Ý nghĩa tên gọi của các đường phố

Status
Not open for further replies.
Cầu Chợ Cầu ở đường Quang Trung, vì cầu nằm gần Chợ Cầu nên ngta gọi là cầu Chợ Cầu, còn cái Chợ Cầu vì nó nằm gần cái cầu Chợ Cầu nên ngta gọi nó là Chợ Cầu :D
ngày xưa ở trọ ngay chân cầu luôn
 
Quần ngựa là trường đua ngựa thời Pháp thuộc, còn mấy cái kia là tên đình chùa thôi fen
Tên nôm của mấy làng đấy. Ở miền Bắc các làng thường có 2 tên, tên nôm từ thời xưa gắn với đặc điểm của làng. Còn tên chữ thì bắt đầu từ thời Tự Đức ( nói chung từ thời Nguyễn) vua bắt đổi tên nghe cho "đẹp".
 
Xa lộ Hà Nội trước là Xa lộ Đại Hàn do người Hàn được thuê qua đây xây ở thời chế độ cũ
chính xác là Hàn có đưa quân đội qua tham chiến, đường này do lực lượng công binh trong đội quân HQ xây.
 
Anh này không biết rõ thì đừng chém gió linh tinh. Cái đường mà anh bảo là "Thị xã Bình Dương" thì thực tế nó tên là Bình Dương thị xã. Tại sao lại là Bình Dương thị xã mà ko phải là ngược lại. Vốn dĩ tên gốc của nó là Bình Dương thi xã, một nhóm thi sĩ do Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh lập nên. Qua thời gian, do sự thiếu hiểu biết của người dân nên dần dần con đường bị đổi tên thành như vậy chứ chẳng phải là do giàu nghèo gì ở đây cả. Việc tên đường bị sai thì đã có rất nhiều trường hợp tương tự rồi.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3098/16442/vi-quan-dja-tai-dji-su-xin-djoi-ten-nuoc.html)
Cảm ơn thím đã update kiến thức, trước giờ mình cứ tưởng “ con đường kết nghĩa” :sweat:
 
Khúc trong ngoặc này bỏ đi mới đúng thím.
Cái cầu có trước, không có tên (hoặc tên cũ không ai nhớ).
Sau đó người ta họp chợ ở đấy, mới gọi cái chợ đó là Chợ Cầu.
Sau đó cái cầu được sửa lại và đặt tên là cầu Chợ Cầu.
Mình cũng nghĩ như thím, như vậy là hợp lý nhất rồi, nhưng không rõ có đúng không, còn cmt của mình chủ yếu vui vẻ thôi :D
 
chính xác là Hàn có đưa quân đội qua tham chiến, đường này do lực lượng công binh trong đội quân HQ xây.
Còn chỗ mình có đoạn quốc lộ 25 xưa do pháp làm, người dân tộc Jarai gọi là tlèan prăng hoặc tlean prăng , prăng do đọc lệch từ France, tlèan prăng dịch ra tiếng Kinh là đường Pháp, đường do pháp làm.
 
Địa danh Rạch Miễu trong đó chữ Miễu (hay còn đọc là Diểu) được ghép từ 3 chữ Thủy trong tiếng Hán.
Các cụ xưa chơi chữ, lấy chữ Miễu đặt cho con sông này vì từ Rạch Miễu tách ra 3 nhánh đầu tiên của sông Cửu Long.
 
sau 75,đường Gia Long ở hcm city(Saigon 49 years ago) đổi tên thành Lý tự trọng(chiến sĩ vc),thời thế thay đổi nó thế!
O92DbXG.gif

 
Tràng Thi: thời phong kiến phố này là chỗ thi Hương (Tràng: chỗ đất đông người, Thi: thi thố). Tên này có từ thế kỉ 19, Đến thời Pháp phố này có tên là phố Desbordes. Sau khi Pháp rút về thì phố này phục hồi lại tên cũ cho tới bây giờ.
 
Đường Đê La Thành và phố Khâm Thiên là hai địa điểm nổi tiếng của thủ đô Hà Nội mà kể cả những người dân tỉnh khác cũng thường nghe nhắc tới. Vậy ý nghĩa tên gọi hai địa điểm này là gì?
Trước hết ta nói về Đê La Thành. “La Thành” ở đây được cho là thành Đại La, tức tên cũ của thành Thăng Long trước khi vua Lý Thái Tổ dời đô về đây. Do có một con đê bao quanh để ngăn lũ tại vùng đất này nên gọi là Đê La Thành.
Về phố Khâm Thiên, đây là con phố nằm ở khu vực cửa Nam thành Thăng Long xưa, cũng là một tên làng xưa, do ở đây có cơ quan “Khâm Thiên Giám”, tức là “Quan sát bầu trời theo lệnh nhà vua”. Cơ quan này có nhiệm vụ quan sát khí tượng, ghi nhận các hiện tượng vũ trụ, báo mùa vụ cho dân chúng cũng như ban hành lịch cho triều đình.
(Tham khảo từ nhiều nguồn)
Ngoài ra còn rất nhiều tên đường phố khác với những khởi nguồn thú vị. Các thím vozer biết được ví dụ nào không?
Đường Cổ Ngư xưa, chầm chậm bước ta về.

Sau này vận động thanh niên mở rộng đường cổ ngư nên đổi tên là đường Thanh niên.

Tank thích tên cũ hơn.
 
Ở ngay trung tâm quận 1 có 2 đường song song Alexsander Rohe ( cha đắc lộ ) và Hàn Thuyên
Cha Đắc Lộ là người cho xuất bản cuốn từ điển Việt - Bồ - La là người đầu tiên hệ thống lại việc dùng ký tự Latinh kể ký âm Tiếng Việt , đặt nền móng cho chữ Quốc ngữ ngày nay
Còn Hàn Thuyên làm quan tới Thượng Thư hình bộ thời Trần, là người có công phát triển chữ Nôm
 
Đường Cổ Ngư xưa, chầm chậm bước ta về.

Sau này vận động thanh niên mở rộng đường cổ ngư nên đổi tên là đường Thanh niên.

Tank thích tên cũ hơn.
Cổ ngư đọc trại từ Cố ngự. Cố ngự là 1 con đê đc đắp lên để chia hồ tây thành 1 vùng nước nhỏ để nuôi cá. Giờ vùng nước đó là hồ Trúc bạch.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top