Ý nghĩa tên gọi của các đường phố

Status
Not open for further replies.

khoi2712

Đã tốn tiền
Đường Đê La Thành và phố Khâm Thiên là hai địa điểm nổi tiếng của thủ đô Hà Nội mà kể cả những người dân tỉnh khác cũng thường nghe nhắc tới. Vậy ý nghĩa tên gọi hai địa điểm này là gì?
Trước hết ta nói về Đê La Thành. “La Thành” ở đây được cho là thành Đại La, tức tên cũ của thành Thăng Long trước khi vua Lý Thái Tổ dời đô về đây. Do có một con đê bao quanh để ngăn lũ tại vùng đất này nên gọi là Đê La Thành.
Về phố Khâm Thiên, đây là con phố nằm ở khu vực cửa Nam thành Thăng Long xưa, cũng là một tên làng xưa, do ở đây có cơ quan “Khâm Thiên Giám”, tức là “Quan sát bầu trời theo lệnh nhà vua”. Cơ quan này có nhiệm vụ quan sát khí tượng, ghi nhận các hiện tượng vũ trụ, báo mùa vụ cho dân chúng cũng như ban hành lịch cho triều đình.
(Tham khảo từ nhiều nguồn)
Ngoài ra còn rất nhiều tên đường phố khác với những khởi nguồn thú vị. Các thím vozer biết được ví dụ nào không?
 
Last edited:
Đường Đê La Thành và phố Khâm Thiên là hai địa điểm nổi tiếng của thủ đô Hà Nội mà kể cả những người dân tỉnh khác cũng thường nghe nhắc tới. Vậy ý nghĩa tên gọi hai địa điểm này là gì?
Trước hết ta nói về Đê La Thành. “La Thành” ở đây được cho là thành Đại La, tức tên cũ của thành Thăng Long trước khi vua Lý Thái Tổ dời đô về đây. Do có một con đê bao quanh để ngăn lũ tại vùng đất này nên gọi là Đê La Thành.
Về phố Khâm Thiên, đây là con phố nằm ở khu vực cửa Nam thành Thăng Long xưa, cũng là một tên làng xưa, do ở đây có cơ quan “Khâm Thiên Giám”, tức là “Quan sát bầu trời theo lệnh nhà vua”. Cơ quan này có nhiệm vụ quan sát khí tượng, ghi nhận các hiện tượng vũ trụ, báo mùa vụ cho dân chúng cũng như ban hành lịch cho triều đình.
(Tham khảo từ nhiều nguồn)
Ngoài ra còn rất nhiều tên đường phố khác ở Hà Nội với những khởi nguồn thú vị. Các thím vozer biết được ví dụ nào không?
Có thể các bạn chưa biết: gần Đường Lạc Long Quân giao cắt Âu Cơ, Quận 11 có một con hẻm nhỏ mang tên đường Thị xã Bình Dương, ý nghĩa nó là khu nhà nghèo, khu nhà giàu thì nó ly khai rồi :boss:
 
Có thể các bạn chưa biết: gần Đường Lạc Long Quân giao cắt Âu Cơ, Quận 11 có một con hẻm nhỏ mang tên đường Thị xã Bình Dương, ý nghĩa nó là khu nhà nghèo, khu nhà giàu thì nó ly khai rồi :boss:
Nhà giàu li khai thành Thủ Dầu Một à o_O
 
Nhà giàu li khai thành Thủ Dầu Một à o_O
Biết đâu? Chắc giàu, cái nhà thờ ở Thủ Dầu Một mình thấy hoành tráng hơn mấy nhà thờ trên Đăk Lăk, kể cả BMT dù trên ấy lắm đại gia và dân theo Đạo cũng chẳng ít, khéo đẹp hơn cả Nhà Thờ Đức Bà :byebye:
 
Cầu Giấy là cái cầu bằng gạch, hồi xưa người ngồi dưới chân cầu này để làm giấy rất nhiều nên gọi là cầu giấy
qua thời gian cây cầu này đã bị phá huỷ không còn vết tích nữa
chứ không phải nhiều người nhầm các cây cầu dọc sông tô lịch hiện nay là có tên cũ là cầu giấy đâu
 
Cầu Chợ Cầu ở đường Quang Trung, vì cầu nằm gần Chợ Cầu nên ngta gọi là cầu Chợ Cầu, còn cái Chợ Cầu vì nó nằm gần cái cầu Chợ Cầu nên ngta gọi nó là Chợ Cầu :D
 
Cầu Chợ Cầu ở đường Quang Trung, vì cầu nằm gần Chợ Cầu nên ngta gọi là cầu Chợ Cầu, còn cái Chợ Cầu vì nó nằm gần cái cầu (Chợ Cầu) nên ngta gọi nó là Chợ Cầu :D
Khúc trong ngoặc này bỏ đi mới đúng thím.
Cái cầu có trước, không có tên (hoặc tên cũ không ai nhớ).
Sau đó người ta họp chợ ở đấy, mới gọi cái chợ đó là Chợ Cầu.
Sau đó cái cầu được sửa lại và đặt tên là cầu Chợ Cầu.
 
Hòe Nhai: đường có từ thời Lý, vua Lý không rõ vua nào yêu cầu triều thần phải trồng 1 cây hòe trên đường từ Hoàng thành ra tới bến đông (đê Yên Phụ ngày nay) nên đường này được gọi là "đường cây hòe" tức hòe nhai. Đây cũng là 1 trong số ít con đường mà người ta lấy tên để đặt cho thôn xóm, đình đền.
 
Đi ngang phan xích long không hiểu sao người ta đặt tên đường là hoa này hoa kia dù trên đường không có bóng dáng loài cây đó :(

via theNEXTvoz for iPhone
 
Có thể các bạn chưa biết: gần Đường Lạc Long Quân giao cắt Âu Cơ, Quận 11 có một con hẻm nhỏ mang tên đường Thị xã Bình Dương, ý nghĩa nó là khu nhà nghèo, khu nhà giàu thì nó ly khai rồi :boss:
Anh này không biết rõ thì đừng chém gió linh tinh. Cái đường mà anh bảo là "Thị xã Bình Dương" thì thực tế nó tên là Bình Dương thị xã. Tại sao lại là Bình Dương thị xã mà ko phải là ngược lại. Vốn dĩ tên gốc của nó là Bình Dương thi xã, một nhóm thi sĩ do Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh lập nên. Qua thời gian, do sự thiếu hiểu biết của người dân nên dần dần con đường bị đổi tên thành như vậy chứ chẳng phải là do giàu nghèo gì ở đây cả. Việc tên đường bị sai thì đã có rất nhiều trường hợp tương tự rồi.
Sau đó, Lê Quang Định kết bạn với Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh. Họ là những người tâm đầu ý hợp, cùng giỏi thơ văn, cả ba người lập ra một hội làm thơ gọi là Bình Dương thi xã được giới văn sĩ đương thời hưởng ứng.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3098/16442/vi-quan-dja-tai-dji-su-xin-djoi-ten-nuoc.html)
 
Các đường phố cũ ở Hà Nội thuộc khu nhượng địa đa số mang tên các danh tướng nhà Trần: Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Trần Thánh Tông, Dã Tượng, Yết Kiêu, Hàn Thuyên, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Nguyễn Trung Ngạn,... Đặc biệt là cuối mỗi phố đều có địa danh liên quan đến cuộc đời các ông:
Trên đường Trần Quang Khải thì có các phố nhỏ Chương Dương Độ, Hàm Tử Quan là các trận đánh lớn gắn với tên tuổi ngài.
Trên phố Trần Hưng Đạo có các phố Dã Tượng, Yết Kiêu là các tùy tướng thân tín. Phố Phạm Ngũ Lão xưa cũng chạy đến Trần Hưng Đạo, giờ bị doanh trại quân đội chẹn ngang đường. Đầu phố THĐ có ngõ Tức Mặc là quê của họ Trần, cuối phố có phố Vạn Kiếp là đất phong của Đức Thánh Trần.
Đường Trần Khánh Dư cuối đường có phố Vân Đồn là đất phong và là trận chiến mang lại tên tuổi của ông.
Đường Nguyễn Khoái thì dẫn về Hưng Yên là đất phong của ông.
Đường Bạch Đằng thì chạy song song với đê.
Đường Trần Khát Chân là đoạn tường thành cũ, cũng là rìa đất phong của ông (Các làng "Mai" mà có bác nói trên kia)
 
Nhờ các vozer thông thái giải thích
1715424641619.png
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top