Vụ hàng trăm người ngộ độc sau ăn bánh mì: Bán đầy đường, không thể quản lý?

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Sau vụ ngộ độc bánh mì ở TP Long Khánh, Sở Y tế Đồng Nai cho biết đây là 'hồi chuông cảnh báo' về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở cơ sở.

1714789729929.png

Chủ tịch UBND TP Long Khánh (Đồng Nai) trực tiếp đến bệnh viện kiểm tra, chỉ đạo công tác điều trị cho các bệnh nhân - Ảnh: A.B.

Trong đó, do có các khái niệm về kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp, tương ứng với các cấp quản lý khác nhau đã sinh ra lỗ hổng lớn trong quản lý.

Bánh mì kẹp thịt chỗ nào cũng có

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, khu vực TP Biên Hòa (Đồng Nai) có nhiều khu công nghiệp nên các hàng quán nhỏ lẻ, bánh mì kẹp nằm nhan nhản ở nhiều khu vực.

Tại các phường Hóa An, Long Bình Tân, Long Bình công nhân đi làm ca sáng hay ca đêm trở về đều thường ghé các quán bánh mì, bánh cuốn... mua ăn nhưng cũng không màng đến điểm bán có an toàn vệ sinh thực phẩm hay không.

Chị Thùy Vân, công nhân làm ở một công ty tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2, chia sẻ: "Cứ thèm bánh mì, bánh cuốn thì vào mua chứ có bao giờ để ý quán có an toàn thực phẩm không. Như quán bánh mì kẹp thịt chỗ nào cũng có. Công nhân qua lại trên đường có đói thì tấp vào mua, vừa đủ túi tiền vừa thuận tiện".

Sau vụ ngộ độc bánh mì, một bác sĩ từng làm trong lĩnh vực y tế dự phòng cho rằng thực tế nhan nhản nhiều hàng quán vỉa hè đặt tại các phường xã không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Người dân có nhu cầu vào mua ăn, còn việc quản lý ở cơ sở vẫn còn lỏng lẻo. Khi xảy ra ngộ độc mới phát hiện cơ sở đó không phép hoặc không tuân thủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vị này nói thêm tỉnh Đồng Nai có hơn 30 khu công nghiệp, đi liền với đó là hàng quán bán nhỏ lẻ cho công nhân nhưng việc quản lý, cấp phép cho cơ sở bán thức ăn đường phố không phải dễ dàng. Nếu không có giải pháp chấn chỉnh thì những ca ngộ độc tập thể vẫn có thể tái diễn.

Ông Nguyễn Văn Bình, phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, cho rằng vụ ngộ độc bánh mì xảy ra ở TP Long Khánh là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh thực phẩm. Hiện sở cùng các địa phương đang rà soát và chấn chỉnh nghiêm túc các hàng quán không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sử dụng giấy phép ở địa chỉ khác

Trong ngày 3-5, lãnh đạo Sở Y tế báo cáo với đoàn công tác của Bộ Y tế đã có gần 500 ca ngộ độc ở tiệm bánh mì Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại TP Long Khánh. Tiệm bánh mì Cô Băng trung bình mỗi ngày bán hơn 1.000 ổ. Ngày 30-4, người dân mua bánh mì ở tiệm trên ăn thì xảy ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nhập viện...

Tính đến trưa 3-5, có tổng cộng 487 ca vào các bệnh viện ở Đồng Nai cấp cứu sau khi ăn bánh mì thịt. Đến nay có 12 bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thì có 2 ca tiên lượng rất nặng, phải thở máy kết hợp lọc máu.

Ngoài ra có 2 ca khác tiên lượng nặng, các ca còn lại đang theo dõi sát. Trong khi đó, hơn 300 ca đang điều trị ở các bệnh viện còn lại đang tạm ổn, chưa có tình huống trở nặng xảy ra.

Giải thích việc xảy ra ngộ độc ở tiệm bánh mì trên, Sở Y tế Đồng Nai cho hay tại thời điểm điều tra, tiệm bánh mì Cô Băng không có giấy phép kinh doanh tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP Long Khánh.

Tuy nhiên, bà Băng sử dụng giấy phép kinh doanh đã cấp cho con gái bà Băng (đã đi nước ngoài) có địa chỉ ở nơi khác. Bà Băng giải thích với đoàn kiểm tra vẫn đóng thuế đầy đủ hằng tháng, chỉ đổi địa chỉ và "nghĩ có giấy phép kinh doanh" là được.

Cũng theo Sở Y tế, tiệm bánh mì Cô Băng cũng không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, giấy khám sức khỏe. Nguyên liệu, thực phẩm do tiệm tự chế biến từ nguồn nguyên liệu mua ở các cửa hàng nhỏ lẻ, không có hợp đồng mua nguyên liệu đầu vào.

Ông Nguyễn Hùng Long - phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) - yêu cầu ngành y tế Đồng Nai tập trung nguồn lực cứu chữa bệnh nhân nặng, đảm bảo tính mạng bệnh nhân. Đồng thời huy động y bác sĩ, bổ sung thuốc men điều trị cho hơn 300 bệnh nhân tại bệnh viện.

Ông Long yêu cầu khẩn trương điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ ngộ độc theo quy định, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng. Đình chỉ ngay các cơ sở nghi ngờ gây ngộ độc trên địa bàn...

Đồng thời hướng dẫn các cơ sở dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm việc quản lý nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm và vệ sinh trong các khâu chế biến.

Bất cập

Nói về thẩm quyền cấp phép, quản lý hiện nay, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết theo quy định, UBND quận, huyện, TP quản lý cơ sở có quy mô kinh doanh từ 50-200 suất ăn/lần phục vụ. Trạm y tế phường xã, thị trấn quản lý cơ sở kinh doanh dưới 50 suất ăn/lần phục vụ, kinh doanh thức ăn đường phố.

Tuy vậy, với các trường hợp bán cả ngàn ổ bánh mì (hoặc các món ăn khác)/ngày thì ai quản lý? Ông Nguyễn Văn Bình trả lời rằng tiệm bánh mì kinh doanh theo quy mô hộ gia đình nên phòng y tế quận, huyện cấp phép, quản lý.

Nếu là doanh nghiệp thì Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cấp phép. Đây là sự bất cập đang diễn ra ở nhiều nơi nên phải rà soát, kiến nghị điều chỉnh quản lý cho tốt hơn.

.....................
 
chặn thì chặn ngay từ trong trứng nước, từ nguồn cung cấp, bán buôn phải có giấy phép, chứng nhận atvstp các kiểu, vi phạm thì phạt nặng, dần nâng cao ý thức dân ngu cu đen.
 
ở xứ này đồ ăn ngoài ko phải nhà hàng chắc chỉ có những món nước sôi sùng sục mới đỡ rén:sad:
 
Hôm nọ có phóng sự chỗ làm đậu phụ làng mơ ichiban; thương hiệu Nhật bản, cơ sở lớn chuyên cấp cho các siêu thị mà thế nào làm vẫn bẩn nên cũng không hẳn do chuyện nhỏ lẻ và nghèo. Ý thức của đa phần mọi người về an toàn thực phẩm thấp; cần nhà nước lập ra tiêu chuẩn cho từng loại một rồi thường xuyên kiểm tra xử phạt mới thay đổi được.
 
XE8gxo0.png
dm làm cái xe bánh mì có bao nhiêu đâu , nguyên liệu ai cũng hám lợi thì chả thế . Mất bò mới lo làm chuồng
 
tôi cũng mới bị ngộ độc do bánh mì, mà rõ là ăn quán quen. ăn cả mấy năm trời k sao, sáng hôm qua ăn vào thì đầy bụng tiêu chảy, nôn thốc nôn tháo. sợ thật đấy, chắc do thời tiết là chủ yếu :nosebleed: :nosebleed: :nosebleed: giờ bảo dẹp cũng khó, món này vừa nhanh vừa tiện.
 
Nếu mà làm đủ các giấy tờ , nguồn cung cấp , nguyên liệu , vsattp thì nó đội giá lên nữa nhỉ ?
OG0lsXv.png


via theNEXTvoz for iPhone
Chứ còn gì nữa, nhưng thực ra giá khó mà tăng được nữa vì sức chi tiêu của người dân chỉ đến thế thôi, gian thương nó cũng bán max giá có thể rồi
 
Hướng dẫn người ta cách làm sao cho an toàn, thường xuyên kiểm tra. Người bán cũng muốn khách ăn không sao để người ta còn bán, người mua thì báo chỗ đó mất an toàn cũng không ai mua đâu.
 
Back
Top