Ngoại giao “truyện tranh”

minimiz123

Senior Member

Trong chuyến thăm chính thức Pháp đầu tháng 5 này, thủ tướng Kishida Fumio đã có cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Gabriel Attal để thảo luận về sự hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực. Nhưng có một chủ đề thú vị được các nhà lãnh đạo đề cập đến, đó là bộ truyện tranh "Dragon Ball" (tựa tiếng Việt: 7 viên ngọc rồng).​



Ngoại giao “truyện tranh”

Thủ tướng Kishida đã tặng Tổng thống Macron một món quà đặc biệt, đó là bộ ly Edo Kiriko in hình các nhân vật trong bộ truyện tranh “Dragon Ball”. Edo Kiriko là bộ ly thủy tinh được làm theo cách truyền thống ở Tokyo. Các quan chức Chính phủ Nhật Bản cho biết, “Dragon Ball” là bộ truyện tranh yêu thích của Tổng thống Macron. Tờ báo Nhật Bản Sankei Shimbun kể lại rằng, khi nhà văn truyện tranh manga Nhật Bản Akira Toriyama, tác giả bộ truyện “Dragon Ball” qua đời ngày 1-3 vừa qua, Tổng thống Macron đã đăng trên mạng xã hội X (trước là Twitter) bức tranh có chữ ký của họa sĩ Toriyama, kèm theo lời chia buồn. Bài viết này đã được hàng triệu người chia sẻ sau đó.
Một ngày trước đó, ngài Kishida đã tặng người đồng cấp Pháp Attal bộ kokeshi, gồm 3 nhân vật trong “Dragon Ball”, trong đó có nhân vật chính Son Goku. Kokeshi là búp bê bằng gỗ truyền thống của Nhật Bản không có tay chân và đầu tròn. Tại cuộc tiếp, Thủ tướng Attal cho biết, ông là thành viên của Nhóm hữu nghị Pháp-Nhật và ông cảm thấy gần gũi với Nhật Bản. Vị thủ tướng trẻ nhất nước Pháp nhớ lại những kỷ niệm khi đến thăm thành phố Nara của Nhật Bản và nói rằng “nhiều người Pháp đọc truyện tranh như Dragon Ball”. “Dragon Ball” cũng góp phần làm “nóng” cuộc trao đổi giữa hai bên.
Bộ truyện tranh “Dragon Ball” được xuất bản nhiều kỳ từ năm 1984 đến 1995, là tác phẩm tiêu biểu, đã mang lại cho nhà văn Toriyama danh tiếng và sự giàu có. “Dragon Ball” kể về quá trình trưởng thành của nhân vật Son Goku, qua các lần tầm sư học võ và khám phá thế giới để truy tìm các viên ngọc rồng với điều ước từ rồng thiêng. Cậu gặp nhiều bạn bè và cùng chống lại thế lực thù địch có âm mưu đánh cắp viên ngọc rồng để làm bá chủ trái đất. Bộ truyện “Dragon Ball” sau đó đã được chuyển thể thành phim hoạt hình và phiên bản người đóng. Tính đến nay đã có hàng trăm triệu bộ truyện “Dragon Ball” đã được bán trên thế giới, trong đó có hơn 150 triệu bộ được bán ở quê hương Nhật Bản.
Ngoại giao “truyện tranh”
Bức tranh vẽ các nhân vật trong "Dragon Ball" có chữ ký của nhà văn Akira Toriyama được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đăng tải trên mạng xã hội X hồi tháng 3 vừa qua. Ảnh: db-z.com

Trong số các nước châu Âu, Pháp được coi là nơi phổ biến nhất đối với phim hoạt hình Nhật Bản. Sự bùng nổ phim hoạt hình Nhật Bản bắt đầu từ thập niên 1990 và tiếp tục cho đến ngày nay. Đặc biệt, độ nổi tiếng của “Dragon Ball” ở Pháp còn ngoài sức tưởng tượng, đến nỗi nhiều người được hỏi trong các cuộc thăm dò khẳng định họ biết “cha đẻ” của truyện tranh này là ai.
Báo cáo của một công ty New Zealand từ năm 2018 chỉ ra rằng, người Pháp thích “Dragon Ball” hơn bất cứ các anime (truyện tranh) nào khác. “Mức độ phổ biến của Dragon Ball ở Pháp rất mạnh mẽ”, Báo Sankei Shimbun nhận định. Tờ báo Nhật Bản thậm chí còn suy luận rằng “đây chính là điều khiến văn hóa manga Nhật Bản được đánh giá cao tại thị trường Pháp”. Hơn nữa, tác giả Akira Toriyama cũng nổi tiếng ở Pháp đến mức ông được Chính phủ Pháp phong là Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương.

tổng thống fan cx là wibu này @Kyo Sohma
FY7e6U1.png
 
tưởng tụi khựa mới wibu là số 1
uzQb2yt.png
Khựa tiền nhiều nhưng toxic. Với cả nó cấm nhiều cái quá (cấm cả một số seiyuu lồng tiếng anime).

Pháp tiêu thụ manga ác, mà bọn nó có nhiều phiên bản limited vcl.
 
Lần đầu biết đến truyện tranh pháp-bỉ: lucky, xì trum, iznougood, sau này mới đọc đến manga doremon, ninja loạn thị, ninja hattori, kế đến là manga trinh thám: conan, toma, rồi sau nữa mới đến shounen, mới đó hơn 2 chục năm rồi :(

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top