?

Suy nghĩ rộng ra bạn ơi, cái gì cũng có 2 mặt của nó, xem vai trò của người lớn trong việc quản lý mấy đứa nhỏ trước đã.
Vậy anh có dám đưa con dao cho đứa trẻ 3-4 tuổi ko?
Người lớn cầm dao nhưng họ ý thức được nguy hiểm, trẻ em thì không.
 
Back
Top